Top 10 Cách giữ ấm tốt nhất cho trẻ em các mẹ nên biết

Khi thời tiết chuyển sang giai đoạn trở lạnh, nhiệt độ thấp cùng với mưa ẩm ướt khiến sức đề kháng của trẻ không tốt. Toplist hôm nay sẽ bày cho mẹ những cách giúp trẻ giữ ấm tốt nhất trong mùa đông buốt giá.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều kiện tiên quyết giúp trẻ duy trì sự khỏe mạnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt. Vào thời điểm này trong năm, hệ miễn dịch của trẻ thường bị suy yếu do điều kiện thời tiết, vì vậy cha mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, tỏi, gừng, rau chân vịt, hải sản giáp xác, sữa chua và các loại trái cây thuộc chi cam chanh (bưởi, cam, quýt, chanh, cam canh).


Ngoài ra, các mẹ cũng cần đa dạng hóa các bữa ăn của trẻ, đảm bảo cơ thể trẻ nhận được đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết để vượt qua thời tiết lạnh giá của mùa đông.

Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ
Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ

Nhiệt độ phòng phù hợp

Để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào hoặc gió lùa trực tiếp từ cửa sổ. Giữ phòng ở nhiệt độ phù hợp cũng là yếu tố giúp bé giữ gìn sức khỏe và ngủ ngon. Bạn có thể sử dụng máy sưởi trong phòng ngủ của bé để giữ ấm phòng khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Tuy nhiên, cần lắp đặt thiết bị nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ phòng sao cho phù hợp, tránh để nhiệt độ quá ấm. Đồng thời, các thiết bị máy sưởi cần được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn khi sử dụng.


Cũng cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một thau nước nhỏ đặt trong phòng giúp không khí dễ chịu hơn.

Giữ nhiệt độ trong phòng phù hợp
Giữ nhiệt độ trong phòng phù hợp

Quần áo ấm áp nhưng thoải mái

Nhiều bà mẹ đã chọn cách đóng kín cho con bằng việc mặc quần áo thật dày, kín trước khi đi ngủ. Nhưng trên thực tế đây là cách giữ ấm không khoa học. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược và bé dễ viêm phổi. Ở một mức độ nào đó, ủ ấm quá mức còn khiến trẻ bị đột tử.


Mẹ cần chọn quần áo ngủ cho con sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt ở mức độ tốt nhất. Đồ ngủ của bé không nên dày, bí quá và nên chọn các trang phục bằng sợi tự nhiên, mềm, giúp da “thở” được như chất liệu cotton,… Những bộ áo liền quần hay đồ body sẽ là chọn lựa ưu tiên cho ngày đông vì có thể đề phòng việc bé bị hở bụng. Cũng tránh đồ ngủ có ruy-băng, dây buộc, đính chuỗi hạt hoặc những chi tiết trang trí khác vì nó có thể gây nguy hiểm cho bé.

Quần áo ấm áp nhưng thoải mái
Quần áo ấm áp nhưng thoải mái

Giữ ấm cho bé khi ngủ

Vào mùa đông, chăn bông dày, chăn lông cừu là những vật dụng giữ ấm đặc biệt hữu ích với giấc ngủ của người trưởng thành, nhưng với trẻ nhỏ, chúng tiềm ẩn nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Đó là bởi tấm chăn, đệm quá dày có thể cản trở sự hô hấp của trẻ trong lúc ngủ. Trong trường hợp này, túi ngủ giữ nhiệt nên là lựa chọn của các bậc phụ huynh. Nếu bắt buộc phải sử dụng chăn để giữ ấm, chăn nên được cài xung quanh cũi và thảm, che đến ngang ngực trẻ để đảm bảo mặt trẻ không bị che phủ khi ngủ.

Giữ ấm cho bé khi ngủ
Giữ ấm cho bé khi ngủ

Kiểm tra sự ổn định thân nhiệt của trẻ

Mẹ cần đảm bảo con mình không bị lạnh hay bị nóng quá mức bằng cách thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ, đặc biệt là vào ban đêm khi chúng đang ngủ. Nếu sờ lưng thấy trẻ ra nhiều mồ hơi, có nhiều hơi nóng hoặc tóc bị ướt, bạn nên cởi bớt chăn hoặc quần áo. Ngược lại, nếu sờ bụng của trẻ mà thấy lạnh thì phải đắp thêm chăn vào.


Không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.

Kiểm soát thân nhiệt ổn định cho bé
Kiểm soát thân nhiệt ổn định cho bé

Mặc quần áo theo lớp

Mặc cho trẻ nhiều lớp quần áo mỏng thay vì ít lớp quần áo dày. Một quy tắc cơ bản là cha mẹ nên mặc cho trẻ nhiều hơn một lớp so với người lớn trong cùng một điều kiện thời tiết. Nên lựa chọn cho trẻ những món đồ quần áo co giãn tốt và dễ cởi để có thể linh hoạt điều chỉnh số lớp áo hợp lý.


Tuy nhiên, các mẹ cần thường xuyên kiểm tra mồ hôi ở lưng trẻ để đảm bảo số lớp quần áo là vừa đủ, để mồ hôi không toát ra và thấm ngược lại lưng trẻ.

Mặc quần áo theo lớp cho trẻ
Mặc quần áo theo lớp cho trẻ

Chú ý đến việc cấp nước cho trẻ

Mất nước là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ. Vì vậy, việc liên tục cấp nước cho trẻ là lưu ý quan trọng không kém để trẻ luôn khỏe mạnh ngay cả trong thời tiết rét kỷ lục. Các mẹ cần tạo cho trẻ thói quen luôn mang theo bình nước bên người và khuyến khích trẻ luôn uống nước sau mỗi bữa ăn cũng như sau khi tham gia các hoạt động thể chất.


Thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách thêm vào nước của trẻ vị rau, vị trái cây. Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và rau củ có hàm lượng nước cao, như cần tây, dưa hấu, dưa chuột, v.v… trong cả bữa ăn chính và bữa phụ. Cho trẻ uống nước ấm, thay vì nước lạnh.

Cho trẻ uống nước đầy đủ
Cho trẻ uống nước đầy đủ

Bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ

Không khí lạnh, khô có thể lấy đi độ ẩm trên da, khiến da trẻ bị nứt nẻ và thô ráp. Nếu thấy bất kỳ vùng da nào của trẻ bị khô, ngay lập tức thoa cho trẻ một lượng vừa đủ kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ.


Không nên mặc cho trẻ quá nhiều lớp – để tránh làm trẻ toát nhiều mồ hôi, gây tác nghẽn mạch máu và kích ứng da, hay quá ít lớp quần áo – khiến da trẻ càng bị mất ẩm hoặc làm trầm trọng các vấn đề về da trước đó.


Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày. Tắm nhiều hơn 2-3 lần/tuần có thể đẩy mạnh quá trình mất ẩm của da trẻ, đặc biệt trong thời tiết mùa đông.

Bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ
Bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ

Chọn túi ngủ an toàn, phù hợp

Với tấm trải giường hay chăn mền của bé nên chọn những chất liệu giữ ấm mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng. Nếu cha mẹ lo lắng con sẽ đạp chăn trong lúc ngủ thì nên chọn cho con một chiếc túi ngủ. Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài.


Nhưng với bất kỳ chiếc tủi ngủ nào bạn cần để ý đến độ dày và sự vừa vặn của túi. Túi không nên rộng quá hay hẹp quá vì hẹp quá khiến bé khó chịu, bí bách, túi rộng quá thì bé dễ lọt sâu vào trong túi không an toàn. Nên chọn túi không có những lợi lông nhỏ tránh trường hợp bé có thể hít phải gây ho và ảnh hưởng sức khỏe của bé.


Đồng thời, trẻ sơ sinh luôn “khua tay múa chân”, dễ thụt lùi xuống nhưng không biết cách trườn lên lại nên mẹ có thể chọn loại túi ngủ cho bé được thiết kế có 3 lỗ với 1 ở phía trên đầu và lỗ ở hai chân hoặc hai tay.

Chọn túi ngủ phù hợp cho bé
Chọn túi ngủ phù hợp cho bé

Giới hạn thời lượng vui chơi ngoài trời của trẻ

Vận động và chơi thể thao rất tốt cho sức khỏe của trẻ, nhưng cũng có thể gây hại nếu không được cha mẹ chú ý. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên giới hạn thời lượng vui chơi ngoài trời để đề phòng cơ thể trẻ bị mất nhiệt và đông cứng. Đồng thời, cần làm ấm cơ thể của trẻ ngay sau khi tham gia các hoạt động này.

Bố mẹ nên chú ý đển thời gian vui chơi ngoài trời
Bố mẹ nên chú ý đển thời gian vui chơi ngoài trời

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?