Sinh vật biển là những điều mới mẻ không chỉ với con trẻ mà với cả người lớn nữa. Do môi trường sống của chúng là nước nên hình dạng, kích thước, cách sinh sống cũng khác so với các sinh vật sống trên đất liền. Vậy nên chúng ta hãy cùng nhau giải đáp những câu hỏi có liên quan đến sinh vật biển dành cho bé nhé.
Sinh vật biển ăn gì?
Nói với bé: Chúng cũng như những sinh vật trên cạn, sinh vật biển cần phải có thức ăn để tồn tại. Và chúng cũng có các chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn riêng, phù hợp với đặc điểm cơ thể và môi trường sinh sống.
Bạn cần biết rằng: Cũng giống như sinh vật trên cạn, các sinh vật biển cũng có quan hệ dinh dưỡng với nhau, gọi là chuỗi thức ăn. Trong đó, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Một tập hợp các các chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích tồn tại tạo thành một mạng lưới thức ăn dày đặc. Trong hầu hết các trường hợp, mỗi loài vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước (ăn sinh vật đứng trước), vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ (bị ăn).
Cụ thể, một chuỗi thức ăn gồm có:
- Sinh vật sản xuất là sinh vật tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ. Chúng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời hoặc năng lượng từ các phản ứng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ. Chúng gồm có thực vật phù du, cỏ biển, tảo biển,… Sinh vât sản xuất thường được coi là điểm bắt đầu của một chuỗi thức ăn.
- Sinh vật phân hủy là những vi khuẩn, nấm,… từ các sinh vật đã chết.
Ví dụ, một chuỗi thức ăn đơn giản ở biển: Thực vật phù du -> Động vật phù du -> Cá nhỏ -> Cá thu -> Cá heo nục -> Cá mập lớn.
Sinh vật biển thích nghi với cuộc sống ở nước mặn như thế nào?
Nói với bé: Mọi sinh vật biển đều có đặc điểm cấu tạo riêng để phù hợp với môi trường sống ở biển là nước mặn để có thể thở được và sinh trưởng, phát triển trong nước. Chính vì vậy không chỉ cấu tạo cơ thể mà nguồn thức ăn của chúng cũng thích nghi với môi trường sống.
Bạn cần biết rằng: Sinh vật biển thích nghi để sống trong đại dương cần có các đặc điểm giúp sinh vật biển phát triển mạnh trong môi trường nước mặn bao gồm khả năng điều chỉnh lượng muối ăn vào hoặc xử lý một lượng lớn nước mặn, khả năng thích nghi để lấy oxy (ví dụ như mang cá), có khả năng chịu áp lực nước cao, sống trong một nơi chúng có thể nhận đủ ánh sáng hoặc có thể điều chỉnh để thiếu ánh sáng. Các loài động vật và thực vật sống ở rìa đại dương, chẳng hạn như động vật và thực vật sống trong bể thủy triều, cũng cần phải đối phó với nhiệt độ nước, ánh sáng mặt trời, gió và sóng.
Có bao nhiêu loài sinh vật biển?
Nói với bé: Số lượng loài của sinh vật rất nhiều và người ta cho rằng có khoảng hơn 700.000 loài. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải con số chính xác và các nhà khoa học còn cho rằng trên thực tế số lượng loài chúng ta chưa tìm thấy còn rất rất nhiều đó con ạ.
Bạn cần biết rằng: Sinh vật biển là các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, vi-rút rất đa dạng sinh sống trong thế giới đại dương. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng sự sống bắt nguồn từ đại dương từ khoảng 3 tỉ năm trước. Một nghiên cứu rất lớn mới đây (2012) cho rằng có khoảng hơn 700,000 cho đến gần 1 triệu loài sinh vật biển; các nhà khoa học tin rằng hơn 1/3 trong số chúng vẫn chưa được phát hiện và có khả năng sẽ được phát hiện trong thế kỉ này.
Thực vật biển là gì?
Nói với bé: Thực vật biển là những loài thực vật sinh trưởng và phát triển dưới biển, trong môi trường nước mặn đó con ạ. Đó chính là tên gọi chung chỉ tập hợp các loài thực vật sống trong biển và đại dương như tảo, cỏ, cây vùng ngập mặn (sú, vẹt), vi sinh vật, nấm... và chúng cũng rất có giá trị và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống của con người.
Bạn cần biết rằng: Ngoài ra còn có một số phyla của thực vật biển. Chúng bao gồm Chlorophyta, hoặc tảo lục, và Rhodophyta, hoặc tảo đỏ. Phổ biến nhất ở biển là các loài tảo, phân bố từ mặt nước xuống độ sâu 100 - 400 m, nơi ánh sáng Mặt Trời có thể xuyên thấu; một số loài tảo nhỏ trôi nổi trong các lớp nước mặt (thực vật nổi); số khác, thường có kích thước lớn, sống bám vào nền đáy (thực vật đáy). Thực vật biển có ứng dụng rất đa dạng. Từ tảo biển, người ta thu được rất nhiều sản phẩm và chế phẩm kĩ thuật có giá trị cao, được ứng dụng trong đời sống con người.
Tại sao nước biển mặn?
Nói với bé: Vì nước biển có rất nhiều muối và vị mặn của biển là do muối tạo ra đó con ạ. vị mặn của biển xuất phát từ những quá trình tự nhiên; khối lượng nước ngọt từ sông suốt đổ ra không đủ để giảm được độ mặn của biển. Nếu độ mặn của nước ngọt là 0% thì độ mặn của nước biển là khoảng 3,5%.
Bạn cần biết rằng: Nước biển là một hỗn hợp phức tạp của các loại muối khoáng và hợp chất từ xác sinh vật biển bị phân hủy. Hầu hết muối khoáng trên đại dương được tích tụ dần dần. Đây là kết quả từ các quá trình làm nguội mắcma trên vỏ Trái Đất bởi phong hóa và xói mòn. Khi núi được hình thành, nước mưa, các dòng suối đã mang các loại khoáng chất từ trên đất liền đổ ra biển và tích tụ dần thành một lượng lớn như ngày nay.
Một số loại muối trong đại dương cũng có nguồn gốc từ trong đá và các trầm tích bên dưới đáy biển. Một nguồn muối khác của đại dương là từ các loại chất rắn và khí thoát ra khỏi vỏ Trái Đất bằng các miệng núi lửa. Núi lửa sẽ mang các loại hợp chất bên trong lòng Trái Đất thoát ra bên ngoài và tích tụ lại trong đại dương.
Sinh vật biển sống ở đâu?
Nói với bé: Sinh vật biển tất nhiên là sống ở biển, ở đại dương xanh bao la rồi. Chúng sống trong môi trường nước mặn con ạ. Tuy nhiên cũng giống như đất liền các loài có vị trí sinh sống khác nhau. Có loài sống trên mặt đất, có loài sống trong lòng đất thì sinh vật biển cũng vậy, ở những độ sâu, những tầng khác nhau lại có những loài sinh vật biển khác nhau sinh sống.
Bạn cần biết rằng: Sinh vật biển xuất hiện với đủ mọi hình dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau; chúng sống tại những môi trường khác nhau trong đại dương bao la. Nếu coi đại dương là một miếng bánh, các sinh vật sẽ phân bố tại 5 tầng bánh khác nhau (vùng biển khơi mặt, vùng biển khơi trung, vùng biển khơi sâu, vùng biển khơi sâu thẳm, vùng đáy vực khơi tăm tối), tùy thuộc vào lượng ánh sáng, nhiệt độ và độ sâu của những “tầng bánh” này. Dù ở bất cứ đâu trong đại dương, chúng ta cũng đều tìm thấy sự sống.
Sinh vật biển là gì?
Nói với bé: Biển chính là môi trường sống của nhiều loài động, thực vật. Vậy nên những loài sống trong môi trường đó được gọi là sinh vật biển đó con ạ.
Bạn cần biết rằng: Đại dương xanh biếc là ngôi nhà của muôn loài sinh vật biển, từ những vi tảo siêu nhỏ cho đến động vật to lớn nhất trên hành tinh này là cá voi xanh. Vậy nên, cụm từ "sinh vật biển" dùng để chỉ các sinh vật sống ở nước mặn. Chúng có thể bao gồm nhiều loại thực vật, động vật và vi sinh vật (sinh vật nhỏ bé) như vi khuẩn và vi khuẩn cổ, chúng rất đa dạng sinh sống trong thế giới đại dương.
San hô là động vật hay thực vật?
Nói với bé: Do phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng và những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ nên tạo thành một quần thể liên kết và sống chung có dạng hình nhánh cây gây ra hiểu lầm san hô là thực vật. Nhưng thực tế san hô là một loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang.
Bạn cần biết rằng: San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới. Theo RFI, các nhà khoa học thống kê có khoảng 1.200 đến 1.300 loài san hô trên toàn thế giới. Một nửa số loài này là nằm trong các rạn san hô. Các vành đai san hô mà chúng ta thấy là kết quả của khoảng 18.000 năm đến 20.000 năm xây dựng.
San hô là một loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang, có hai lá phổi, thường dùng xúc tu quanh miệng dùng để bắt mồi. Tuy nhiên 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Đồng thời hoạt động này cũng góp phần cung cấp oxy cho môi trường. Cũng vì vậy mà một số người hiểu lầm san hô là một loài thực vật tự dưỡng quang hợp.