Đối với học sinh tiểu học, để học tốt dạng toán: giải toán có lời văn đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng thành thạo, biết áp dụng và vận dụng linh hoạt kiến thức vào từng bài toán cụ thể. Sau đây là 5 bước chung để giải tốt các bài toán dành cho học sinh.
Bước 2: Tóm tắt đề
Sau khi đã hiểu được bài toán từ bước 1, học sinh tiến hành tóm tắt bài toán. Khi tóm tắt bài toán yêu cầu đủ dữ kiện: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì nhưng phải ngắn gọn, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, chỉ tập trung vào số liệu và yêu cầu của đề bài. Mỗi dạng toán khác nhau có cách tóm tắt khác nhau. Có thể tóm tắt bài toán bằng lời, bằng hình vẽ, bằng sơ đồ, kí hiệu,... hoặc kết hợp các yếu tố trên sao cho thật ngắn gọn, rõ ràng thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Nếu học sinh tóm tắt đúng thì coi như đã hiểu bài.
Bước 7: Giải bài toán và thử lại kết quả
Dựa vào sự phân tích của bước 3, học sinh tiến hành giải toán. Ở bước này, học sinh lần lượt viết lời giải và các phép tính để tìm ra đáp số cần tìm. Lưu ý lời giải phải có đầy đủ thông tin, chính xác, không viết bằng kí hiệu và viết tắt. Phép tính phải rõ ràng, không làm gộp quá nhiều bước và phải ghi đúng đơn vị. Sau khi ra đáp số, học sinh viết lại kết quả theo đúng yêu cầu. Bên cạnh đó, học sinh cần thử lại kết quả xem có đúng với yêu cầu đề bài hay không.
Bước 1: Đọc kĩ đề
Đọc kĩ đề là bước đầu tiên rất quan trọng. Để giải đúng một bài toán học sinh cần đọc thật kĩ đề bài. Đọc kĩ đề bài để xác định bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, sau đó áp vào dạng toán cụ thể. Thực tế cho thấy rất nhiều học sinh giải toán sai không phải vì bài toán quá khó mà nguyên nhân là do học sinh mới đọc đề bài 1 lần đã vội vàng giải ngay. Có trường hợp học sinh đọc nhầm số dẫn đến giải toán sai.
Bước 5: Nêu câu hỏi gợi mở
Đối với những bài toán có lời văn giáo viên cần nêu câu hỏi gợi mở để học sinh nhận biết trong bài toán có lời văn đâu là lời văn có chứa yếu tố toán học, đâu là lời văn không chứa yếu tố toán học. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh nắm chắc nội dung bài toán. Sau khi hiểu nội dung bài toán, học sinh biết gạt bỏ những yếu tố phi toán học để nhận ra cốt lõi (nhân) của bài toán để tóm tắt bài toán dưới những hình thức thích hợp.
Lưu ý phân tích rõ cho học sinh xác định căn cứ để lập lời giải:
- Căn cứ vào câu hỏi của bài toán.
- Căn cứ vào kế hoạch giải bài toán đã lập.
Bước 6: Lập lời giải và phép tính
Giúp lập lời giải và phép tính là nội dung quan trọng nhất trong quy trình giải toán. Chỉ có nhận thức đầy đủ các bước tiếp đó học sinh mới thực hiện tốt việc lập lời giải và phép tính. Giáo viên cần định hướng cho học sinh mỗi lời giải và phép tính là một bước đi tuần tự hợp lý của việc thực hiện kế hoạch giải bài toán.
Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải
Để tìm ra cách giải của bài toán, thông thường chúng ta sử dụng phương pháp hỏi ngược từ cuối lên. Thành phần nào chưa biết thì phải đi tìm, dựa vào dữ kiện nào, sử dụng phép tính gì,...
Bước 8: Đặt các đề toán mới tương tự các đề toán đã giải
Để ren lyện kĩ cho thuần thục cho học sinh, gióa viên có thể đặt ra các đề toán mới tương tự các đề toán đã giải bằng các cách sau:
- Thay số liệu bài toán
- Thay đổi các đối tượng bài toán
- Thay đổi cả đối tượng lẫn số liệu
- Thay đổi các từ chỉ quan hệ trong bài toán
- Tăng số đối tượng trong bài toán
- Thay câu hỏi đã cho bằng nột câu hỏi khó hơn.
Bước 4: Khai thác bài toán
Bước này thường dành cho học sinh khá giỏi. Sau khi giải xong bài toán, học sinh có thể suy nghĩ tìm ra cách giải khác cho bài toán hoặc lời giải khác. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đúng yêu cầu, đúng đáp số. Đặc biệt, học sinh có thể từ bài toán này phát triển thành các bài toán khác nhau và nêu ra phương hướng giải quyết, có thể ẩn đi 1 thành phần, thêm bước tìm thành phần bị ẩn đi đó,...