Việc sử dụng Internet trong công việc và trong cuộc sống đã là một thói quen không thể thiếu đối với mỗi người. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực của nó, thì cũng có những nguy hiểm, những chiêu lừa đảo qua mạng xã hội mà bạn cần phải để ý và cảnh giác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những chiêu lừa đảo phổ biến để có thể biết và tránh xa chúng nhé!
Lừa trúng xe Liberty, Honda...
Không chỉ trên facebook, mà ngay cả trên zalo cũng có những chiêu thức lừa đảo hết sức tinh vi, điển hình là những tin nhắn lừa trúng thưởng xe máy Liberty. Các tin nhắn đều có chung nội dung là bạn đã được trúng thưởng xe máy với một số tiền mặt nhất định cùng mã số dự thưởng, yêu cầu bạn truy cập vào website cho trước để nhập mã dự thưởng, sau khi click vào link đó, hình thức để bạn “đóng phí” nhận thưởng đó là những mệnh giá thẻ cào điện thoại, thẻ game… Đừng “nhẹ dạ” mà tin vào những điều đó nhé!

Chiếm đoạt tài khoản của người dùng
Hình thức nguy hiểm hơn là những nick bị đánh cắp này sẽ tự động tag tên của bạn bè trong List Friend vào các trang mạng không chính thống, những link nhiễm virus để tăng thêm người bị hại. Hoặc có thể đăng tải những thông tin sai trái, lừa đảo, cứ như thế, hình thức lừa đảo này càng ngày càng lan rộng ra và không có điểm kết thúc.

Lừa tiền bằng Facebook giả
Kinh doanh online mang lại rất nhiều sự tiện ích nhất định, nhưng đồng thời, cũng mang lại nhiều tác hại nguy hiểm cho những người ham mê mua hàng online với những chiêu thức lừa đảo tinh vi. Việc giao dịch trên mạng đôi khi có thể rất đơn giản, khi người mua hàng chỉ xem hàng, trao đổi trực tiếp trên các phần bình luận, rồi cung cấp cho shop những thông tin cá nhân để xác nhận việc giao dịch. Chính đó là cơ hội khiến cho những kẻ lừa đảo thực hiện hành vi của mình bằng những facebook giả mạo người dùng để lừa tiền từ người thân của những người dùng muốn mua hàng đó.

Lừa đảo qua thư điện tử
Tuy nhiên, không có bất cứ dự án đầu tư nào hết, mà thật ra chỉ là một hình thức lừa đảo thông tin cá nhân và nhằm vào việc buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác đang diễn ra ở Nam Phi và Châu Á trong thời gian qua mà thôi.

Lừa bán hàng hiệu bằng Facebook giả
Khi có khách hàng muốn mua hàng trên facebook thật, chúng sẽ ngay lập tức nhắn tin cho khách hàng bằng facebook giả, yêu cầu khách hàng chuyển tiền cho chúng đến một số tài khoản ngân hàng nhất định. Bởi tâm lí muốn mua hàng, không có điều kiện đi xa khi đặt hàng ở các tỉnh khác và facebook có vẻ không có gì xấu nên khách hàng sẽ ngay lập tức chuyển khoản ngay.

Dựng trang web giả
Với chiêu lừa đảo này, kẻ xấu sẽ lợi dụng những trang web giả mà chúng tạo dựng ra để lừa các bạn đó. Chúng chỉ cần giả danh thành một loại dịch vụ mà bạn đang sử dụng, để khai thác mọi thông tin cá nhân, kể cả thông tin về số tài khoản ngân hàng của bạn hoặc lừa tiền bạn bằng cách nạp thẻ điện thoại.
Đặc biệt là những web game giả là điều thu hút nhiều người nhất, bởi cộng đồng chơi game hiện nay là rất đông đảo và nhu cầu chơi game đang ngày càng gia tăng.

Lừa nạp thẻ Viettel
Trong khoảng thời gian gần đây, có rất nhiều phản ánh của người dùng trên các trang mạng xã hội khi liên tục nhận được những tin nhắn nạp thẻ nhân dịp tri ân khách hàng … Để được nạp thẻ thì khách hàng phải truy cập vào trang web mà họ cung cấp. Nếu click vào thì chắc chắn là bạn đã bị dính vào chiêu thức lừa đảo rồi, tiền nạp thể không thấy đâu mà tài khoản tiền của bạn lại mất hoàn toàn.

Tạo thông báo giả trên website
Từ những ngày đầu của việc sử dụng Internet đã có xuất hiện hình thức này, khi hiển thị lên các bảng thông báo giả dưới dạng cửa sổ Windows, chúng sẽ thông báo rằng máy tính của bạn hiện đang bị dính virus và yêu cầu bạn truy cập vào những trang web khác để sửa lỗi hoặc quét virus trong máy tính bạn. Nhưng, đó mới chính là những trang web độc có thể gây virus cho máy tính của bạn, khiến hệ thống bị tê liệt nhằm đánh cắp các thông tin cá nhân của bạn với mục đích xấu.

Nhắn tin rằng “Bạn Trúng Thưởng”

Giả mạo quản trị game, ngân hàng, dịch vụ…
Đây cũng là một hình thức lừa đảo vô cùng phổ biến hiện nay, có thể nói là dễ khiến người khác tin tưởng hơn. Khi những kẻ lừa đảo sử dụng các tài khoản email ảo với các tên gọi như admin, quantri… để gửi cho bạn những email với nội dung là tài khoản của bạn đã bị hack, cần phải cung cấp lại các thông tin cá nhân, tên tài khoản cũng như mật khẩu để xác nhận lại việc vừa đổi lại mật khẩu. Và tất nhiên, nếu bạn trả lời thì đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất tài khoản của mình rồi.
