Trẻ em có trí tò mò rất lớn với thế giới tự nhiên bên ngoài. Trẻ càng muốn biết nhiều hơn thì càng tốt cho sự phát triển trí não của bé. Tuy nhiên, những câu hỏi tưởng chừng như ngây ngô đó đôi lúc lại khiến các bậc phụ huynh đau đầu không biết đâu mới là câu trả lời chính xác. Đừng lo lắng, hãy để toplist giúp bạn trong việc đào tạo các em ngay từ nhỏ. Dưới đây là những câu hỏi về biển mà trẻ em hay hỏi nhất và cách trả lời khoa học mà bạn có thể tham khảo.
Cá sống dưới nước vậy chúng có bao giờ khát nước không?
Hãy nói với bé: Loài cá nước mặn không cần cảm giác khát nước thì mới uống nước. Việc uống nước chỉ là một việc xảy ra mà không cần một quyết định nào từ cơ thể của chúng. Vì vậy, loài cá chẳng bao giờ cảm thấy khát nước cả.
Bạn nên biết rằng: Cá liên tục cung cấp nước cho cơ thể, nhưng chúng có bao giờ thực sự cảm thấy khát. Có hai lí do để giải thích việc này. Đầu tiên là khác với các loài động vật sống trên cạn phải liên tục cung cấp nước vào trong cơ thể, cá sống trong nước, vì thế chúng đã có thừa thãi và không bao giờ cảm thấy nhu cầu cấp thiết phải làm việc này. Thứ hai là ở cá giống như một phản xạ vô điều kiện, nó cứ tự nhiên diễn ra như vậy thôi. Chúng không nhất thiết là phải cảm thấy khát mới uống nước. Việc giải thích như trên sẽ giúp bé hiểu cá khác với con người, con người có khát nước thì mới uống nươ
Tại sao nước biển lại có màu xanh?
Hãy nói với bé: Nước biển thật ra cũng có màu như nước lọc mà chúng ta uống hằng ngày, chúng không có màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh.
Bạn nên biết rằng: Nước biển chiếm phần lớn diện tích trên trái đất. Hầu hết ai cũng thích biển, trẻ em cũng thế, trẻ thường sẽ rất vui khi được ba mẹ cho đi biển. Bạn nên tận dụng sự hiếu kỳ của bé về biển để giải thích cho bé hiểu tại sao biển lại có màu xanh, vừa giúp bé hiểu hơn về tự nhiên cũng như thỏa được đam mê tò mò của bé.
Tại sao nước biển không màu mà sóng biển lại có màu trắng xóa?
Hãy nói với bé: Sóng biển là sự tập hợp của nhiều phân tử nước, mà khi có nhiều phân tử nước được tập hợp lại thì chúng sẽ có màu trắng, đó là lý do con sẽ thấy sóng có màu trắng xóa.
Bạn nên biết rằng: Sóng biển là một dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn, tương tự cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi tạo ra màu trắng khi nhìn. Đối với chúng ta thì sóng biển là hiện tượng tự nhiên nhưng đối với các bé thì khác. Sự khác biển giữa nước biển và sóng biển sẽ gây cho bé sự tò mò lớn. Giải thích cho bé tại sao sóng biển có màu trắng xóa vừa giúp bé nhận định được màu sắc tốt vừa trang bị được những kiến thức tự nhiên cho bé.
Tại sao trên mặt biển lại có các bọt biển?
Hãy nói với bé: Trong nước biển có chứa nhiều chất khác nhau. Khi các chất này bị gió và các con sóng làm xáo trộn mạnh sẽ tạo ra các bong bóng nhỏ trên bề mặt nước biển. Và những bong bóng nhỏ này được gọi là bọt biển.
Bạn nên biết rằng: Khi sóng biển cuốn vào bờ thường tạo ra rất nhiều bọt nước, đặc biệt trong những ngày mưa bão và có nhiều gió, lượng bọt tạo ra với số lượng càng nhiều hơn. Nước biển chứa nhiều hạt nhỏ li ti như muối hòa tan, protein, chất béo, tảo chết và nhiều chất hữu cơ khác. Khi hỗn hợp này bị gió và các con sóng làm xáo trộn mạnh sẽ tạo ra các bong bóng nhỏ trên bề mặt nước biển. Tuy nhiên, bọt biển cũng có thể hình thành ở những cống thoát nước ô nhiễm chảy vào đại dương hoặc do hiện tượng tảo có hại nở hoa ở vùng nước sâu gần bờ, những bọt biển tạo từ yếu tố này sẽ có tác động xấu đến sức khỏe của con người và môi trường. Việc giải thích sự hình thành của bọt biển sẽ giúp bé có nhiều kiến thức hơn về biển đồng thời nhắc nhở bé đừng nên động vào bọt biển bởi đôi lúc nó sẽ có hại cho sức khỏe của bé.
Tại sao nước biển lại mặn?
Hãy nói với bé: Nước biển mặn là do các hợp chất trên vỏ trái đất trôi xuống biển, các chất thoát ra từ miệng núi lửa trên đất liền cũng được gió đưa xuống với biển, đồng thời các hợp chất có dưới đáy biển đã góp phần tạo nên độ mặn của nước biển như hiện nay.
Bạn nên biết rằng: Trong 28 lít nước biển có chứa khoảng 1kg muối, trong đó 85% là muối ăn. Sự có muối trong nước biển này là do sự tích tụ các chất bị xói mòn từ vỏ trái đất trôi ra biển, hàng năm có tới 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương. Đồng thời các chất rắn và khí từ núi lửa phun ra được gió, mưa đưa xuống đại dương. Ngoài ra, một số hợp chất dưới lòng đại dương cũng tạo nên độ mặn cho nước biển. Giúp bé hiểu tại sao trong nước biển lại có vị mặn cũng là tiền đề để giải thích muối ăn mà chúng ta ăn cũng được làm từ nước biển. Ngoài ra, hay nói cho bé hiểu vì nước biển có vị mặn nên con không thể uống nước biển được.
Tại sao nước biển mặn nhưng cá sống trong nước biển khi ăn lại không bị mặn?
Hãy nói với bé: Trong mang của các loài cá có một loại tế bào có tác dụng đặc biệt, gọi là tế bào tiết ra muối. Nghĩa là sau khi hấp thụ nước biển, tế bào này sẽ giúp tiết muối trong người cá ra ngoài cho nên cơ thể cá luôn giữ được thành phần muối thấp. Đó là lý do tại sao khi ăn cá lại không bị mặn như nước biển.
Bạn nên biết rằng: Trong mang của loài cá xương cứng có một loại tế bào có tác dụng đặc biệt, gọi là tế bào tiết ra muối. Nhờ vào tế bào này, chúng có thể thu hút thành phần muối ở trong máu, cô đặc và tiết muối ra ngoài cơ thể cùng với dịch nhớt. Vì các tế bào tiết ra muối này làm việc với hiệu suất cao, cho nên cơ thể cá luôn giữ được thành phần muối thấp. Khi bạn giải thích với bé như thế không những giúp bé hiểu thêm trong nước biển có muối mà còn giúp bé hiểu hơn về các loài sinh vật sống dưới biển.