Dấu chân hóa thạch của con người cổ xưa là cực kỳ hiếm có và rất ít thông tin chính xác về nó. Bằng cách nghiên cứu, xác định vóc dáng, văn hóa và khí hậu, những hóa thạch cổ đại cho phép các nhà khoa học "bước đi" trong những dấu chân của tổ tiên. Với mỗi một khám phá mới, chúng ta lại được biết thêm những câu chuyện, những bí ẩn được làm sáng tỏ trong lịch sử của nhân loại.
Năm 1976, nhà nhân chủng học Mary Leakey phát hiện ra những dấu chân người lâu đời nhất trên thế giới. Những dấu chân này được ép vào một lớp tro núi lửa ở Laetoli, Tanzania, chúng có niên đại 3,6 triệu năm. Các bản in được cho là của tộc người Australopithecus afarensis, một họ người cổ đại cũng có những hóa thạch được tìm thấy trong các lớp trầm tích tương tự. Sau đó, một vụ phun trào núi lửa đã giúp chôn cất và bảo quản các bản in này. Ban đầu, các dấu chân này vốn được cho là của một cặp đôi người cổ đại, và đến bây giờ đã được xác định là của bốn người khác nhau.
Những dấu chân này chính là một trong những ví dụ xuất hiện sớm nhất minh chứng cho một họ người đi thẳng trên hai chân, đánh dấu một bước nhảy vọt trong sự tiến hóa. Dấu chân của họ người Australopithecus afarensis giống người hiện đại hơn loài vượn. Tuy nhiên, bước chân của họ ngắn hơn, các chi của con người chỉ được bắt đầu phát triển khi có sự xuất hiện của tộc người Homo erectus.
Các bản in hiện đang được bảo quản và có thể sẽ được tái khai quật để nghiên cứu. Một bảo tàng trị giá 35 triệu $ đang được lên kế hoạch để xây dựng.
Dấu chân trên đảo Calvert ở British Columbia có thể là lâu đời nhất ở Bắc Mỹ. Trở về 13,200 năm trước đây, họ là ba cá thể được tin rằng đã trở thành một gia đình. Nếu những dấu chân này được chứng thực như kỳ vọng, bọn họ cũng sẽ là bằng chứng sớm nhất của người dân sống ở British Columbia. Tuy nhiên, việc điều tra hiện nay gặp nhiều khó khăn vì chúng ở trong một vùng gian triều, buộc lực lương các nhà khảo cổ học phải làm việc thật nhanh chóng.
Nhiều xét nghiệm cần phải được thực hiện trước khi các nhà nghiên cứu có thể xác định được độ cổ xưa của dấu chân. Tài liệu gần đây nhất chỉ khoảng được 2,000 năm tuổi. Tuy nhiên, các dấu chân đã được xác định độ tuổi bằng cacbon phóng xạ trước đó, thêm nhiều bằng chứng chắn chắn cho thấy người Bắc Mỹ định cư đầu tiên dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Các chuyện gia tin rằng con người đã đi chuyển từ phía Nam một động băng đá đến phía Đông của dãy núi Rocky. Hiện vẫn còn những câu hỏi bỏ ngỏ về dấu chân và tộc người nào đã để lại nó.
Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu tìm thấy dấu chân người ở bên cạnh hồ Turkana của Kenya có niên đại khoảng 1,5 triệu năm. Dấu chân này được cho là của tộc người Homo erectus và có khoảng cách rất xa so với người hiện đại. 22 bản in giải phẫu hiện đại, với những mái vòm, gót chân tròn, và ngón chân lớn đều cùng một kích cỡ với nhau. Homo erectus được tin là họ người đầu tiên sở hữu đôi chân dài và cánh tay ngắn, thích nghi cho những hoạt động thẳng đứng hơn là leo trèo.
Những dấu vết để lại cho thấy những sự hợp tác của các cá thể nam, giống như là một bữa tiệc săn mồi vậy. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu dấu vết động vật khác trong khu vực và xác định rằng hầu hết đều ở vùng đồng cỏ giáp với hồ. Động vật ăn cỏ di chuyển theo một đường thẳng từ cỏ đến hồ nước, trong khi con người di chuyển giống các động vật ăn thịt dọc theo bờ. Trong các hồ sơ nghiên cứu được ghi lại của khảo cổ học, đã chỉ ra được sự bùng nổ của các công cụ bằng đá và công cụ bằng xương đánh dấu mốc phát triển tiếp theo của tộc người Homo erectus. Rất có thể họ người cổ đại này ăn thịt nhiều hơn so với người hiện đại.
Năm 2003, một phụ nữ thổ dân tìm thấy những dấu chân cổ nhất ở Úc. Nằm giữa các cồn cát của khu vực hồ Willandra, các dấu chân được xác định có niên đại khoảng 20.000 năm trước. Đó là những bộ sưu tập lớn nhất thớ giới về dấu chân của kỷ nguyên Pleistocene với gần 700 dấu chân. Những dấu chân có chi tiết đáng chú ý đó là những vết bùn ở các kẽ ngón chân. Thổ dân người Pintupi ở trung tâm nước Úc đã được gọi đến để điều tra. Họ nhìn thấy những dấu vết ở ngón chân người đàn ông mà các chuyên gia đã bỏ lỡ. Quá trình theo dõi cũng chỉ ra rằng những trạng thái xung quanh nơi người đàn ông đứng giống như những nét vẽ nguệch ngoạc được viết bởi một đứa trẻ. Một thợ săn được cho là đã phải chạy 37 km mỗi giờ, nhanh như chạy nước rút Olympic, phần nào cho thấy một cuộc đấu tranh dữ dội để tồn tại trong vùng đất cổ xưa này.
Hai bộ dấu chân 5,000 năm tuổi trên đảo Lolland ở Đan Mạch cho thấy cách người cổ đại sống sót dọc theo biển và cách họ xử lý với sức mạnh hủy diệt của nó. Các dấu chân cho thấy cuộc đấu tranh của hai ngư dân đồ đá chống lại biển vì nó có nguy cơ dâng nước lũ đe dọa an toàn của họ, nó cho thấy họ đã sử dụng đến cát và các ngư cụ của họ để ngăn phần lũ này. Các ngư cụ gồm thiết bị chuyển mạch mỏng bằng gỗ phỉ lơ lửng giữa hai gậy lớn hơn. Họ tiếp tục làm những đường liên tiếp như thế để chế thành một cái lưới bắt cá. Những dấu chân cho thấy rằng các ngư dân đã buộc phải lội vào vùng biển băng giá của biển Baltic để cố gắng tiếp kiệm bẫy của họ khỏi những cơn lũ. Trong thời gian các dấu chân được tạo ra, mực nước biển Baltic đã tăng đáng kể từ các dòng sông băng tan chảy của Bắc Âu. Một bộ sưu tập hộp sọ của động vật cho thấy các ngư dân đã cúng tế cho thần trong khu vực. Có lẽ nó chỉ là một nỗ lực tuyệt vọng để giữ được vùng biển tại đó?
Vào năm 2015, một đội xây dựng khai quật được dấu chân cổ đại ở xung quanh Tuscon (là một thành phố thuộc tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ). Có niên đại vào khoảng giữa 2,500 và 3,500 năm trước. Các dấu chân này cung cấp một hình ảnh chân thực về sự giải quyết vấn đề của tộc người Hohokam trong quá trình chuyển đổi giữa việc thu lượm và trồng trọt. Những dấu chân này thuộc về một người đàn ông, một phụ nữ, trẻ em, và một con chó. Họ đứng trong một khoảnh đất mềm đã được tưới nước, sau đó, những dấu chân này được in sâu vào trong đất và bị vùi lấp cùng những trầm tích khác. Các dấu chân đã được tạo ra trong thời gian mở và đóng cửa đập một hệ thống thuỷ lợi.
Những cuộc tranh cãi nảy lửa về việc liệu tưới tiêu nông nghiệp là một kỹ thuật cây nhà lá vườn của tộc người Hohokam hay đã được phát triển ở Trung Mỹ từ trước. Một số thậm chí còn suy đoán rằng, đây là thời điểm cho thấy một sự di cư ra khỏi Mexico. Những người khác lại không đồng ý, họ chỉ rằng rằng không có bằng chứng lâu đời nào nói về nông nghiệp thủy lợi ở Trung Mỹ. Hơn nữa, những tiến bộ văn hóa và công nghệ khác xảy ra đồng thời tại Mexico và Arizona. Một giả thuyết khả thi nhất chính là đã có những sự trao đổi văn hóa giữa hai khu vực.
Trên sườn phía Tây của ngọn núi lửa Roccamonfina, một đô thị ở tỉnh Caserta trong vùng Campania miền Nam nước Ý, người ta tìm thấy một "The Devil’s Trails" (nôm na là đường mòn của quỷ). Những dấu chân cổ xưa này xuất hiện trong một dòng chảy nham thạch có niên đại trong khoảng giữa 385.000 và 325.000 năm trước. Những người này giống như là đứng tranh giành trên một dòng nham thạch. Họ không chỉ để lại dấu chân mà thỉnh thoảng còn để lại cả dấu vân tay trong khi đu xuống dốc.
Không ai có được những giả thuyết chắc chắn về việc tộc người cổ nào đã để lại những dấu chân này, nhưng hầu hết những dấu hiệu cho thấy đây có thể là tộc người Homo erectus hay Homo heidelbergensis. Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra là những người cổ này đang trốn chạy khỏi sự phun trào từ ngọn núi lửa. Những mẫu khoáng sản có trong những dấu chân này, cụ thể là lượng chì từ trong miệng núi lửa đã củng cố cho giả thuyết trên.
Người cao nhất trong ba người bọn họ có thể lên đến 150cm. Homo heidelbergensis được xem là một họ người lớn, có thể cao trên 180cm và nặng đến 90kg. Một số những đề xuất này phản ánh một trường hợp dị hình lưỡng tính (sự khác biệt hình dạng lớn giữa giống đực và giống cái trong cùng một loại động hoặc thực vật), trong đó nữ giới nhỏ hơn nam giới một cách đáng kể!
Trong khoảng vùng bóng tối của một ngọn núi lửa Tanzania mà người Maasai gọi là "Mountain Of God" (núi của Chúa), các nhà nghiên cứu đã khai quật được một kho tàng dấu chân xưa. 400 dấu chân có niên đại khoảng 19.000 năm trước đây và có sự tập trung đông đúc nhất từng được tìm thấy. Một số dấu chân cho thấy họ đang chạy, một số khác thì bị gãy mất ngón chân. Những dấu chân còn lại chỉ ra rằng các bà mẹ đi cạnh những đứa trẻ. Đây là một khu vực có rất nhiều dấu chân và được mệnh danh là “dancehall” (vũ trường).
Niên đại của những dấu chân này là những thử thách đối với các nhà nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu ban đầu nghĩ rằng, những dấu chân này được tạo ra sau khi núi lửa Ol Doinyo Lengai phun trào, lớp tro bụi còn sót lại trong khi mưa xuống đã giúp họ lưu giữ nó. Điều đó cũng có nghĩa rằng lớp tro và những dấu chân này đã được 120.000 năm tuổi. Sau đó, họ nhận ra rằng lớp tro bụi này đã được hình thành thông qua chỗ khác của dòng nước. Vì vậy, nhiệm vụ của họ bây giờ phải đặt tinh thể trong bùn để xác định niên đại của các dấu chân.
Vào năm 2014, trên một bãi biển Anh, các nhà khoa học tình cờ gặp những dấu chân người lâu đời nhất bên ngoài châu Phi. Các dấu chân này đã có 850.000 năm tuổi, lâu đời hơn khoảng nửa triệu năm tuổi so với dấu chân đã được tìm thấy ở Châu Âu trước đây. Dấu vết của 49 người tổng hợp ở các độ tuổi khác nhau đã đi về hướng Nam, dọc theo những gì mà người ta cho rằng đã từng là cửa sông Thames.
Một cơn bão đã tăng cường tiếp xúc với bề mặt của các dấu chân, trải qua vài tuần bị bào mòn bởi những con sóng, những dấu chân này dần dần được in vào bề mặt của đá. Hoàn toàn trùng khớp với suy đoán rằng dấu chân của những người này cho thấy họ đang di cư đến một chỗ khác cách đây 180m.
Các chuyên gia tin rằng, dấu chân này được tạo ra bởi tộc người Homo antecessor hay Pioneer Man. Tại thời điểm này, Anh đã được nối với đất liền châu Âu và đối mặt với những sự khắc nghiệt, như khí hậu vùng Scandinavia (là khái niệm chỉ một phần hay toàn bộ vùng Bắc Âu). Điều này đặt ra câu hỏi về quần áo, chỗ ở và việc kiểm soát ngọn lửa của tộc người Homo antecessor. Những dấu chân này đã thay đổi hình ảnh về sự di cư của nhân loại ra khỏi châu Phi. Các chuyên gia hiện nay tin rằng những cổ nhân này có thể đã xâm chiếm nước Anh không dưới mười lần.
Dấu chân tìm thấy vào năm 1997, trên một đoạn đường vắng ở bờ biển phía Tây của Nam Phi là dấu chân lâu đời nhất được biết đến của tộc Homo sapiens. Nó đưa chúng ta trở lại với 117.000 năm trước đây và đã được mệnh danh là "Footprints of Eve". Tất cả mọi thứ về các dấu chân đều giống như phiên bản hiện đại. Điều duy nhất có thể làm cho chúng ta cảm thấy ngạc nhiên là người tạo ra các dấu chân này có tầm vóc khá nhỏ bé so với tiêu chuẩn hiện đại, khoảng 140cm. Mặc dù có tầm vóc nhỏ bé, nhưng cô gái này được cho là một người trưởng thành hoàn toàn. Nó cũng chỉ ra được rằng cô gái này đang mang trên mình một thứ khá nặng, có thể là một con vật hoặc thậm chí là một đứa trẻ.
Hầu hết người hiện đại đều có nguồn gốc từ một nhóm nhỏ của người châu Phi trong khoảng giữa của 100.000 đến 300.000 năm trước. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã suy đoán rằng có một loại gen eve - một người phụ nữ là nguồn gốc nguyên thủy của các người mẹ. Tuy nhiên, đối với những người đang nghiên cứu về dấu chân này thì việc xác định có phải là một loại gen Eve hay không vẫn là một việc thực sự khó khăn.