Hiện nay, bếp từ đang là sản phẩm nhà bếp được các chị em nội trợ ưa chuộng. Tuy nhiên không phải chất liệu nồi nào cũng có thể nấu được với bếp từ. Hôm nay, Toplist sẽ mách bạn một số cách nhận biết nồi dùng cho bếp từ vô cùng đơn giản và dễ dàng nhé!
Bếp từ có kén nồi không?
Bếp từ kén nồi hơn các loại bếp khác do nguyên lý hoạt động của bếp từ có chút khác biệt. Từ trường trong cuộn dây đồng nằm dưới mặt bếp hoạt động biến thiên để sinh ra dòng điện và kết hợp với một cuộn dây thứ cấp - bề mặt đáy của nồi chảo.
Để kết hợp với dòng điện của cuộn dây, nồi chảo phải được làm bằng chất liệu từ tính, từ đó sinh nhiệt giúp bạn nấu chín thực phẩm.
Vì thế, không phải nồi gì cũng dùng được cho bếp từ. Bạn cần phải chọn nồi chảo được làm bằng chất liệu nhiễm từ hoặc có đáy nhiễm từ thì mới sử dụng được trên bếp từ. Bếp từ không phát huy hết hiệu quả với nồi 1 đáy. Bạn nên sử dụng nồi Inox có 2 đáy, 3 đáy, 4 đáy hoặc 5 đáy,... để đạt hiệu quả hơn.
Chính vì nguyên lý hoạt động như vậy nên bếp từ chỉ sử dụng được khi dùng nồi làm bằng chất lượng nhiễm từ. Đáy nồi phải bằng phẳng, không nên dùng các loại nồi, chảo đáy nhọn, đáy trũng. Bếp từ cũng không dùng được nồi bằng các chất liệu dẫn từ thấp như: nhôm hoặc đồng... Hoặc nếu có sử dụng được thì nồi dẫn từ thấp, hiệu quả đun nấu không cao, bên cạnh đó cuộn dây của bếp có thể bị nóng lên gây nguy hiểm cho bếp.
Khi mua xoong, chảo hoặc nồi dùng cho bếp từ bạn nên chọn nồi kim loại, nồi inox hoặc hợp kim. Một vài loại chảo được thiết kế đặc biệt cho bếp từ là sự lựa chọn tốt nhất nhưng nếu như chiếc chảo nhà bạn đang dùng làm từ gang hay thép không gỉ thì cũng có thể sử dụng được.
Nguyên nhân khiến bếp từ kén nồi
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cho bếp từ không nhận được nồi, làm cản trở quá trình nấu nướng của bạn:
- Chất liệu của nồi/chảo: Chất liệu nồi, chảo cần phải được làm bằng vật liệu như men sắt, thép không gỉ, gang hoặc inox thì bếp từ mới có thể tiếp nhận và truyền nhiệt để nấu chín thực phẩm. Trái lại, nồi chảo được làm từ thủy tinh, nhôm hoặc đồng thì bạn sẽ không thể nấu được đồ ăn trên bếp từ.
- Vị trí đặt của nồi/chảo: Đây cũng là nguyên nhân rất phổ biến đối với những người chưa quen dùng bếp từ. Vì đặt sai vị trí nồi chảo trên bếp từ sẽ làm cho bếp báo lỗi và bạn không thể thực hiện được việc nấu nướng của mình. Đối với bếp gas, bạn có thể nhận biết được vị trí đặt nồi chảo nhờ có bộ phận kiềng. Tuy nhiên, bếp từ thì chỉ có ký hiệu và phân vạch bằng những vòng tròn trên mặt bếp. Vì thế, bạn cần đặt đúng vào vị trí đó thì mới đun nấu được.
- Đáy nồi không bằng phẳng: Đáy nồi, chảo bị cong hoặc lõm cùng với đường kính đáy nhỏ hơn 10cm, thì bếp từ cũng không thể tiếp nhận. Vì nhiệt lượng tạo ra không đủ làm cho cuộn dây của mặt bếp nóng lên (hoặc có hiệu suất thấp), thậm chí có thể gây ra việc chập mạch và cháy nổ bếp từ.
- Công suất điện của bếp từ: Mỗi loại bếp từ sẽ có công suất điện khác nhau tùy theo nguồn điện và hiệu điện thế. Bạn nên tìm hiểu trước hiệu suất và chọn mua bếp từ phù hợp với hiệu điện thế của Việt Nam, với công suất nấu ăn để hạn chế trường hợp bếp từ không nhận nồi.
- Hỏng cảm biến hoặc IC của bếp từ: Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến cho bếp từ không nhận được nồi là do cảm biến hoặc IC của bếp từ bị hư hỏng. Bạn có thể đem bếp đến các trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để được thay, sửa cảm biến hoặc IC của bếp từ.
Cách phân biệt nồi từ kém chất lượng và chất lượng
Bạn có thể phân biệt thông qua cách cầm nồi trên tay nếu bạn thấy cầm trên tay nồi nhẹ, có cảm giác mỏng và giá rẻ thì thường là nồi Trung Quốc. Khi bạn nhìn bề ngoài nồi thấy bóng loáng và các chi tiết nồi như quai hay tay cầm sẽ rất thô. Nhưng nếu chỉ như vậy thì bạn cũng không thể phân biệt được khi không có nồi xịn ở đó để so sánh.
Trước khi mua nồi bạn chú ý tìm hiểu rõ thông tin xuất xứ của sản phẩm, bạn xem những nồi có xuất xứ từ Châu Âu như thế nào để có thể so sánh giữa các sản phẩm khi đi mua sắm.
Thường dưới đáy nồi của nồi nhập khẩu sẽ dập nổi các thông tin như nhà sản xuất, số lượng lớp đáy, các loại bếp hỗ trợ, trong lòng nồi sẽ có vạch báo mức nước tương ứng rất tiện, hầu như ở các loại nồi của Trung Quốc sẽ thiếu các thông tin này có thể vẫn sẽ có nhưng sẽ không đầy đủ. Có nhiều đại lý sẽ bày cả mặt cắt nồi hàng nhái và hãng xịn để khách hàng biết cách phân biệt.
Chất liệu làm nồi
Dưới đây là một số chất liệu nồi chuyên dùng cho bếp từ mà Toplist gửi đến mọi người cùng tham khảo:
- Nồi inox 430: Nồi được làm từ chất liệu inox 430 hoặc đáy nồi được trang bị hàn thêm lớp inox 430 có thể sử dụng cho bếp từ, bởi thành phần cấu tạo của inox 430 có chứa sắt, do đó nồi nhiễm từ tính. Mặc khác, bạn có thể dùng đế chuyển nhiệt đặt lên bếp từ, sau đó sử dụng nồi nhôm, nồi đất, hay nồi thủy tinh để đặt lên đế chuyển nhiệt. Đế chuyển nhiệt có cấu tạo từ inox 430 nên cách này vừa tiết kiệm chi phí, vừa thuận tiện cho việc nấu nướng bằng bếp từ.
- Nồi gang: Những loại nồi được cấu tạo nên từ gang hoặc gang tráng men có thể sử dụng được cho bếp từ. Bởi trong gang chứa sắt, do đó sẽ có từ tính và có thể dùng để nấu ăn với bếp từ. Để chắc chắn hơn bạn có thể dùng nam châm để kiểm tra từ tính của nồi gang nhé.
- Nồi tráng men: Nồi tráng men có thể sử dụng cho bếp từ bởi bản chất của nồi tráng men chính là nồi được tráng lên 2 lớp men trong và men ngoài. 2 lớp men này dùng để tăng khả năng giữ nhiệt cao hơn so với những nồi kim loại khác. Do đó nồi có từ tính cực tốt và được dùng cho bếp từ.
Nhận biết bằng dấu hiệu đặc biệt
Khi bạn đã sử dụng những mẫu bếp từ hiện đại thì việc lựa chọn bộ nồi và chảo dùng được cho bếp từ sẽ không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có quá nhiều sản phẩm bộ nồi và chảo dành cho bếp từ. Vậy nên bài viết này sẽ phân tích để bạn hiểu rõ hơn về mặt bản chất, vật liệu, cấu tạo kỹ thuật của bộ nồi và chảo từ và gợi ý giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết được nồi, chảo có dùng được cho bếp từ không bằng cách nhận biết bằng dấu hiệu đặc biệt:
- Chữ Induction dưới đáy nồi: Mỗi sản phẩm nồi sẽ có những thông số nhất định được khắc ở đáy nồi. Nếu trên đáy nồi hoặc trên tem sản phẩm được khắc từ “Induction” thì đây chính là loại nồi dành cho bếp từ rồi đấy.
- Ký hiệu lò xo: Ngoài dấu hiệu từ “Induction” ra thì ký hiệu hình lò xo được khắc ở đáy nồi cũng là một dấu hiệu vô cùng đơn giản để nhận biết nồi dùng cho bếp từ mà các chị em nội trợ thường hay sử dụng.
Sử dụng nam châm
Trên thị trường có rất nhiều loại xoong nồi đa dạng, tuy nhiên những xoong nồi dùng cho bếp từ không có nguồn gốc rõ ràng, xuất xứ từ Trung Quốc lại có chất lượng rất kém nhưng tràn lan trên thị trường, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi chọn lựa. Những chiếc xoong nồi chất lượng kém này khi dùng với bếp từ nhập khẩu chất lượng tốt thì bếp sẽ không nhận nồi do nồi ít nhiễm từ, chất liệu kém và không dày dặn. Chính vì vậy người tiêu dùng nên lựa chọn xoong nồi có chất lượng tốt, được sản xuất bởi các hãng tin cậy để đun nấu, vừa đạt hiệu suất đun nấu cao, vừa bảo vệ cho chiếc bếp từ.
Khi đi mua sản phẩm xoong, nồi, chảo dùng cho bếp từ thì bạn nên thử với một thỏi nam châm. Dựa theo nguyên tắc đáy nồi nhiễm từ thì sẽ hút nam châm, bạn có thể nhanh chóng kiểm tra loại nồi, chảo phù hợp. Nếu nam châm dính được vào đáy của nồi, chảo thì sản phẩm đó sẽ dùng được trên bếp từ.
Bếp từ chỉ dẫn nhiệt đối với các vật được làm từ vật liệu có nhiễm từ như gang, thép. Để kiểm tra, bạn chỉ cần dùng nam châm đưa sát vào đáy nồi. Nếu nam châm hút vào đáy nồi thì nồi đó sử dụng được cho bếp từ, ngược lại nếu nam châm không hút thì không dùng cho bếp từ.
Các lưu ý khi chọn nồi, chảo cho bếp từ
Sử dụng đúng loại xoong nồi cho bếp từ là tiêu chí đầu tiên cần tuân thủ khi sử dụng bếp từ. Bếp từ ứng dụng cảm ứng điện từ để cấp nhiệt, bếp hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện. Người ta đặt một cuộn dây dẫn điện dưới một tấm vật liệu cách điện, cách nhiệt (thường là sứ thủy tinh vì ngoài khả năng cách điện, cách nhiệt, nó còn có tính thẩm mỹ cao ). Khi cho dòng điện chạy qua, cuộn dây sẽ tạo ngay tức thời từ trường trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp. Đáy nồi bằng kim loại nhiễm từ nằm trong từ trường này sẽ sinh ra dòng điện và nóng lên, nấu chín thức ăn như đối với cách đun nấu thông thường.
Để tăng hiệu quả đun nấu và tiết kiệm điện năng khi sử dụng bếp từ, bạn nên chọn loại nồi chảo 3 đáy, đáy vừa phải, không quá nhỏ, và đáy nên bằng phẳng để làm tăng diện tích tiếp xúc giữa mặt bếp và đáy nồi chảo. Loại nồi, chảo có diện tích đáy khoảng 10-26cm là thích hợp nhất với bếp từ, giúp hạn chế gây thất thoát nhiệt khi nấu.
Đối với những nồi, chảo có đáy gờ nổi, sẽ làm giảm khả năng tương thích với mặt bếp từ do việc tiếp xúc với mặt bếp ít hơn, nên bạn hạn chế chọn loại đáy nồi chảo có gờ nổi.