Top 10 Căn bệnh trẻ nhỏ dễ mắc phải nhất trong mùa xuân

Mùa xuân là mùa của sự đâm chồi nảy lộc, mùa của sự sống tươi tốt. Nhưng cũng chính thời tiết mùa xuân luôn ẩm ướt, mưa phùn nên cũng là nguyên nhân gây nên sự sinh sôi của nhiều loại virus là tác nhân gây nhiều căn bệnh cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ vì sức đề kháng của các bé còn yếu. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những căn bệnh dưới đây và tìm ra cách phòng tránh nhé!

Hen phế quản

Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên thời tiết ẩm của mùa xuân rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt là bệnh hen phế quản, nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ giảm sút, lại gặp phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, côn trùng...phát triển mạnh khiến trẻ có thể trạng dị ứng khi hít phải.


Biện pháp phòng ngừa bệnh:


  • Bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây dị ứng và môi trường, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm.
  • Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Trẻ nhỏ bị mắc bệnh hen phế quản vào mùa xuân.
Trẻ nhỏ bị mắc bệnh hen phế quản vào mùa xuân.

Viêm mũi dị ứng

Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, nên phấn hoa rất dễ dàng phát tán trong không khí gây nên ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi hay nghẹt mũi ở trẻ, gây nên viêm mũi dị ứng. Khi trẻ hít phải phấn hoa và có các biểu hiện dị ứng thì phụ huynh trước tiên cần sử dụng các loại nhỏ mũi từ nước muối để sát khuẩn. Và cần đưa trẻ tới bác sĩ để khám và có những biện pháp điều trị và có những loại thuốc hợp lý.


Biện pháp phòng ngừa bệnh:


  • Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách cho trẻ.
  • Tránh tiếp xúc với các loại hoa, lá và tác nhân gây ngứa mũi, hắt xì.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết.
  • Tiêm phòng đầy đủ


Trẻ rất dễ mắc viêm mũi dị ứng vào mùa xuân.
Trẻ rất dễ mắc viêm mũi dị ứng vào mùa xuân.

Sốt phát ban

Sốt phát ban là căn bệnh rất thường xuyên xảy ra ở trẻ em vào mùa xuân. Nguyên nhân chủ yếu là do virus thủy đậu, sởi, rubella... gây bệnh chân tay miệng, thấp tim hoặc những bệnh chuyển hóa gây ban như viêm thận, luput ban đỏ... Mặc dù do virus lành tính gây ra nhưng vẫn có nhiều ca dị ứng, sốt phát ban biến chứng do người lớn không có nhiều chú ý đến trẻ nhỏ.


Biện pháp phòng ngừa bệnh:


  • Tốt nhất là các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến tiêm phòng định kỳ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước như nước hoa quả, súp..
  • Cách ly trẻ để tránh nhiễm khuẩn cũng như lây nhiễm với các trẻ khác.
Sốt phát ban gây mẩn đỏ khắp người trẻ.
Sốt phát ban gây mẩn đỏ khắp người trẻ.

Thuỷ đậu

Thủy đậu là một căn bệnh dễ lây nhiễm, do virus Varicella Zoster gây nên, trẻ nhỏ rất dễ bị mắc phải, đặc biệt vào mùa xuân do điều kiện không khí rất tốt cho virus sinh sản và gây bệnh. Thủy đậu cũng là bệnh rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc ngoài da với trẻ nhiễm bệnh. Biểu hiện của bệnh này chính là triệu chứng xuất hiện các nốt tròn nhỏ khắp cơ thể, gây ngứa và chuyển thành mụn nước rồi khô đi sau 5 – 7 ngày.


Biện pháp phòng ngừa bệnh:


  • Tốt nhất chính là tiêm chủng phòng bệnh thủy đậu cho trẻ và tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu.
  • Khi bị thủy đậu, cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
Trẻ nhỏ bị nhiễm thuỷ đậu, mặt xuất hiện nhiều nốt đỏ.
Trẻ nhỏ bị nhiễm thuỷ đậu, mặt xuất hiện nhiều nốt đỏ.

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc cũng là căn bệnh trẻ rất dễ mắc phải xuất hiện vào mùa xuân. Khi bị viêm giác mạc, trẻ sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt hay bị đau và mẩn đỏ. Trong mắt trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti mọc theo từng cụm. Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm gây ra cho trẻ trong mùa xuân.


Biện pháp phòng ngừa bệnh:


  • Cho con đeo kính chắn bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
  • Tránh tới những nơi đông người.
  • Khi có triệu chứng cần nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để có những liệu pháp điều trị sớm nhất.
Viêm giác mạc cũng là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Viêm giác mạc cũng là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Sốt xuất huyết

Tuy rằng, cao điểm của dịch sốt xuất huyết vào khoảng tháng 7. Nhưng thời điểm cuối mùa xuân, khí hậu đang ấm lên, độ ẩm vẫn cao, thuận lợi cho sự phát triển trở lại của muỗi gây bệnh. Do đó, các bậc phụ huynh đừng chủ quan đối với căn bệnh này ở trẻ.


Bệnh do một loại muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Khi bị sốt xuất huyết trẻ có các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, tiêu chảy, viêm họng, nôn…Trên da trẻ có những chấm đỏ, khi kéo dãn cũng không mất. Trẻ có thể bị đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hóa. Giai đoạn biến chứng của sốt xuất huyết nặng xảy ra vào ngày thứ 3 – 7 tính từ ngày bệnh khởi phát. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và dẫn đến tử vong.


Biện pháp phòng ngừa bệnh:

  • Cho bé ngủ màn kể cả ban ngày.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm, không để nước đọng xung quanh nhà; chum, bể đựng nước phải đậy cẩn thận.
  • Phun thuốc diệt muỗi theo sự hướng dẫn của địa phương.
  • Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên lưu ý thêm rằng, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, và chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật. Khi trẻ mắc bệnh, không tự ý dùng ngay kháng sinh cho trẻ mà nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết

Viêm não Nhật Bản B

Bệnh viêm não Nhật Bản B do virus Arbo gây nên, virus gây bệnh này được muỗi truyền từ vật nuôi sang con người và thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi, bệnh này có tỉ lệ tử vong rất cao và để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản B là sốt cao, đau đầu, nôn mửa, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê. Khi có những biểu hiện này mẹ cần phải đưa bé vào bệnh viện để điều trị kịp thời.


Biện pháp phòng ngừa bệnh: Hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản B cho bé.

Viêm não Nhật Bản gây nguy hiểm cho trẻ
Viêm não Nhật Bản gây nguy hiểm cho trẻ

Bệnh chân, tay, miệng

Bệnh chân, tay, miệng là bệnh do virus gây ra và dễ lây lan từ bé này sang bé khác thông qua đường tiêu hóa. Bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Biểu hiện của bệnh này là sốt, đau họng, chảy nước miếng, biếng ăn. Bên cạnh đó trong miệng của bé cũng xuất hiện những vết lở, đồng thời có nhiều mụn nước ở tay và chân. Khi bé nhà bạn xuất hiện những biểu hiện này thì nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như là viêm não, viêm cơ tim, phù phổi và cũng có thể dẫn đến tử vong.


Biện pháp phòng ngừa bệnh:


  • Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ chân tay của bé trước bữa ăn.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm an toàn, vệ sinh và nấu chín trước khi cho bé ăn.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cũng như nước hằng ngày.
Bệnh chân, tay, miệng ở trẻ
Bệnh chân, tay, miệng ở trẻ

Bệnh đường tiêu hoá

Mùa xuân chuyển sang hè cũng là thời kỳ thích hợp cho ruồi nhặng phát triển. Ruồi nhặng đậu vào những nơi ô nhiễm như phân, rác, xác súc vật chết, rồi đậu vào bát đĩa, thức ăn, đồ uống của người. Chân ruồi có nhiều lông, là chỗ chứa các vi khuẩn, virut gây bệnh, chúng reo rắc các mầm bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, viêm ruột, bệnh có thể lây lan thành dịch.


Bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ có những biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, nôn ọe. Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.


Biện pháp phòng ngừa bệnh:


  • Cần giữ gìn vệ sinh đồ ăn thức uống cho trẻ.
  • Giữ gìn vệ sinh quanh nơi ở, nơi làm việc, học tập và sinh hoạt.
  • Thực hiện "ăn chín uống sôi".
  • Không sử dụng những thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu hoặc bảo quản không tốt để sức khỏe của bé và gia đình luôn được tốt nhất.
Trẻ mắc bệnh táo bón.
Trẻ mắc bệnh táo bón.

Cảm cúm

Thời điểm giao mùa thời tiết có nhiều biến động, nóng rét thất thường, trẻ em rất dễ mắc bệnh cảm cúm do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Virus cúm dễ xâm nhập cơ thể, gây bệnh. Virut cúm lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, nhanh đến mức bạn thậm chí còn không biết ai đã lây bệnh cho bé. Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước kéo dài hơn các triệu chứng khác làm cho trẻ khó chịu.


Biện pháp phòng ngừa bệnh:

  • Luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), đặc biệt chú ý vùng ngực, cổ và đầu mặt.
  • Cho bé uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lạnh. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C để giúp bé có sức đề kháng.
  • Rửa mũi và súc miệng thường xuyên bằng nước muối.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.
  • Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh nếu bệnh do virus gây ra vì sẽ dẫn tới kháng thuốc trong tương lai và gây các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Bệnh cảm cúm ở trẻ
Bệnh cảm cúm ở trẻ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?