Trong thời đại ngày nay, không chỉ có giới trẻ mới là những "con nghiện" mạng xã hội, mà còn là các bậc phụ huynh cũng được "trẻ hóa" và "nghiện mạng xã hội" theo con cái. Đương nhiên, ai cũng biết việc quá lạm dụng mạng xã hội là không tốt, nhưng chưa phải ai cũng biết cách sử dụng chúng hợp lí. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn về vấn đề này.
Sử dụng đồng hồ báo thức
Đừng tưởng đồng hồ báo thức không hề liên quan tới việc cai nghiện mạng xã hội nhé. Thứ nhất, đồng hồ báo thức tránh chúng ta dùng điện thoại để báo thức và ngay sau đó dán luôn mắt vào điện thoại, thường nhất thì là các trang mạng xã hội hàng giờ liền. Tuy chúng ta đầu tiên tự nhủ chỉ đáo qua đáo lại vài phút thôi, nhưng thực tế lại khác, chúng ta đã lên, nhất là đối với những con nghiện, sẽ không chỉ vài phút, mà có thể là vài giờ nếu rảnh rỗi.
Thứ hai, đặt đồng hồ báo thức giúp ta thiết lập thời gian online cụ thể. Ví dụ như khi ta đang mê mải trên Facebook, Twitter hay Instagram, Youtube,... mà quên mất cả thời gian, quên luôn cả thế giới xung quanh, thì đồng hồ báo thức sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đó là đánh thức chúng ta khỏi mê muội, và khiến ta phải đứng dậy theo thời gian định trước.
Lưu ý: Hãy để đồng hồ báo thức càng xa chỗ bạn ngồi càng tốt, tránh việc để bên cạnh tắt đi rồi ngồi lướt tiếp. Và đương nhiên, không thể có tư tưởng ra tắt rồi chạy vào lướt tiếp hoặc vừa đi tắt vừa lướt điện thoại - cái này cần ý thức tự giác cao.
Cài đặt lại các thiết lập của mạng xã hội
Khi ta muốn giảm tình trạng quá lạm dụng các trang mạng xã hội, thì việc thiết đặt lại chúng cũng là một trong những điều rất quan trọng.
Bạn tuyệt đối không để Facebook, Instagram, Twitter, Youtube,... trong trạng thái luôn đăng nhập. Dù điều này rất tiện cho bạn, không tốn công đăng nhập mỗi lần online, nhưng nó lại có hại trong "sự nghiệp" cai nghiện của bạn, vì khi ta đăng nhập, mọi thông báo liên quan trên mạng xã hội sẽ hiện ra bất cứ lúc nào, và điều đó chỉ càng làm bạn thêm lạm dụng chúng thôi.
Nếu bạn không muốn đăng nhập đi đăng nhập lại nhiều lần và đăng xuất, bạn có thể cho phép Tắt thông báo trong mỗi phần cài đặt mà mỗi trang mạng xã hội đều có. Hoặc ta cũng có thể cài đặt các phần mềm quản lý thời gian sử dụng mạng hoặc quản lý mật khẩu dài cho các trang mạng xã hội.
Thư giãn thường xuyên khi online
Nghĩ đến những điều khác khi muốn sử dụng mạng xã hội
Bất cứ lúc nào muốn “click” vào biểu tượng ứng dụng mạng xã hội, bạn hãy đứng dậy và đi đâu đó, hoặc bạn có thể đứng dậy và pha cho mình một cốc cà phê. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân tán sự chú ý của mình bằng cách tham gia một vài hoạt động thể dục thể thao, hay chuyển hướng sự quan tâm của mình đến những thứ bổ ích cho chuyên ngành của bạn. Đây là cách cực kỳ hiệu quả trong việc giúp bạn cai nghiên mạng xã hội đấy!
Khóa các tài khoản mạng xã hội
Đây sẽ là biện pháp cuối cùng của cuối cùng nếu bạn không thể cai "nghiện" các mạng xã hội bằng tất cả các cách trên. Và đương nhiên, để thực hiện cách này thì đòi hỏi bạn phải có quyết tâm lớn cũng như dứt khoát với việc cắt đứt với mạng xã hội. Và phải khóa vĩnh viễn, rồi rời xa một thời gian, đi làm việc khác, trong tương lai nếu quá cần thì mới trở lại dùng. Tuyệt đối không khóa tạm thời, rất dễ ngứa tay ngứa chân lại rơi vào thói quen xấu.
Lưu ý: Trước khi khóa các tài khoản mạng xã hội, hãy thông báo vài điều để bạn bè và người thân có thể biết.
Tự thưởng cho mình khi đạt được mục tiêu đề ra
Hãy tự thưởng cho bản thân mình khi bạn không lạm dụng mạng xã hội nữa, ví dụ như tự mua cho mình một gói snack, hay một bữa ăn ngon, còn nếu không, hãy làm một điều mà bạn thích. Nhưng tuyệt đối không tự thưởng cho mình bằng một lần online thoải mái đâu nhé.
Hành động "tự thưởng" này giúp ta có thêm động lực cũng như hứng khởi để bỏ mạng xã hội. Ngoài ra, nó cũng làm ta có thêm phấn khởi, giảm sự chán nản khi cai Facebook, Twitter,...
Cắt đứt mạng xã hội vào ngày cuối tuần
Tập thể dục
Tìm ra mục đích chính đáng để online
Sử dụng thẻ nhắc nhở
Sử dụng thẻ nhắc nhở về chứng nghiện mạng xã hội và kiên quyết ngưng sử dụng chúng với tần suất lớn có thể là cách vô cùng hiệu quả để giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội. Bạn hãy sử dụng miếng dán nhắc nhở hoặc thẻ số và viết lời nhắn cho bản thân, sau đó hãy dán chúng ở những nơi dễ nhìn thấy, chẳng hạn như ở trên bàn, bàn đặt máy tính, kệ bếp,… Hoặc thậm chí, bạn có thể cân nhắc đến việc đặt chúng trong túi áo mỗi khi ra ngoài. Bạn nên viết những thông điệp mang tính răn đe mạnh mẽ như:
“Sử dụng Facebook quá nhiều khiến mình gặp nhiều người độc hại!”
“Lướt Youtube quá nhiều làm da mình xấu đi!”
Lập thời gian biểu mới
Khi cảm thấy việc sử dụng mạng xã hội của bận làm mất quá nhiều thời gian, bạn có thể loại bỏ vấn đề này bằng cách lấp đầy thời gian biểu của mình bằng các hoạt động thay thế khác. Việc làm này chắc chắn sẽ giúp bạn phá vỡ các thói quen sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Chẳng hạn, bạn có thể lập thời khóa biểu mới và thay thế những giờ đồng hồ lướt mạng xã hội bằng các hoạt động như dọn dẹp nhà cửa, đọc sách,… bởi vì mọi người đều cố gắng hoàn thành những việc mà mình đã viết ra.
Tìm ra những điều thú vị hơn mạng xã hội
Việc tìm ra những điều thú vị, hấp dẫn bạn ở ngoài đời thực hơn trên các trang mạng xã hội là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn quên đi mạng xã hội kia, mà còn làm bạn hòa mình trong thực tế, tìm được nhiều ý nghĩa của sống hơn. Ngoài ra, những điều này còn khiến bạn yêu đời, tránh trường hợp chán chán buồn buồn lại mò lên Facebook, Instagram, Twitter,...
Một vài gợi ý thay thế ví dụ như:
- Đọc sách
- Làm đồ handmade, DIY
- Chụp ảnh
- Nhảy múa hát hò
- Nấu ăn và ăn
Liệt kê ra những cái hại khi online
Liệt kê ra những mặt hại khi quá lạm dụng mạng xã hội thì sẽ giúp nhiều cho tâm lý chúng ta. Cụ thể đầu tiên sẽ là lo sợ vì những tác hại của việc dùng nhiều mạng xã hội tới chúng ta. Sau đó tự khắc, theo tâm lý, nếu chúng ta dùng quá nhiều, ta sẽ cảm thấy tội lỗi, và lâu dần, sẽ có một ngày ta thực sự sẽ bỏ được mạng xã hội.
Những điều hại khi ta lạm dụng mạng xã hội quá như sau:
- Ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe: nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch cũng như về các cơ vận động cũng cao hơn
- Nguy cơ bị trầm cảm cao
- Học tập, làm việc xuống dốc
- Lãng phí thời gian
- Cô đơn hơn
Bỏ like các page yêu thích
Bước này là bước đầu tiên, có lẽ bạn sẽ hơi "đau lòng" khi phải tự tay mình bỏ like các page hay ho, thú vị. Nhưng hãy nghĩ về tầm xa hơn, điều này sẽ giúp bạn bỏ thói quen xấu. Ngoài ra, bạn chỉ nên làm bước này ở giai đoạn đầu, chưa nghiện quá nặng, và đây là cách cai nghiện từ từ, không dứt khoát nên nó giúp bạn vẫn liên hệ được với bạn bè.
Thêm vào đó, hãy like các page hoặc theo dõi người bạn không thích, hay nó khiến bạn bực mình. Cách này cũng rất hiệu quả nếu bạn có ý định từ bỏ mạng xã hội.
Tránh xa máy tính, điện thoại
Gỡ các ứng dụng mạng xã hội
Những ứng dụng mạng xã hội được thiết kế vô cùng thuận tiện để người dùng dễ dàng truy cập vào mọi lúc mọi nơi. Và chúng cũng cho phép người dùng vào mạng xã hội kiểm tra ngay lập tức mỗi khi có bất kỳ thông báo nào dù cho nó có quan trọng hay không quan trọng.
Tuy rằng việc xóa bỏ các ứng dụng mạng xã hội có vẻ như không hiệu quả, bởi vì bạn vẫn có thể truy cập chúng bằng các thiết bị điện tử khác, nhưng chắc chắn rằng việc làm đó sẽ giúp tần suất mà bạn sử dụng mạng xã hội giảm rõ rệt. Cách này đã được nhiều người thử qua và hầu như họ không còn truy cập mạng xã hội thường xuyên mỗi ngày như trước nữa.
Hành động thực tế, không quá sống ảo
Thường thì trên các trang mạng xã hội, chúng sẽ thông báo cho người dùng biết sẽ có sự kiện như sinh nhật, kỉ niệm ngày gì đó,... của bạn bè hoặc người theo dõi. Lúc ấy, ta sẽ chỉ chúc mừng trên đó, điều này thì có vẻ sẽ rất lạnh nhạt hoặc xa cách hơn trong các mối quan hệ. Bởi vậy nên hãy nhấc điện thoại lên, gọi trực tiếp cho người đó nếu mối quan hệ thân thiết.
Ngoài ra, đừng đăng quá nhiều ảnh hoặc thông tin về bản thân mình trên đó cũng như chỉ trò chuyện trên mạng và ít nói ngoài đời. Hãy giao tiếp thực tế nhiều lên, đừng chỉ hành động ảo trên mạng xã hội.
Điều này rất quan trọng để ta không quá phụ thuộc vào các trang mạng xã hội cũng như trở thành "con nghiện" của chúng.