Những người bị mắc một số bệnh liên quan đến rối loạn tiền đình, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa hay thiếu máu não hoặc phụ nữ mang thai thường có triệu chứng điển hình là các cơn buồn nôn. Ngoài sử dụng các loại thuốc đặc trị thì dùng các biện pháp dân gian tự nhiên cũng được khá nhiều người tin tưởng và sử dụng vì độ an toàn, lành tính. Hôm nay Toplist sẽ giới thiệu đến bạn đọc 10 mẹo trị buồn nôn hiệu quả mà không tốn kém lại dễ thực hiện.
Nước
Nước được biết đến là thần dược của sức khỏe. Khi bạn có cảm chóng mặt hoặc khó chịu bạn nên uống một cốc nước lọc tinh khiết để làm mát cơ thể, giúp dạ dày ổn định và giúp loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Nước sẽ giúp bạn tránh những cơn đau đầu thường đi kèm với buồn nôn. Hãy uống từng ngụm nhỏ cho đến khi bạn cảm thấy cơ thể thoải mái và có thể uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước sẽ làm tình hình trở nên tệ hơn. Do đó, bạn nên uống vừa phải và uống nhiều lần trong ngày.
Trên thực tế, giữ nước là điều cực kỳ quan trọng giúp cở thể chống lại cảm giác buồn nôn. Uống nước hoặc nước ép hoa quả từng ít một trong cả ngày có thể giúp bạn hết triệu chứng nôn. Dùng ống hút để nhấp nước hơn là uống ừng ực bạn nhé. Nước là lựa chọn tốt nhất, nhưng các loại nước hoa quả như nước táo cũng có tác dụng với sức khỏe bạn. Nước soda không gas, nhất là bia gừng không gas cũng có thể giúp ổn định dạ dày đang đảo lộn. Nếu bị nôn, bạn hãy uống một loại nước có chứa glucose, muối và potassium để bù vào các chất khoáng có thể đã mất đi. Tránh các thức uống có caffeine và cồn. Vậy nên để loại bỏ hết cảm giác buồn nôn bạn nên uống mỗi giờ một cốc nước. Đặc biệt bạn ưu tiên nước đá vì nước lạnh sẽ nhanh chóng xua tan đi tình trạng nhức đầu, hoặc chóng mặt và giúp tinh thần cảm thấy thoải mái, dễ chịu và tỉnh táo hơn rất nhiều.
Tập Yoga
Các bài tập Yoga rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những ai thường xuyên thấy mệt mỏi, buồn nôn và khó chịu trong người. Bạn nên áp dụng các bài tập yoga nhẹ nhàng có lợi cho việc hít thở sâu. Yoga sẽ giúp bạn xua tan đi những căng thẳng của đầu óc và các cơ quan nội tạng. Tập yoga khiến không khí được đều đặn đưa vào cơ thể từ đó sẽ giúp chúng ta quên đi những cơn buồn nôn mệt mỏi một cách nhanh chóng.
Đôi khi cảm giác buồn nôn là do sự khó chịu ở lưng và cổ gây ra. Việc kéo giãn nhẹ nhàng có thể làm nhẹ cơn đau ở cổ và gáy, đồng thời giúp giảm cảm giác buồn nôn. Để kéo giãn phần lưng phía trên, bạn hãy làm động tác cúi xuống trong tư thế ngồi chân xếp bằng. Ngồi xếp bằng trên sàn và gập người xuống phía trước. Ngừng lại khi phần trên cơ thể tạo thành góc 45 độ so với chân. Đặt hai cánh tay lên chiếc ghế trước mặt. Nếu cơ thể mềm dẻo hơn, bạn có thể gập người cho đến khi trán chạm xuống sàn trước mặt trong khi tay giang ra hai bên. Để kéo giãn cổ, bạn ngồi vào chiếc ghế tựa. Thả lỏng vai và đặt tay lên đùi. Nghiêng đầu qua một bên vai và giữ yên trong 15- 30 giây. Giữ thấp vai còn lại. Hít một hơi sâu và đưa đầu về giữa. Lặp lại động tác này từ 2- 4 lần cho mỗi bên. Một tư thế yoga chống buồn nôn hữu hiệu khác là giơ hai chân lên cao tựa vào tường. Nằm trên thảm tập yoga hoặc thảm trải sàn sát tường. Dựa phần xương và mông vào tường và giơ chân lên tường. Giữ ở tư thế này ít nhất 5 phút hoặc trong 40- 50 lần hít thở. Tư thế này sẽ làm dịu bớt cơn buồn nôn và giảm áp lực hoặc căng thẳng trong cơ thể.
Chanh
Quả chanh có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Vỏ quả vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh. Chanh tác dụng thanh nhiệt, thông khí, tiêu đờm, tiêu thực, chữa cảm sốt, nhức đầu, ho có đờm... Ăn chanh giúp cải thiện vấn đề hôi miệng. Bạn có thể sử dụng nước chanh súc miệng vì chanh có tính axit cao, tiêu diệt vi khuẩn và không gây dị ứng. Uống nước chanh giúp cơ thể sản xuất nhiều nước bọt, hạn chế khả năng sản sinh của vi khuẩn đồng thời làm sạch các chất trắng trên lưỡi và loại bỏ thức ăn còn sót trong miệng. Bạn bị buồn nôn do ăn phải thức ăn lạ, thức ăn thiu hay đơn giản là nôn khan do người mệt mỏi, chỉ cần một ly nước ấm pha chanh tươi và muối là có thể vượt qua khổ ải này. Chanh tươi sẽ làm dịu vấn đề kích thích đang xảy ra ở dạ dày, giúp thần kinh bạn tỉnh táo hơn từ đó cơn buồn nôn cũng dần biến mất.
Ngoài ra, vitamin C cùng các khoáng chất có trong quả chanh chính là liều thuốc tự nhiên chống nôn mửa rất khá hiệu quả. Mùi chua của quả chanh sẽ lấn át hết những mùi khó chịu gây ra hiện tượng buồn nôn. Chanh là một nguyên liệu rất quen thuộc và luôn có sẵn trong nhà bếp của mỗi gia đình. Để chữa chứng đầy bụng buồn nôn khó chịu sau khi ăn, bạn chỉ cần một quả chanh, cách làm đơn giản như sau: Bạn lấy quả chanh cắt làm đôi và lấy nước cốt chanh, cho thêm một muỗng gừng thái nhỏ, một muỗng mật ong nguyên chất, một chút nước nóng rồi khuấy đều và uống ngay sau đó. Chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy những triệu chứng bệnh thuyên giảm hẳn. Vì thế khi có cảm giác buồn nôn bạn hãy cắt một vài lát chanh mỏng và ăn chung với muối hoặc pha nước chanh cùng với mật ong để uống. Ngoài ra bạn cũng có thể ngửi tinh dầu chanh nhằm xua tan đi mọi cảm giác khó chịu và buồn nôn. Tuy nhiên bạn hạn chế uống nước chanh nóng do lượng axit có trong nước chanh hoạt động mạnh hơn ở nhiệt độ cao và có thể hòa tan men răng làm răng ngả màu, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
Đi dạo
Theo Brightside, các nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp cơ thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, giảm nguy cơ bệnh Alzheimer, giảm căng thẳng thần kinh. Bạn chỉ cần bỏ ra 15-30 phút đi bộ mỗi ngày sẽ cải thiện sức khỏe rất tốt. Ngoài ra, đi bộ cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở người bị rối loạn trầm cảm. Khi bạn có cảm giác xuống tinh thần hoặc kiệt sức, một chuyến đi dạo vui vẻ với bạn bè hoặc người thân yêu sẽ mang lại hiệu ứng hạnh phúc và cải thiện tâm trạng. Dù bạn thường ăn nhẹ và lành mạnh vào buổi tối và sau 8- 9h cũng không có thêm bữa ăn đêm nào nhưng vẫn có thể khiến cho hệ tiêu hóa bị yếu đi. Thức ăn cũng khó tiêu, chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Theo một nghiên cứu về hoạt động sau khi ăn tối cho thấy: Chỉ cần dành ra mỗi ngày 30’ đi bộ sau ăn, thì hệ tiêu hóa sẽ làm việc tốt hơn. Thức ăn cũng tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
Đây cũng là một trong những tác dụng của việc đi bộ buổi tối mà chúng tôi muốn đề cập đến. Ngoài ra do không khí bên ngoài ô nhiễm, bẩn cũng là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với các cơn buồn nôn và khó chịu trong người khiến tinh thần uể oải, xuống dốc. Những lúc này bạn hãy đi ra ngoài và hít thở không khí trong lành, một không gian thoáng đãng, mới mẻ cũng là cách hiệu quả để đưa bạn đi qua các con buồn nôn khó chịu trong người. Hãy chọn cho mình nơi có nhiều cây xanh, tránh nơi đông người để tinh thần thoải mái, sảng khoái nhé.
Gừng
Gừng là một loại thảo mộc lâu năm có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Gừng thường được gọi là một loại rễ, nhưng nó thực sự là một thân ngầm được gọi là thân rễ. Là một loại gia vị, việc sử dụng gừng có từ 4000 năm trước. Các tính chất dược liệu của gừng được phát hiện khoảng 2000 năm trước. Thư viện Y khoa Quốc gia đã tuyên bố rằng: Rễ gừng được sử dụng trên toàn thế giới để điều trị buồn nôn, chán ăn và nôn mửa, đặc biệt là sau phẫu thuật. Nó cũng có hiệu quả trong điều trị buồn nôn do điều trị ung thư, đau bụng, đầy bụng, đầy hơi, say tàu xe và ốm nghén. Trong củ gừng tươi chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Chính nhờ vị cay đặc trưng mà gừng giúp chúng ta giảm đi cảm giác buồn nôn do bị say tàu xe hoặc do ốm nghén. Cảm giác buồn nôn, có hoặc kèm theo nôn mửa trong những tháng đầu thai nghén thường xuất hiện ở khoảng 60% đến 80% phụ nữ. Có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc chống nôn, dùng vitamin B6, châm cứu… và một số thảo dược như gừng, hương phụ. Thử nghiệm có đối chứng và so sánh cho thấy: Dùng gừng với liều 250mg bột khô, 4 lần một ngày đã làm giảm một cách đáng kể những cơn buồn nôn, nôn mửa so với người dùng thuốc làm từ đường lactose (placebo). Vutyvanich và cộng sự cũng cho thấy tác dụng chống nôn và nôn mửa rất rõ ràng và nhanh của gừng trên 70 phụ nữ ở 17 tuần đầu của thai kỳ.
Gừng (Zingiber Offcinale) còn gọi là khương, sinh khương hoặc can khương, đã được sử dụng có hiệu quả để chữa các chứng nôn nao và nôn mửa sau phẫu thuật hoặc gây mê. Bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị liệu cũng như say sóng, say tàu xe đều sử dụng gừng có hiệu quả trong việc chống nôn. Gừng giúp củng cố hệ tiêu hóa và hạn chế lượng axit được tiết ra trong da dày, từ đó hạn chế tình trạng nôn mửa. Nếu có cảm giác buồn nôn, bạn hãy cắt một vài lát gừng tươi thật mỏng cho vào miệng nhai thật kỹ rồi từ từ nuốt vào bụng. Để gừng đi vào dạ dày dễ dàng hơn bạn nên uống một chút nước. Ngoài ra bạn có thể dùng cách nấu gừng với 1 chén nước trong khoảng thời gian 10 phút, sau đó lọc bã và pha với một chút mật ong để uống.
Bánh quy
Những lúc bị buồn nôn hoặc chóng mặt bạn nên tìm đến các món ăn vặt (tiêu biểu là bánh quy) để quên đi cảm giác khó chịu trong người. Trong bánh quy có chứa rất nhiều carbohydrate và năng lượng. Hàm lượng calo của bánh quy phụ thuộc vào thành phần của chúng và đặc biệt là loại bột để làm bánh. Trung bình, 100 g sản phẩm chứa từ 410 đến 470 Kcal. Trung bình, một người trong độ tuổi từ 18 đến 45 nên tiêu thụ từ 2500 (đối với nữ) và 3000 Kcal (đối với nam) mỗi ngày. Do đó, sau khi ăn một gói bánh quy nhỏ, một người có thể bổ sung lượng năng lượng cung cấp khoảng 20- 25% so với chỉ tiêu hàng ngày. Bạn có thể nhai bánh quy hoặc bánh mì để hạn chế cảm giác buồn nôn vì chúng có nhiều chất tinh bột giúp hấp thụ axít trong dạ dày. Bên cạnh đó, vị nhạt của các loại bánh cũng giúp rất nhiều khi bị buồn nôn. Bạn không nên ăn những món ăn chiên nướng, nhiều dầu mỡ, thức ăn ngọt vì những món ăn này sẽ làm bạn cảm thấy tệ hơn.
Khi ăn, bạn nên nhai từ từ, chậm rãi để dạ dày có thể tiêu hóa dễ dàng. Nếu được, bạn hãy để một ít bánh quy gần mình để ăn trước khi rời giường vào buổi sáng. Như vậy, bạn sẽ giảm được cảm giác buồn nôn do một nguyên nhân nào đó. Ngoài ra bánh quy lại có tác dụng thấm nước nên sẽ hấp thụ hết lượng axit dư thừa có trong dạ dày từ đó loại bỏ cảm giác buồn nôn một cách nhanh chóng bạn nhé.
Giấm táo
Giấm táo được biết đến là loại thần dược đối với sức khỏe và làm đẹp. Ngoài ra, giấm táo cũng có thể sử dụng làm loại thuốc chống lại cảm giác buồn nôn của cơ thể rất hiệu quả. Nếu bạn không dị ứng với mùi giấm rượu táo thì chúng sẽ đem lại rất nhiều công dụng cho bạn. Đặc biệt nó trị chứng buồn nôn rất hiệu quả. Bạn có thể thêm giấm rượu táo vào trà hoặc kết hợp với một số loại nước uống khác cùng mật ong đều cân bằng cở thể cho bạn.
Với hàm lượng Magie, phốt pho, kali, chất khoáng cao, giấm táo còn chứa hàm lượng axit acetic tự nhiên giúp phá vỡ chất béo, ngăn hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, khắc phục chứng khó tiêu, chướng bụng và cảm giác buồn nôn. Bạn chỉ cần dùng 2- 3 thìa dấm táo hòa với một cốc nước ấm, sau đó khuấy đều, triệu chứng trên sẽ thuyên giảm. Vậy mỗi khi bạn khó chịu hãy uống một chút giấm táo để cơ thể cảm thấy khỏe mạnh hơn nhé.
Ngủ ngắn
Giấc ngủ giữ một phần quan trọng trong chất lượng cuộc sống của chúng ta. 1/3 thời gian của cuộc đời chúng ta chỉ dành để… ngủ. Bởi lẽ trong khi ta ngủ, mọi cơ quan trong cơ thể sẽ được thư giãn để tái tạo lại năng lượng sống. Cơ thể bạn sau một ngày hoạt động rất cần được nghỉ ngơi và nạp năng lượng để có thể tiếp tục hoạt động. Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Trong khi ngủ, trái tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn… Chính vì vậy bạn cần phải có một giấc ngủ sâu, đầy đủ và không bị ảnh hưởng nhiều từ những tác động bên ngoài.
Như vậy giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và thiết yếu trong việc giúp con người hồi phục sức khoẻ và cân bằng nhịp độ sinh học của cơ thể. Con người cần có một giấc ngủ tốt, bởi đó là điều kiện cần thiết để duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức như: Phát biểu, ghi nhớ, tư duy sáng tạo và linh hoạt. Bên cạnh những cách trên thì việc nghỉ ngơi thư giãn cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng quên đi cảm giác khó chịu. Khi mệt mỏi, buồn nôn hãy chìm vào một giấc ngủ sâu khoảng 15- 30 phút và kết hợp với nghe các bản nhạc nhẹ nhàng để giảm thiểu tối đa các căng thẳng bạn nhé.
Chuối
Chuối là một loại trái cây bổ dưỡng và có công dụng trong chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Đặc biệt chuối có công dụng làm xua tan đi cảm giác ợ chua hay buồn nôn được rất nhiều người biết đến. Nếu cảm thấy buồn nôn hoặc đã nôn, bạn hãy ăn một trái chuối. Chuối có tác dụng đẩy các chất hóa học gây buồn nôn ra khỏi cơ thể. Chuối cũng bổ sung thêm lượng kali mà cơ thể mất đi sau khi nôn. Bên cạnh đó, chuối cũng giúp giảm tiêu chảy. Các bác sĩ cũng khuyên rằng chuối là một trong những loại thức ăn mà bạn nên ăn đầu tiên sau khi nôn.
Khi mức năng lượng trong cơ thể bị sụt giảm, bạn có thể có cảm giác buồn nôn. Trong trường hợp này, bạn có thể ăn chuối. Vì chuối có thể cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể, giúp giảm cảm giác buồn nôn. Bạn có biết rằng trong một quả chuối cung cấp cho chúng ta tới 15% lượng vitamin C cần thiết trong một ngày. Vitamin C sẽ giúp cơ thể chống chọi lại với nhiều loại bệnh nguy hiểm, không chỉ vậy còn giúp bảo vệ mạch máu, sản xuất collagen kết nối với các cơ, xương và các mô khác trong cơ thể. Một quả chuối chỉ khoảng 105 calo nhưng lại chứa tới 12% chất xơ, chất xơ là một thành phần quan trọng cho sức khỏe đường tiêu hóa, giảm được nguy cơ bệnh tim và thậm chí là một số loại ung thư. Mặt khác, chất xơ cũng là chất giúp duy trì vóc dáng và giảm cân. Bởi lẽ chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm lượng calorie tiêu thụ ở trong một thời gian dài. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả chuối sẽ giúp cơ thể đào thải các chất gây hại ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, ăn chuối còn cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào từ đó trung hòa axit và đẩy lùi cơn choáng váng khi bị đau dạ dày.
Bạc hà
Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như: Chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích… Bạc hà là một loại cây thân thảo sống lâu năm thuộc họ Hoa Môi, tên khoa học là Mentha arvensis Lin. Cây có thân và cành hình vuông, xốp, dáng thẳng đứng hoặc đôi khi bò lan trên mặt đất. Cây cao nhất có thể phát triển chiều dài từ 50- 60 cm. Lá bạc hà hình bầu dục, đầu nhọn, xung quanh mép lá có hình răng cưa. Khi đưa lên mũi ngửi lá cây bạc hà thường có mùi thơm hắc, vị cay và tê nhẹ. Thông tin từ Trung tâm Y tế Đại học Maryland (UMM) cho thấy các hoạt chất trong bạc hà có khả năng xoa dịu cơ bụng và làm tăng tốc độ lưu thông của dịch mật. Điều này cho phép thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, cải thiện các triệu chứng cho người bị khó tiêu. Tuy nhiên, những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được khuyến cáo không nên sử dụng thảo dược này. Nguyên nhân là do bạc hà có thể khiến các cơ thắt thực quản dưới bị kích thích, từ đó đẩy bệnh GERD phát triển trầm trọng hơn.
Bạc hà là nguyên liệu được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như chế biến thức ăn, dùng để chữa bệnh cho tới việc làm đẹp. Dân gian cũng thường sử dụng bạc hà để xua tan đi cảm giác buồn nôn khó chịu. Buồn nôn và ói mửa là một trong những tác dụng phụ mà hầu hết bệnh nhân được hóa trị phải đối mặt. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Ecancermedicalscience cho thấy việc hít tinh dầu bạc hà có thể giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng khó chịu này. Người ta thường sử dụng tinh dầu bạc hà để điều trị hội chứng ruột kích thích và chứng đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra bạc hà còn có tác dụng làm dịu và gây tê rất hiệu quả. Những lúc bị khó chịu hãy sử dụng bạc hà để làm giản cơ bụng, kích thích sự hoạt động nhu động ruột giúp thức ăn di chuyển và được tiêu hóa một cách dễ dàng hơn. Khi buồn nôn hãy rửa sạch và nhai sống lá bạc hà hoặc thấm tinh dầu bạc hà vào một chiếc khăn tay để ngửi bạn nhé.