Lười biếng là một căn bệnh mà hầu hết giới trẻ đang mắc phải. Mỗi ngày, họ đắm mình trong những giấc ngủ dài, mạng xã hội hay những bộ phim hot. Mọi kế hoạch, việc học dường như bị bỏ quên, đó là một điều hết sức nguy hiểm. Vì thế, qua bài viết này, Toplist sẽ chia sẻ cho các bạn những cách giúp vượt qua sự lười biếng hiệu quả nhất.
Có những lúc, quá áp lực và mệt mỏi với các công việc, mục tiêu, làm bạn cảm thấy lười biếng khi phải thực hiện. Những lúc như vậy, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và lấy lại tinh thần. Bạn có thể cho bản thân "lười biếng" 2 - 3 ngày để thực hiện những hoạt động sinh hoạt và vui chơi, giải trí, thậm chí có thể đi du lịch đây đó nếu bạn cảm thấy thực sự cần. Đặc biệt hơn, hãy dành thời gian để luyện tập thể thao nhé, nó sẽ rất tốt cho tinh thần của bạn đấy.
Đôi khi, chính mục tiêu quá lớn làm bạn lười biếng khi phải bắt tay vào thực hiện. Bạn cho rằng vì nó quá lớn nên những việc mình làm cũng phải lớn lao như vậy, tạo sự áp lực đè nặng lên chính bản thân. Lúc này, bạn hay thử chia nhỏ những nhiệm vụ, mục tiêu của mình ra, bắt tay vào làm từng việc nhỏ một, bạn sẽ cảm thấy nó đơn giản hơn bao giờ hết. Và như vậy, bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành tốt mục tiêu lớn đã đề ra ban đầu.
Những lúc bạn muốn làm việc gì đó nhưng lại bị cơn lười biếng của bản thân lấn đi, hãy bình tĩnh và suy nghĩ về lợi ích mà mình có thể đạt được khi siêng năng, chăm chỉ. Suy nghĩ thật nhiều đến các lợi ích mà bạn có thể đạt được khi thực hiện việc đó một cách chăm chỉ, tự tạo động lực cho bản thân cũng là một điều rất cần thiết mà. Nếu bạn chỉ nghĩ đến mục tiêu mà lại quên mất việc tự cổ vũ tinh thần bằng những kết quả tốt đẹp, chắc chắn sẽ có lúc bạn vô tình để cơn lười biếng quay trở lại đấy. Nó cũng giống như việc bạn đi học mà lại không biết mục đích học của mình là gì vậy, nhạt nhẽo và chán ngắt.
Bạn có thần tượng một người nổi tiếng hay một bậc vĩ nhân nào không? Nếu có, hãy thường xuyên đọc về cuộc đời và những sự kiện trong đời họ, lấy đó làm tấm gương để bản thân đánh tan cơn lười biếng kia nhé. Khi chúng ta yêu thích, ngưỡng mộ một ai đó, chúng ta thường có xu hướng học hỏi từ họ. Vì thế, hãy nắm bắt điều này và biến nó thành động lực của bạn. Đã là những người nổi tiếng, bậc vĩ nhân, họ đã phải cố gắng và phấn đấu rất nhiều, kể cả việc đấu tranh với sự lười biếng của chính mình - kẻ thì nguy hiểm nhất. Thế nên, họ chính là những tấm gương, những người thầy lý tưởng nhất cho bạn.
Trí tưởng tượng của bạn có ảnh hưởng lớn đến tâm trí, thói quen và hành động của bạn. Hình dung bản thân thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng, hăng hái và nhiệt tình. Làm như vậy trước khi bắt đầu với một nhiệm vụ hoặc mục tiêu, và cả khi bạn cảm thấy lười biếng, hoặc khi tâm trí bạn thì thầm với bạn để từ bỏ những gì bạn đang làm.
Những người thành công bao giờ cũng là tấm gương sáng nhất cho chúng ta học hỏi. Hãy nhìn xem họ đã học cách vượt qua sự lười biếng như thế nào, chiến thắng bản thân ra sao. Thêm một cách để bạn vượt qua sự lười biếng tốt nhất đó chính là học hỏi phương pháp từ những người thành công. Bên cạnh đó, lấy họ làm tấm gương để phấn đấu cũng là một cách hiệu quả nhất.
Bạn muốn bản thân nhanh chóng thoát khỏi sự lười biếng, trở nên chăm chỉ và siêng năng ư? Có một câu thần chú dành tặng cho bạn đây, hãy niệm đi niệm lại một cách thường xuyên và đầu đủ nhé: "Tôi sẽ làm được, tôi sẽ thành công, tôi sẽ thành công". Mỗi lần cơn lười biếng kéo đến, hãy niệm đi niệm lại câu thần chú đó nhé, bạn sẽ thay đổi đấy. Nói là vậy nhưng cách tốt nhất vẫn là tự bản thân mình khẳng định mục đích của mình và lặp lại nó nhiều lần. Đó là câu thần chú tốt nhất của riêng bạn đấy.
Đôi khi, bạn tự nhốt mình vô một đống rắc rối công việc, việc lớn chồng việc nhỏ, kéo dài đến vô tận. Những lúc như vậy, hãy tự mình thoát ra bằng cách đi tìm lấy cánh cửa lớn nhất, rộng nhất để tự giải thoát cho mình. Bạn cần phải đủ thông mình và tỉnh táo để biết rằng đâu mới là việc quan trọng nhất, cần được giải quyết trước nhất. Để từ đó, có thể lấy lại tinh thần, lấy lại sự chăm chỉ để thực hiện.
Có câu nói: việc hôm nay chớ để ngày mai. Thật vậy, sự chần chừ luôn làm bạn trở nên lười biếng hơn bao giờ hết. Một việc đáng ra hôm nay nên làm thì hãy cố gắng hoàn thành, đừng cố gắng kéo dài đến ngày mai. Bạn nên nhớ, một việc mà bạn có thể kéo dài đến ngày mai thì nhất định sẽ có những ngày mai nữa. Vì thế, hoàn thành mọi việc trong ngày hôm nay, đừng để sự chần chừ kéo theo sự lười biếng.
Có bao giờ bạn nghĩ, sự lười biếng sẽ để lại cho mình những hậu quả gì chưa? Bỏ phí thời gian, lãng phí sức khỏe, mất đi cơ hội,... Vậy tại sao không bắt đầu làm việc và hành động ngay từ bây giờ để bản thân có thể dẹp đi cơn lười biếng đáng ghét sang một bên. Hãy nhớ, bạn càng làm việc nhiều thì sẽ tạo nên thói quen siêng năng bền vững. Ngược lại, sẽ là cơn lười biếng kéo dài bền vững. Vì thế, những lúc lười biếng, hãy nghĩ thật nhiều đến những hậu quả, lấy đó làm sự răn đe cho bản thân mình nhé.
Bạn có nghĩ rằng bản thân lười biếng trước mọi việc do thiếu đi một động cơ thúc đẩy? Có thể đấy chứ, khi bạn không có động lực thì khó mà thực hiện được bất cứ việc gì. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm việc đó để làm gì? Vì ai? và nó sẽ đem đến cho bạn những gì? Nếu bạn trả lời được hết, chắc chắn sẽ không có gì làm khó được bạn. Tự tạo động cơ thực hiện cho mình là cách tốt nhất để đánh bay sự lười biếng.