Top 9 Cây thuốc giải độc gan tốt nhất có sẵn quanh nhà bạn nên biết

Gan là một trong những bộ phận rất quan trọng của cơ thể thực hiện nhiều chức năng quan trọng như lọc máu, bài tiết độc tố, đồng thời có tác dụng thanh lọc thể. Chính vì vậy mà cơ quan này phải gánh chịu những tổn thương cũng như có nguy cơ mắc phải rất nhiều bệnh làm suy giảm chức năng của gan. Bạn có thể hạn chế được những tác động tiêu cực đến gan bằng cách thường xuyên thực hiện các biện pháp giải độc gan. Mà cách đơn giản nhất là dùng các cây thuốc nam có sẵn xung quanh chúng ta. Đây là một trong số những cách có tác dụng khá hiệu quả mà lại có nhiều ưu điểm. Nhưng không phải ai cũng hiểu về công dụng cũng như cách làm thế nào để phát huy được hiệu quả của các nguyên liệu có sẵn xung quanh chúng ta. Cùng toplist tìm hiểu một số cây thuốc giải độc gan tốt nhất quanh ta và công dụng của chúng nhé.

Cây mật nhân giải độc gan hiệu quả

Cây mật nhân được biết đến với vai trò của một cây thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh trong đó có công dụng điều trị các bệnh về gan và giải độc gan hiệu quả nhất.


Công dụng của cây mật nhân đối bệnh gan


  • Theo nghiên cứu khoa học thì cây mật nhân còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan, tăng cường hệ miễn dịch gan. Ngoài ra cây mật nhân có tác dụng làm chậm quá trình hư biến của gan. Giúp làm tăng sự tái tạo của tế bào gan.
    Rễ cây mật nhân có chứa chất kích thích làm tăng sự miễn dịch. Điều này rất cần thiết cho việc chữa trị bệnh viêm gan B.
  • Cây mật nhân có thể ngăn chặn xơ gan tốt nhất hiện nay đó là dùng kết hợp cây cà gai leo và cây mật nhân, chúng giúp ngăn chặn xơ gan tiến triển và ức chế sự phát triển của vi rút viêm gan B,
  • Không chỉ vậy, cây mật nhân còn có tác dụng giải rượu vô cùng hữu hiệu.
  • Cây mật nhân còn là một cây thuốc có tác dụng nhuận gan lợi mật rõ rệt, giải độc rượu, chống mệt mỏi và kích thích tiêu hoá.
  • Cây mật nhân còn có một tác dụng rất đặc biệt không thể không nhắc tới đó là giải độc, tiêu độc mạnh mẽ nên rất phù hợp cho những người xơ gan do rượu bia.

Cách sử dụng cây mật nhân trị bệnh gan hiệu quả


Có nhiều cách sử dụng cây mật nhân hiệu quả, nhưng dưới đây là một số cách sử dụng cây mật nhân trị bệnh gan hiệu quả nhất mà các bạn không nên bỏ qua


Ngâm rượu mật nhân

  • Chuẩn bị
  1. Củ rễ mật nhân khi thu về đem rửa sạch qua nhiều lần nước, thái lát
  2. Đem tất cả các lát ra phơi nắng cho khô.
  3. Sao rễ cây lên cho vàng thơm.
  4. Chọn bình ngâm thủy tinh hoặc bình sứ có nắp đậy.
  5. Chọn rượu ngon có nồng độ: 40-45 độ
  • Cách ngâm
  1. Bỏ phần rễ, củ mật nhân đã chuẩn bị vào bình
  2. Đổ lượng rượu vào đậy nắp kín
  3. Tỉ lệ rượu và mật nhân:1kg rễ, củ cây mật nhân cùng 5 lít rượu trắng
  4. Ngâm khoảng 40 ngày có thể sử dụng. Muốn rượu bớt đắng, tăng độ ngọt và thơm ngon hơn có thể bổ sung: Chuối hột và táo mèo; Sáp ong; Nho khô; Đinh lăng

Lưu ý: Mỗi ngày nên uống 20ml rượu mật nhân chia làm 2 lần sau hoặc trong khi ăn.


Sử dụng cây mật nhân và cà gai leo trị bệnh gan hiệu quả

  • Chuẩn bị
  1. Cà gai leo: 30g
  2. Mật nhân khô: 10g
  3. Đã rửa sạch và sơ chế 2 loại thuốc
  • Cách làm và cách dùng:
  1. Cho các nguyên liệu trên vào nồi đất
  2. Đổ 1,5 lít nước
  3. Đun sôi các nguyên liệu trên trong 15 phút
  4. Để lửa liu riu cho các chất 2 loại thuốc trên ra hết nước
  5. Chắt nước uống hằng ngày
  6. Uống trước bữa ăn 20 phút, ngày 3 bát

Sắc nước uống cây mật nhân trị bệnh gan hiệu quả

  • Chuẩn bị
  1. Rễ, thân mật nhân
  2. Ngâm qua nhiều lượt nước
  3. Rửa sạch, thái lát và phơi khô
  4. Đem sao qua lửa cho thơm
  • Cách làm
  1. 15 g Rễ mật nhân đã chuẩn bị ở trên đem cho vào nồi( Tốt nhất là nồi đất)
  2. Đổ 1,5 lít nước vào ngập
  3. Đun to lửa cho sủi bồng, vặn nhỏ lửa liu riu đến khi còn 1 nửa lượng nước
  4. Chắt lấy 3 bát con nước, ngày chia 3 lần uống
Cây mật nhân là vị thuốc giải độc gan hiệu quả
Cây mật nhân là vị thuốc giải độc gan hiệu quả

Giải độc gan bằng khổ qua

Theo các nhà khoa học nước ép khổ qua có tác dụng rất tốt trong việc làm mát gan, giải độc gan, giúp cải thiện chức năng túi mật, làm giảm và ngăn ngừa các bệnh xơ gan, viêm gan…Vì mướp đắng có vị đắng, tính hàn, theo các sách y học cổ truyền, có tác dụng trừ nắng, chỉ khát, thanh tâm, thanh gan, sáng mắt, hạ hỏa, dưỡng gan huyết, thanh nhiệt giải độc, trừ trúng nắng. Bạn thường dùng khổ qua nấu canh hay làm món chiên xào lạ miệng. Tuy nhiên, để giải độc gan và làm đẹp, nước ép khổ qua sẽ có hiệu quả tuyệt vời hơn nhiều. Cách thực hiện cũng khá đơn giản.


Công thức làm nước ép khổ qua


Cách 1:

Nguyên liệu:

  1. 1 trái khổ qua
  2. 1 trái dưa chuột
  3. 2 muỗng canh mật ong
  4. 500ml nước lọc
  5. Đá

Cách làm:

  1. Dưa leo và khổ qua rửa sạch để nguyên vỏ rồi cắt lát.
  2. Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay, xay trong vòng 5 phút.
  3. Đổ ra 1 cái ly có bọc 1 lớp vải thưa để lọc bã.
  4. Cho nước ép khổ qua vào ngăn mát tủ lạnh, sau 2 tiếng thì lấy ra uống.

Cách 2:

Nguyên liệu:

  1. 1kg khổ qua
  2. Mật ong vừa đủ
  3. Đường cát trắng và đường phèn

Cách làm:

  1. Khổ qua rửa sạch, bỏ hết ruột rồi ướp với đường cát trắng trong 1 giờ.
  2. Cho khổ qua ướp đường vào máy ép lấy nước uống
  3. Hoặc bạn có thể xay khổ qua với nước, lọc bã rồi cho mật ong và đường phèn vào để uống

.Vậy là các bạn đã biết công dụng giải độc gan và làm đẹp da bằng nước ép khổ qua rồi phải không. Đừng thờ ơ với loại “thực dược lưỡng dụng”này các bạn nhé.

Giải độc gan hiệu quả với khổ qua
Giải độc gan hiệu quả với khổ qua

Nhân trần giải độc gan hiệu quả

Trong Y học cổ truyền, cây nhân trần còn có tên gọi là hoắc hương núi, họ hoa Mõm chó. Thân cây nhỏ, màu tím, có lông trắng mịn. Lá mọc đối, hình trứng, đầu lá dài và nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mịn, toàn thân và lá có mùi thơm. Hoa mọc thành chùm dạng bông ở kẽ lá, tràng hoa màu tím xanh, môi trên hình lưỡi, môi dưới xẻ thành năm thùy đều nhau. Quả nang có nhiều hạt nhỏ. Ở Việt Nam, nhân trần là một loại cây quen thuộc, có thể dễ dàng thấy được trong những gia đình, hay tại các quán trà đá vỉa hè.


Nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp….Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.


Cách dùng trà nhân trần thải độc gan:


  1. Với những người uống rượu, bia nhiều mỗi ngày uống một chai nước nhân trần sẽ giảm phần nào tác hại của rượu đến gan: Nhân trần, hạt muồng sao, cam thảo sống, rau má khô sắc lên uống hàng ngày.
  2. Viêm gan kèm theo sốt, vàng da, ra nhiều mồ hôi ở đầu, miệng khô, bụng đầy, tiểu tiện khó. Dùng nhân trần, chi tử, đại hoàng sắc lấy nước uống chia làm 3 lần trong ngày.
  3. Mát gan lợi mật, thanh nhiệt dùng nhân trần, bông mã đề, bán biên liên sấy hoặc phơi khô, tán vụn. Mỗi ngày dùng 50g hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Những điều cần chú ý khi sử dụng nhân trần


  1. Không nên pha chung nhân trần với cam thảo
  2. Phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nước nhân trần, cam thảo
  3. Không nên uống nhân trần hằng ngày
Cây nhân trần với tác dụng giải độc gan hiệu quả
Cây nhân trần với tác dụng giải độc gan hiệu quả

Rau đắng đất – loại rau dân dã giải độc gan cực kỳ hiệu quả

Rau đắng đất – loại rau dân dã giải độc gan cực kỳ hiệu quả. Có lẽ người dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ không ai là không biết rau đắng đất. Đó là loài rau mọc hoang dại thành từng đám ở trên nương rẫy, các thửa ruộng trồng hoa màu, những mẫu đất gần bãi sông hoặc thậm chí tại ven đường đi. Ngoài việc dùng làm thức ăn, rau đắng đất còn có công dụng giải độc gan cực kỳ hiệu nghiệm.


Theo y học cổ truyền, rau đắng có vị đắng, tính mát, bổ gan thận. Rau đắng nếu dùng đúng cách và đúng liều lượng sẽ giúp tốt cho tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì rau đắng có chứa nhiều chất hóa học có lợi là saponin, flavonoid, chất xơ và vitamin C. Rau đắng được cho là có thể cải thiện hệ tim mạch, huyết áp và giải độc gan.


Công dụng giải độc gan thần kỳ của rau đắng


  • Với nghiên cứu từ y học cổ truyền và y học hiện đại, rau đắng đều được cho là có công dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về gan, giúp giải độc gan, giải độc rượu, làm mát gan, thanh lọc, giải nhiệt cơ thể…
  • Bệnh nhân bị gan nhiễm độc nên thường xuyên dùng rau đắng, sau 1 thời gian đi kiểm tra sẽ thấy bệnh tiến triển tốt lên đáng kể.

Chuẩn bị: Rau đắng đất tươi, thu hái khi đã phát triển từ 5 đến 7 tháng.

Thực hiện:

  1. Đem rau đắng đất rửa sạch tại bồn rửa, nếu có điều kiện thì xử lý bằng khí Ozone để đảm bảo tính an toàn.
  2. Lấy rau trải trên tấm lưới và đem phơi trên sân sạch (rau phải tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, không phơi sương, không để ướt mưa).
  3. Lúc rau đã khô thì lấy vào và đem đi sao vàng.
  4. Mỗi ngày, dùng khoảng 10g rau đắng nấu với 2 lít nước để làm trà uống. Trà rau đắng rất có lợi cho gan thận, tim mạch, tiêu hóa và viêm loét dạ dày đặc biệt là giải độc gan vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, uống trà rau đắng mỗi ngày còn làm đẹp da, sạch mụn.
Rau đắng đất – loại rau dân dã giải độc gan cực kỳ hiệu quả.
Rau đắng đất – loại rau dân dã giải độc gan cực kỳ hiệu quả.

Bạch hoa xà thiệt thảo vị thuốc thải độc gan kỳ diệu

Bạch hoa xà thiệt thảo có tên tên khoa học là Oldenlandia diffusa (Willd). Ngoài ra, loài cỏ này còn được gọi với nhiều cái tên khác như xà thiệt thảo, dịch kinh thảo, nam địa châu, tán thảo, trúc diệp thảo, mục mục sinh châu thảo, bạch hoa thập tự thảo, dương tu thảo, xà châm thảo,… Ngoài ra trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, thì bạch hoa xà thiệt thảo còn được GS Đỗ Tất Lợi gọi là cây lưỡi rắn.


Bach hoa xà thiệt thảo là loài cỏ nhỏ, mọc bò lan và có thể sống đến hàng năm. Thân cây có màu nâu nhạt, tròn ở gốc, thân non có bốn cạnh, mang rất nhiều cành. Lá cây hình mác thuôn, có độ dài khoảng 1,5 – 3,5 cm, và chiều rộng 1 – 2 mm, nhọn ở đầu, màu xám, dai, gần như không có cuống, dỉnh lá lá kèm khía răng cưa. Hoa bạch hoa xà thiệt thảo mọc đơn độc, hoặc mọc theo đôi ở nách lá. Hoa loài cây này nhỏ, có ống đài hình cầu và có 4 lá đài hình giáo nhọn. Tràng gồm 4 cánh hoa, và nhị được dính ở họng ống tràng. Quả có hình cầu và hơi dẹt ở 2 dầu, bên trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.


Tác dụng của cây bạch hoa xà thiệt thảo trong y học


  • Theo Đông y, bạch hoa xà thiệt thảo có tính mát, không độc, vị ngọt, nhạt, hơi đắng, đi vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Cây có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc. Dùng trong điều trị chứng ho do phế nhiệt, các chứng ung nhọt, rắn cắn, viêm họng, viêm khoang bụng, viêm ruột thừa, kiết lỵ, sốt cao, hoàng đản,…
  • Bạch hoa xà thiệt thảo tuy là vị thuốc giải độc gan mới được biết đến. Loại cỏ này có được xếp vào nhóm thảo dược giải độc theo như cuốn “Dược học cổ truyền” của Bộ môn Dược học cổ truyền, thuộc trường Đại học Dược Hà Nội biên soạn.

Các bài thuốc sử dụng bạch hoa xà thiệt thảo để phòng và chữa bệnh về gan như sau:


  1. Bài thuốc trị bệnh viêm gan, vàng da: 40g bạch hoa xà thiệt thảo, 40g hạ khô thảo, 16g cam thảo 16g đem sắc lấy nước đặc rồi chế thành xi rô để uống trong ngày.
  2. Bài thuốc giải độc gan, lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo, Hạ khô thảo, Cam thảo đem sắc theo tỉ lệ 2 – 2 – 1 để uống.
Bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo

Sài đất – thảo dược giải độc gan

Gan là bộ phận có chức năng thải độc cho cơ thể, các chất vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan trở thành những chất cần thiết đi nuôi cơ thể, đồng thời gan cũng có nhiệm vụ chuyển hóa những chất độc hại thành những chất vô hại để đào thải ra ngoài cơ thể, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có thể kể đến các yếu tố như: nắng nóng gay gắt, hóa chất, lối sống không lành mạnh, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia…, khiến gan rất dễ bị tổn thương và suy giảm chức năng. Đặc biệt, vào dịp hè này, các biểu hiện như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, dị ứng càng tăng lên nhanh chóng. Dân gian thường gọi hiện tượng này là “ Nóng gan”. Do đó, để có một lá gan khỏe, ta cần phải giải độc gan!

Sài đất hay còn gọi là húng trám hay ngổ núi, là loài cây ưa ẩm, ưa sáng, mọc rất nhiều ở khắp nước ta. Sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc gan rất tốt. Nhân dân ở một số địa phương vẫn sử dụng sài đất tắm trị rôm sảy hoặc uống để đề phòng sởi, chữa sốt rét. Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy sài đất có tác dụng giảm đau, giảm sốt và kháng sinh rõ rệt. Bệnh viện Bắc Giang đã sử dụng sài đất điều trị cho các trường hợp viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, răng, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt,vv… cho kết quả tốt. Tuy nhiên, tác dụng hay được ứng dụng nhất là tác dụng kháng sinh trên các vi khuẩn gây mụn nhọt trên da, nên các bà mẹ thường sử dụng loài cây này để tắm cho con khi bị rôm sảy, mẩn ngứa. Ngoài ra, sài đất thường xuyên có mặt trong các bài thuốc giải độc gan, trị mụn nhọt, rôm sảy.


  1. Bài thuốc thanh nhiệt có thể dùng cây sài đất rửa sạch, ăn sống hàng ngày. Mỗi ngày ăn từ 100-200g, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, thải trừ độc cho gan, giảm mụn nhọt...
  2. Ngoài ra, có thể dùng trực tiếp lá sài đất tươi đã rửa sạch sắc với nước có thể thêm ít đường cho dễ uống, chia hai lần uống trong ngày, hoặc có thể dã nhỏ lá sài đất rồi hoà vơi 200 ml nước lọc, thêm chút muối cho dễ uống.

Lưu ý khi sử dụng cây sài đất


  1. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng sài đất trị bệnh tại nhà.
  2. Một số trường hợp có thể quá mẫn với thành phần của sài đất. Trước khi sắc uống hoặc đắp sài đất trên diện rộng, nên bôi một ít nước ra cổ tay. Nếu trong 1 ngày da không có biểu hiện bị kích ứng thì có thể dùng được.
  3. Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng sài đất cùng lúc với thuốc điều trị bệnh trong tây y vì chúng có thể tương tác gây ra phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.
  4. Cây sài đất rất dễ bị nhầm lẫn với cây lỗ cúc địa nên cần chú ý nhận biết để không hái nhầm thuốc. Cây lỗ cúc địa thường có lá ngắn hơn, hoa có hình dáng tương tự như sài đất nhưng màu vàng nhạt.
Cây sài đất
Cây sài đất

Diệp hạ châu

Được biết đến với tác dụng trong điều trị những bệnh về gan và giải độc hiệu quả, diệp hạ châu là cây thuốc quý được sử dụng nhiều trong Đông y. Cây thuốc này cũng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh thường gặp khác. Diệp hạ châu hay còn được gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, cỏ trân châu, diệp hòa thái.. Đây là loại thảo mộc nhỏ, cao từ 30-60 cm. Thân cây nhẵn, mọc thẳng đứng, phiến lá nhỏ giống lá cây phượng. Cây thường được mọc tại vùng nhiệt đới. Theo Đông y, diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt, có tính mát nên thường được sử dụng để giải độc, thanh lương huyết. Cây cũng có tác dụng lợi tiểu và sát trùng. Đặc biệt, thảo dược này có tác dụng điều trị bệnh gan, đem lại hiệu quả cao và không có nhiều tác dụng phụ. Diệp hạ châu có 2 loại là diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt. Trong đó, diệp hạ châu đắng có tác dụng điều trị cao hơn.


Những tác dụng chữa bệnh của diệp hạ châu


  • Diệp hạ châu được xem là giải pháp cho bệnh gan: Những nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, diệp hạ châu chứa một số enzyme như hypophyllanthin hay phyllannthin.. Chất này có khả năng giải độc và phục hồi chức năng gan. Bên cạnh đó, diệp hạ châu cũng có giúp làm tăng lượng glutathione. Đây là chất bảo vệ gan. Từ đó có tác dụng phục hồi chức năng gan. Theo một số tin tức y dược. tại Peru, diệp hạ châu là bài thuốc được sử dụng để tăng cường chức năng gan cũng như kích thích tế bào gan tiết mật. Cây thuốc này cũng được điều trị viêm gan hay viên túi mật tại một số quốc gia Nam Mỹ.
  • Đặc biệt, diệp hạ châu cũng được chứng minh là có tác dụng tiêu cực trong những trường hợp gan nhiễm mỡ hay viêm gan siêu vi như giảm lượng chất béo trong hạn, ngăn chặn sự phát triển của virut viêm gan B cũng như hạn chế hiện tượng viêm và hoại tử gan. Cây thuốc này được xem là giải pháp hiệu quả cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh về gan, mật.

Tác dụng giải độc hiệu quả


Không những có tác dụng tăng cường chức năng gan, diệp hạ châu còn có tác dụng giải độc hiệu quả. Thảo dược này thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, lở loét và côn trùng cắn. Một số kinh nghiệm dân gian cho thất, diệp hạ châU cũng có thể trị chứng viêm da, giang mai, viêm âm đạo hay viêm đường tiết niệu..


Cách sử dụng diệp hạ châu chữa bệnh


  • Sử dụng diệp hạ châu chữa viêm gan siêu vi: Diệp hạ châu đắng 16g, Nhân trần nam16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g. Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12g, Hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8g. Sự phối hợp giữa diệp hạ châu, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hoà bớt tính mát của Nhân trần và diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài.
  • Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt: Diệp hạ châu đắng 12g, Cam thảo đất 12g. Sắc nước uống hàng ngày thay trà.
Diệp hạ châu giải độc gan hiệu quả
Diệp hạ châu giải độc gan hiệu quả

Cà gai leo- Cây thuốc nam tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan

Cà gai leo – cây thuốc nam có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh; được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao. Đây là cây thuốc nam được đánh tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Cà gai leo là loại cây thuốc quý trong y học. Đây là loại cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hay hơn. Cà gai leo (tên khoa học: Solanum procumbens), còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm, là loài thực vật thuộc họ Solanaceae. Loài này Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển, phân bố ở các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam). Loài này được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.


Chắc hẳn cà gai leo không còn là cái tên quá xa lạ đối với chúng ta bởi công dụng và tính năng tuyệt vời của nó trong điều trị và phòng ngừa các bệnh về GAN với công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường chức năng giải độc của gan, giúp bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương gan do bia rượu, thuốc và hóa chất độc hại gây nên.
  • Hỗ trợ điều trị men gan cao, giúp giảm các triệu chứng của bệnh gan như: đau tức hạ sườn, vàng da, mệt mỏi.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan: viêm gan do rượu, viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan.

Sử dụng cây Cà gai leo để có tác dụng tốt nhất


Thu hái và chế biến: Dược sĩ Trần Văn Chện – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô. Người ta thông thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô để làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Người bị say rượu lấy rễ cây cà gai leo sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu. Ngoài ra, Cà gai leo còn được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu.

  1. Liều dùng: khoảng 16 – 20g rễ cây hoặc thân cành lá khô.
  2. Cách dùng: Có thể dùng dạng thuốc sắc, cao hoặc viên. Dùng ngoài thì lấy cây tươi giã nát, vắt nước uống và lấy bã đắp.

Một số bài thuốc chữa bệnh “thần kì” của Cà gai leo


Cà gai leo không phải một loại cây mọc hoang, không có tác dụng gì mà nó là một cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh của Cà gai leo:


Bài thuốc 1: Chữa viêm gan, phòng ngừa bệnh xơ gan

  1. Cà gai leo: 30g
  2. Dừa cạn: 10g
  3. Diệp hạ châu (cây chó đẻ): 10g

Tất cả đem sao vàng, sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.

Bài thuốc 2: Giải rượu

  1. Rễ Cà gai leo tươi rửa sạch, xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu.
  2. Hoặc dùng 100g rễ Cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, lấy nước cho người bị say rượu uống để giải say. Uống khi nước còn ấm, uống liên tục cho đến khi tỉnh.

Cây Cà gai leo là loại cây không khó tìm lại là loại cây dễ trồng, vì vậy chỉ cần bạn biết cách sử dụng Cà gai leo thì bạn sẽ thấy được những tác dụng “thần kì” của nó ngay. Chúc các bạn thành công trong việc chữa bệnh bằng cây Cà gai leo

Cà gai leo
Cà gai leo
Cà gai leo- Cây thuốc nam tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan
Cà gai leo- Cây thuốc nam tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan

Rễ cỏ tranh giải độc gan hiệu quả

Có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta đều đã một lần thử một cốc nước sâm mát lạnh trong những ngày hè nóng nực. Nhưng ít ai biết một trong những nguyên liệu làm ra nó lại chính là rễ cỏ tranh, một loại cây dại mà trước đây vẫn bị xem như là “kẻ thù của nhà nông”. Và lợi ích của nó không dừng lại ở một cốc nước sâm giải nhiệt.


Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ tranh có 18% là đường (cả đường glucose và fructose), đó là lý do vì sao rễ loại cây này lại có vị ngọt; cùng với các loại axit citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cylindrin. Chẳng phải đến bây giờ người ta mới biết đến những lợi ích của nó, rễ cỏ tranh đã được dùng làm thuốc từ 2.000 năm trước và là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Ngoài ra nó còn có mặt trong rất nhiều cuốn y thư cổ khác như Danh y biệt lục, Bản thảo kinh sơ, Đắc phổi bản thảo, Bản thảo cầu chân.

Cỏ tranh có ở nhiều quốc gia và ở mỗi nước, nó lại được dùng để chủ trị các loại bệnh khác nhau. Ở Cambodia, rễ tranh được kết hợp với vài loại thảo mộc khác để trị bệnh trĩ. Ở Trung Quốc, rễ loại cây này được dùng để hạ sốt, trị nôn mửa, phù thủng. Còn người châu Phi lại dùng cỏ tranh để trị bệnh lậu và các rắc rối ở đường tiết niệu.


Khi dùng làm thuốc, bạn phải cắt bỏ phần rễ nằm trên mặt đất, chỉ lấy phần rễ nằm dưới mặt đất, bổ sạch bẹ, lá, rễ con. Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn. Từ rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo cách bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này có thêm những tên gọi khác nhau. Rễ cỏ tranh tươi, rửa sạch, thái nhỏ thì được gọi là sinh mao căn. Rễ cỏ tranh tẩm nước cho mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụ thì được gọi là bạch mao căn. Lấy bạch mao căn cho vào nồi sao cho thuốc chuyển sang màu đen, bỏ ra phơi khô thì được mao căn thán.


Theo Đông y, rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu. Những người gan yếu do hút thuốc, uống rượu bia nhiều hoặc các rắc rối về chức năng gan, có thể dùng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh để thanh lọc, giải độc, làm mát gan.

  1. Bạn có thể dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống theo cách sau: Lấy 200g sinh mao căn sắc với 700ml nước, đun to lửa, khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa đun tiếp 7-10 phút, lọc lấy nước, uống thay chè, dùng trong ngày.
  2. Uống liên tiếp 10-15 ngày. Bạn có thể nghỉ một thời gian rồi uống lặp lại 10-15 ngày nữa.

Mao căn cũng có thể nấu với thịt lợn nạc để làm thành món ăn bài thuốc. Dùng 150g sinh mao căn, 50g bạch anh tươi, 150g thịt lợn nạc thái lát mỏng. Cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, ăn 1 lần/ngày, liêu tục trong 10-15 ngày có tác dụng giải độc gan hiệu quả.

Rễ cỏ tranh
Rễ cỏ tranh

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?