Top 7 Cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả nhất nên biết

Bệnh gút (thống phong) là bệnh đau nhức và sưng khớp thường gặp ở nam giới từ 45 – 60 tuổi. Bệnh xảy ra khi hàm lượng axit uric máu tăng lên, gây tích tụ muối urat tại khớp và làm bùng phát cơn đau nhức. Còn theo y học cổ truyền, bệnh thống phong thuộc chứng tý, khởi phát do phong, thấp và hàn, ảnh hưởng đến công nặng của Tỳ, Thận và Can. Từ đó khiến đàm trọc ách trở, khí huyết ứ trệ và sinh ra bệnh. Do xem căn nguyên của bệnh gút là do phong, hàn và thấp nên dân gian thường tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có tính ấm, tác dụng chỉ thống (giảm đau), tán hàn và hoạt huyết để kiểm soát bệnh. Cùng toplist tìm hiểu một số cách chữa bệnh gout hiệu quả nhất tại nhà nhé.

Dùng lá vối trị gout

Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi có ghi, lá vối và các bộ phận của cây vối như nụ vối,… hoàn toàn lành tính và không gây độc đối với cơ thể người. Chính vì vậy, người xưa thường sử dụng loại cây dân dã này để nấu nước uống, giúp chữa đau viêm đại tràng, tiêu chảy và làm mát cơ thể. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh gút.


Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng (Hội các ngành sinh học Việt Nam) cho hay, lá vối được xem là cứu tinh của người bệnh gút. Không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà chúng còn có tác dụng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, đồng thời giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Ngoài ra, trong lá vối có rất ít tanin và chứa nhiều tinh dầu có mùi thơm dễ chịu có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe và bệnh. Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Minh của phòng Đông y thực nghiệm Viện nghiên cứu Đông y đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng sinh của lá và nụ vối vào năm 1968 đã phát hiện, các hoạt chất chứa trong thảo mộc tự nhiên này có tác dụng trên một số loại vi trùng Gram âm. Chính vì vậy, lá vối và nụ vối có tác dụng kháng sinh, có thể giúp giảm viêm và sưng ở những bệnh nhân mắc bệnh gút.


Cách chữa bệnh gút bằng lá vối

Bài thuốc trị bệnh gút bằng lá vối không còn quá xa lạ với người bệnh. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Người bệnh sử dụng một nắm lá vối tươi hoặc khô đem rửa sạch rồi vò nát
  • Sau đó cho vào ấm nước, đổ nước vào và đun sôi
  • Người bệnh có thể uống nước lá vối ấm hoặc lạnh đều được. Thường xuyên sử dụng nước lá vối chữa bệnh gút mỗi ngày không chỉ giúp tiêu tích mà còn làm tan các chất uric và giúp đào thải chúng ra ngoài, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Ngoài cách dùng lá vối trị gout này, bệnh nhân có thể sử dụng nụ cây vối đem rửa sạch và hãm với nước nóng rồi uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian ngắn sẽ giúp bệnh chuyển biến tích cực hơn, tình trạng đau nhức, sưng tấy ở các khớp có dấu hiệu thuyên giảm dần.

Bài thuốc trị bệnh gút bằng lá vối
Bài thuốc trị bệnh gút bằng lá vối

Cách chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa

Trầu là cây thường xanh, thân leo, sống quanh năm, lá hình tim mặt bóng thường được sử dụng để ăn với cau và vôi. Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu với các nhóm hoạt chất như Chavicol, Chavibetol, Estragol, Eugenol… Có tác dụng như chất chống viêm khớp, giảm đau thần kinh và phục hồi các hư tổn ở khớp. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm nhanh lượng axit thừa, tăng hiệu quả làm việc của các cơ vòng dạ dày. Đối với người bệnh gút, lá trầu có tác dụng hỗ trợ cân bằng chuyển hóa axit uric, tăng cường đào thải các tinh thể urat ra ngoài cơ thể và xoa dịu các tổn thương. Do đó, khi sử dụng lá trầu người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm đáng kể.

Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên, thường được sử dụng để cân bằng chuyển hóa và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Không chỉ vậy, nó còn làm tăng HDL, một chất có khả năng hỗ trợ dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch máu. Trong thành phần của nước dừa còn chứa nhiều dưỡng chất và các thành phần tương tự như huyết tương máu người rất tốt cho tim mạch. Nước dừa còn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng virus và khử độc tốt.

Khi sử dụng với lá trầu, nước dừa đóng vai trò như một chất hòa tan phối hợp trị liệu. Có tác dụng giúp các hoạt chất có trong lá trầu được tiết ra ngoài một cách nhanh chóng.


Cách chữa bệnh gút bằng lá trầu không và nước dừa


Có thể thấy, chữa bệnh gút bằng lá trầu không và nước dừa là một biện pháp có cơ sở. Bạn có thể áp dụng phương pháp này như sau:

  • Nguyên liệu:
  1. 100g lá trầu tươi vừa tới, không quá non hoặc quá già;
  2. 1 trái dừa xiêm tươi, chưa khui vỏ.
  • Cách thực hiện
  1. Lá trầu tươi rửa sạch, tráng qua với muối rồi thái nhỏ thành sợi hoặc xay nhuyễn;
  2. Việc xay nhuyễn hay giã nát sẽ giúp lượng tinh dầu được tiết ra nhiều và dễ hòa tan vào nước dừa hơn;
  3. Dừa cắt vát nắp rồi cho lá trầu không vào ngâm trong 30 phút;
  4. Chắt nước ra ly, bỏ bã, uống một mạch trước khi ăn sáng;
  5. Thực hiện 1 lần/ngày, uống liên tục 1 tháng liền để thấy kết quả.

Các bài thuốc nam bao giờ cũng chậm mang lại hiệu quả, cần kết hợp điều trị với Tây y theo chỉ định của bác sĩ. Đó cũng là lý do mà có người kiên trì áp dụng từ 3 – 4 tuần đã thấy hiệu quả. Trong khi đó nhiều người dù đã thử dùng từ 1 – 2 tháng vẫn không thấy bệnh có chuyển biến gì. Hơn nữa, ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn ít đạm, hạn chế thịt cá, các loại rau tăng trưởng nhanh. Đồng thời, đừng quên ăn nhiều rau xanh, bổ sung nguồn đạm thay thế tốt và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Cách chữa bệnh gút bằng lá trầu không và nước dừa
Cách chữa bệnh gút bằng lá trầu không và nước dừa

Cách chữa bệnh gút bằng lá lốt

Trong đó phương pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến là chữa bệnh gút bằng lá lốt. Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm, tác dụng trừ phong hàn, làm ấm khớp, kiện gân cốt. Vì vậy dùng dược liệu này có thể giảm cơn đau nhức do bệnh gout gây ra. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng các hợp chất thực vật trong lá lốt có khả năng kích thích tiêu hóa, hạn chế tình trạng rối loạn chuyển hóa và hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.


Thực hiện 3 cách chữa bệnh gút bằng lá lốt ngay tại nhà

Bài thuốc uống từ lá lốt: Bài thuốc uống từ lá lốt có tác dụng điều hòa nồng độ axit uric trong máu, kiểm soát hiện tượng sưng viêm ở khớp và ngăn ngừa cơn đau bùng phát.

  • Bài thuốc 1:
  1. Chuẩn bị: 5 – 10g lá lốt phơi khô hoặc dùng 15 – 30g lá lốt tươi.
  2. Thực hiện: Đem sắc với 2 chén nước, còn lại ½ chén và uống sau khi dùng bữa tối. Thực hiện bài thuốc liên tục trong 10 ngày.
  • Bài thuốc 2:
  1. Chuẩn bị: Cỏ xước tươi, rễ bưởi bung, lá lốt và vòi voi mỗi thứ 30g.
  2. Thực hiện: Đem các dược liệu cắt nhỏ, sau đó sao vàng rồi sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày, thực hiện bài thuốc liên tục trong 1 tuần.

Bài thuốc ngâm: Các bài thuốc uống từ lá lốt cần thực hiện trong thời gian dài mới phát huy tác dụng. Do đó để giảm nhanh cơn đau và các triệu chứng do bệnh gout gây ra, bạn có thể phối hợp với bài thuốc ngâm.

  • Bài thuốc 1:
  1. Chuẩn bị: 30g lá lốt tươi và 1 ít muối.
  2. Thực hiện: Đem nấu với 1.5 – 2 lít nước, sau đó đổ ra thau và để nguội. Thêm muối vào và ngâm chân/ tay trong 10 phút. Áp dụng liên tục trong 7 – 10 ngày có thể giảm nhanh.
  • Bài thuốc 2:
  1. Chuẩn bị: 15g lá lốt và 15g lá trầu không.
  2. Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch và nấu với 1.5 – 2 lít nước. Đổ nước ra thau cho nguội bớt và dùng nước ngâm chân.

Món ăn từ lá lốt hỗ trợ điều trị gút: Bên cạnh việc thực hiện các bài thuốc ngâm và uống từ lá lốt, bạn nên bổ sung một số món ăn để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát bệnh gút.

Khi chế biến món ăn, nên phối hợp lá lốt với các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp như cá, thịt trắng, cà, rau xanh, trái cây,… Bên cạnh đó, nên hạn chế dầu mỡ và gia vị trong chế độ dinh dưỡng. Các chuyên gia cho biết, ăn quá nhiều gia vị có thể gây áp lực lên thận và giảm lượng axit uric được đào thải. Từ đó làm tăng hàm lượng axit uric tích trữ trong máu và kích thích các triệu chứng của bệnh gout bùng phát mạnh hơn.

Trong đó phương pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến là chữa bệnh gút bằng lá lốt
Trong đó phương pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến là chữa bệnh gút bằng lá lốt

Dùng Lá Sa Kê Trị Bệnh Gút

Lá sa kê có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, giúp làm lành các triệu chứng viêm sưng do bệnh gút gây ra. Sử dụng lá sa kê điều trị bệnh gút là phương pháp đang được rất nhiều người quan tâm, sử dụng và đã mang lại hiệu quả. Lá sa kê có tác dụng đào thải các acid uric qua đường thận, làm giảm các triệu chứng của bệnh gút. Đồng thời, tăng khả năng kháng viêm, chống lại các cơn viêm khớp gút, giảm đau rất tốt. Bạn có thể sử dụng lá sa kê để điều trị gút theo hướng dẫn dưới đây:


Điều trị bệnh gút bằng cách sử dụng lá sa kê tươi

  • Nguyên liệu: 4 – 5 lá sa kê tươi
  • Cách thực hiện:
  1. Lấy lá sa kê đem rửa sạch, thái nhỏ
  2. Đun sôi 2 lít nước, cho lá sa kê đun thêm 10 phút thì tắt bếp
  3. Lọc lấy nước lá sake để uống mỗi ngày thay nước lọc
  4. Sử dụng sau một tháng nên đi xét nghiệm để kiểm tra hiệu quả

Điều trị bệnh gút bằng lá sa kê, dưa chuột và cỏ xước

  • Nguyên liệu:
  1. Lá sa kê già còn tươi
  2. 100 gram dưa chuột
  3. 50 gram cỏ xước khô
  • Cách thực hiện:
  1. Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, bằm nhỏ
  2. Cho tất cả vào nồi, đun sôi với 1 lít nước
  3. Lọc lấy phần nước, sử dụng như uống trà
  4. Kiên trì thực hiện để có thể mang lại hiệu quả

Điều trị bệnh gút bằng lá sa kê, đậu bắp và lá ổi non

  • Nguyên liệu:
  1. 3 lá sa kê
  2. 100 gram đậu bắp
  3. 30 gram lá ổi non
  • Cách thực hiện:
  1. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên thái nhỏ
  2. Cho tất cả vào nồi, đun nhỏ lửa với 1,5 lít nước
  3. Đến khi còn khoảng 700 – 800ml nước thì tắt bếp
  4. Lọc lấy phần nước, sử dụng để uống hàng ngày
  5. Thực hiện liên tục trong 1 tháng, các dấu hiệu của bệnh sẽ dần chuyển biến tốt.

Trên đây là cách sử dụng lá sa kê điều trị bệnh gút bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả ở những trường hợp bệnh nhẹ, mới phát triển. Những trường hợp bệnh chuyển biến nặng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị tích cực.

Sử dụng lá sa kê điều trị bệnh gút
Sử dụng lá sa kê điều trị bệnh gút

Cách chữa bệnh gút bằng đậu xanh

Điều trị bệnh gút bằng đậu xanh là phương pháp an toàn, hiệu quả được ông bà xưa áp dụng và lưu truyền đến ngày nay. Bên trong đậu xanh có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh gút rất tốt.


Cách sử dụng đậu xanh điều trị bệnh gút: Người bệnh có thể sử dụng đậu xanh để chế biến thành các món cháo, cạnh, hay là sữa để sử dụng, vừa tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng điều trị bệnh. Theo chuyên gia, vỏ đậu xanh là thành phần có tác dụng chính trong việc giải độc, để có thể nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên sử dụng cả phần vỏ.


Điều trị bệnh gút bằng canh đậu xanh

  • Nguyên liệu: 150 gram đậu xanh cả vỏ
  • Cách thực hiện:
  1. Đậu xanh đem rửa sạch, ngâm khoảng 1 tiếng
  2. Sau đó cho vào nồi, ninh nhừ với lượng nước vừa phải
  3. Đến khi đậu mềm thì tắt bếp, không nêm nếm gia vị
  • Cách sử dụng:
  1. Chia thành 2 lần, sử dụng chén đầu thay cho bữa ăn sáng, chén còn lại có thể sử dụng vào trưa hoặc tối.
  2. Duy trì thực hiện trong khoảng 30 ngày, tình trạng của bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều trị bệnh gút bằng nước đậu xanh rang: Nước đậu xanh rang có hương vị thơm, rất dễ sử dụng, tác dụng điều hòa thân nhiệt, tăng khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết, làm giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gút gây ra.

  • Nguyên liệu:
  1. 1 nắm đậu xanh
  2. 2 lít nước
  • Cách thực hiện:
  1. Đem đậu xanh rửa sạch
  2. Rang khô đậu trên chảo đến khi hơi vàng và dậy mùi
  3. Đem nước nấu sôi với 2 lít nước
  • Cách sử dụng:
  1. Dùng nước đậu xanh rang uống mỗi ngày thay nước lọc
  2. Có thể sử dụng bã đậu xanh để ăn trực tiếp

Điều trị bệnh gút bằng cháo đậu xanh

  • Nguyên liệu:
  1. 100 gram đậu xanh cả vỏ
  2. 1 nắm gạo
  • Cách thực hiện:
  1. Đậu xanh đem rửa sạch, gạo vo với nước để loại bỏ bụi bẩn
  2. Cho hai nguyên liệu trên vào nồi, ninh ngừ
  3. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
  • Cách sử dụng:
  1. Ăn 2 bát cháo đậu xanh mỗi ngày vào buổi sáng và chiều
  2. Duy trì thực hiện trong 30 ngày để mang lại hiệu quả tốt
Điều trị bệnh gút bằng đậu xanh
Điều trị bệnh gút bằng đậu xanh

Cách chữa bệnh gút bằng cua đồng

Theo Đông y, cua đồng có tính hàn và vị mặn, hơi có độc có tác dụng sinh phòng liền gân nối xương và giúp trị nhiệt tà. Bên cạnh đó, chúng còn có công dụng hỗ trợ điều trị các tình trạng bệnh như: Giải độc; Thông kinh mạch giúp ngăn ngừa cục máu đông; Điều trị phong nhiệt; Trừ mụn lở và bổ khí. Ngoài ra, theo một số tài liệu cổ xưa của Danh y Tuệ Tĩnh có ghi chép, các hoạt chất chứa trong cua đồng có tác dụng tống đẩy các chất cặn bả lắng đọng trong cơ thể ra ngoài. Chính vì vậy, loại nguyên liệu dân dã này thường được lựa chọn như vị thuốc chữa bệnh gút, giúp làm giảm acid uric trong máu, ngăn ngừa viêm tiến triển.


Hướng dẫn cách chữa bệnh gout bằng cua đồng ngâm rượu gạo


  • Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
  1. Sử dụng một con cua đồng đem rửa sạch và cho vào tô sạch để khoảng 1 – 2 tiếng để cua tiết dịch nhớt ra và bùn đất ra ngoài và rửa lại bằng nước sạch
  2. Rượu gạo 30 – 45 độ C (1 lít) đem pha với nước theo tỷ lệ 1 rượu và 5 nước
  3. Sau đó cho cua đồng vào bình thủy tinh và đổ ngập dung dịch rượu gạo đã pha
  4. Dùng muỗng chèn vào mai cua để tiết dịch hòa trộn vào rượu làm tăng tác dụng chữa trị
  5. Sau khoảng 15 phút ngâm, dùng miếng vải lọc đã được vệ sinh sạch lọc lấy nước thuốc để loại bỏ bùn đất còn sót lại
  • Cách dùng: Bệnh nhân nên dùng thuốc theo liều lượng và thời gian sau đây để bài thuốc mang lại kết quả điều trị cao:
  1. Tuần đầu tiên: Mỗi ngày uống 1 lần, uống liên tục trong 7 ngày
  2. Tuần tiếp theo: Cách 3 ngày uống 1 lần
  3. Tuần thứ 3: Cách 1 tuần uống 1 lần
  4. Tuần thứ 4: Cách 1 tháng uống 1 lần
  5. Tuần thứ 5, 6: Cách 3 tháng hoặc 6 tháng uống 1 lần

Khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh gout bằng cua đồng, người bệnh nên lưu ý những điểm sau: Có rất nhiều loại cua đồng nhưng chỉ có loại cua có hai càng to và tám chân mới có thể ăn được. Do đó, để tránh ngộ độc, người bệnh không nên chọn cua bốn hoặc sáu chân. Bên cạnh đó, tuyệt đối không chọn những con chân có khoang, đầu lưng có chấm ao hoặc bụng dưới có lông. Người bị dị ứng với cua hoặc có hệ tiêu hóa kém không nên sử dụng cua đồng để chữa bệnh gút, tránh trường hợp bài thuốc này gây tác dụng phụ dẫn đến tiêu chảy, mẩn ngứa và nổi mề đay

Cách chữa bệnh gút bằng cua đồng
Cách chữa bệnh gút bằng cua đồng

Lá tía tô chữa bệnh gút

Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm đi vào 3 kinh Tâm, Phế và Tỳ, có tác dụng trị cảm mạo, thương hàn, chữa đau nhức do bệnh gút gây nên. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu Y học hiện đại cũng chỉ rõ, lá tía tô có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút nhờ hai hoạt chất có trong trong vị thuốc tự nhiên này như (Z,E)-2-(3,5-dihydroxyphenyl) ethenyl ester [II] của 3-(3,4-dihydrophenyl)-2-propenoic acid và (Z,E)-2-(3,4-dihydroxyphenyl) ethenyl ester[I]. Các chất này có khả năng ức chế enzyme Xanthine oxidase (XO) – một loại enzyme thúc đẩy và gây hình thành acid uric trong máu, khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Từ đó giúp giữ nồng độ acid uric trong máu ở mức thấp nhất. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Hiệp Hội Dược phẩm Nhật Bản đăng tải trên tạp chí “Bản tin Sinh học và Dược phẩm” (Biological and Pharmaceutical Bulletin) cũng cho biết, hoạt chất Luteolin có trong lá tía tô cũng có tác dụng giúp giảm đau nhức và sưng tấy, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn. Hơn nữa, dịch chiết từ lá tía tô có công dụng kích thích bài tiết ở tuyến mồ hôi và lợi tiểu, thúc đẩy quá trình tống xuất acid uric tồn dư trong máu ra ngoài dễ dành và nhanh hơn. Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này, lá tía tô được xem là phát hiện mới trong điều trị bệnh gút, giúp giảm viêm, giảm đau và sưng tấy do bệnh gây ra.


Hướng dẫn 4 cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô


Để cải thiện tình trạng đau nhức sưng tấy, đồng thời ngăn ngừa bệnh gút tái phát, người bệnh có thể dùng lá tía tô chữa bệnh gút bằng các cách sau đây:

Ngâm chân nước lá tía tô chữa bệnh gút: Đây cũng được xem là một trong những biện pháp giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, đồng thời đẩy lùi tình trạng co cứng, khó cử động ở các khớp.

  • Cách thực hiện sau đây:
  1. Bệnh nhân sử dụng 100 gram lá tía tô sắc với nước
  2. Sau đó lọc lây nước thuốc pha thêm nước hoặc chờ nước hạ dần xuống nhiệt độ thích hợp thì ngâm chân
  3. Người bệnh nên ngâm chân nước lá tía tô 2 – 3 lần mỗi tuần nhằm giúp xoa dịu và đẩy lùi tình trạng đau nhức, co cứng ở vị trí khớp bị bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm chân, bệnh nhân cũng chú ý nước ngâm không được nóng quá tránh gây bỏng hoặc làm thương tổn đến dây thần kinh cảm giác dưới da. Bên cạnh đó chỉ nên ngâm chân khoảng 15 – 30 phút, tốt nhất không ngâm lâu khiến máu dồn về chân gây thiếu máu lên não dẫn đến tình trạng choáng váng.

Uống nước lá tía tô chữa bệnh gút

  • Cách làm:
  1. Sử dụng 6 – 12 gram lá tía tô đem rửa sạch và thái nhỏ
  2. Sau đó sắc với nước rồi lọc lấy nước thuốc và uống
  3. Để nước lá tía tô phát huy tác dụng giảm đau, giảm sưng và tăng cường khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, bệnh nhân nên kiên trì sử dụng nước thuốc mỗi ngày. Tốt nhất nên uống liên tục trong vòng 2 – 3 tuần để cảm nhận được kết quả tốt trong quá trình điều trị.

Đắp lá tía tô chữa bệnh gút

  1. Người bệnh cũng có thể điều trị bệnh gút, làm giảm nhanh triệu chứng đau do bệnh gây ra bằng cách đắp lá tía tô. Cách làm rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một nắm lá tía tô đem rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó đắp lên vị trí khớp vị đau, viêm sưng khoảng 15 phút. Cảm giác đau nhức sẽ được đẩy lùi nếu người bệnh áp dụng cách làm này đều đặn và thường xuyên.
  2. Ngoài ra, để làm tăng tác dụng và tính hiệu quả của bài thuốc, bên cạnh việc dùng lá tía tô đơn thuần, người bệnh cũng có thể kết hợp chúng với các loại thảo dược tự nhiên khác. Bệnh nhân có thể giã chung lá lốt với muối và đắp lên khớp viêm. Kiên trì sử dụng mỗi ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Ăn lá tía tô chữa bệnh gút:

Bên cạnh các bài thuốc đắp và uống, ăn lá tía tô mỗi ngày cũng là cách hay giúp kiểm soát và khắc phục triệu chứng bệnh gút ngay tại nhà hiệu quả. Cách làm này không cho giúp tăng khẩu vị mà còn hỗ trợ cơ thể hấp thu dưỡng chất tối đa. Người bệnh chỉ cần nhai sống 5 – 7 cành lá tía tô mỗi ngày hoặc cũng có thể dùng kèm trong các bữa cơm hàng ngày.

Lá tía tô có tác dụng giữ hàm lượng acid uric trong máu thấp nhất
Lá tía tô có tác dụng giữ hàm lượng acid uric trong máu thấp nhất

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?