Top 5 Con bọ và nhện chúng ta không nên giết hại

Theo nghiên cứu, một con bọ rùa có thể ăn hơn 5.000 loài gây hại trong suốt cuộc đời của nó. Có rất nhiều loài bọ và nhện tương tự cũng thực sự có ích cho chúng ta. Một số chúng thụ phấn cho cây trồng và ăn côn trùng có hại. Thay vì bị giết hại, chúng thực sự đáng được bắt và thả ra bên ngoài để giúp ích cho chúng ta. Cùng Toplist điểm qua những con bọ và nhện có lợi, chúng ta không nên giết hại nhé!

Bọ xít

Bọ xít là loại con trùng có mùi khá khó chịu mỗi khi bạn gặp chúng ở trong vườn hoặc nhà ở nhưng chúng chỉ cố gắng tìm một nơi ấm áp để tồn tại trong thời tiết lạnh giá. Nhưng tốt nhất bạn không nên xịt hoặc giết chúng, ngay cả khi chúng tiết ra mùi hôi như một biện pháp phòng vệ. Chúng cũng săn mồi sâu bướm, bọ ăn thực vật và rệp, vì vậy tốt hơn hết bạn nên cố gắng thả chúng ra ngoài trời. Bên cạnh đó, Bọ xít có thể chữa bệnh dạ dày và chảy máu dạ dày, đồng thời chữa được viêm họng và thúc đẩy tiêu hóa rất công hiệu.


Đặc điểm chung của loài bọ xít là cả con trưởng thành, cũng như ấu trùng của chúng đều thích ăn rầy nâu với khả năng khá lớn, trung bình mỗi một con bọ xít hằng ngày “xơi tái” cả chục con rầy nâu, sâu hại lúa. Bọ xít thuộc loại côn trùng bắt mồi ăn thịt (predator), chúng không ăn thực vật, nên đây đúng là ưu thế tuyệt đối khi nuôi để thả ra ruộng đồng làm thiên địch “nhân tạo”. Bên cạnh đó, Bọ xít có thể chữa bệnh dạ dày và chảy máu dạ dày, đồng thời chữa được viêm họng và thúc đẩy tiêu hóa rất công hiệu.


pixabay.com
pixabay.com
Bọ xít cũng là loại động vật có ích cho nông nghiệp
Bọ xít cũng là loại động vật có ích cho nông nghiệp

Bọ rùa

Con vật tiếp theo Toplist muốn nhắc đến đó là Bọ rùa. Bọ rùa có hình thái đặc trưng là hình bán cầu trông giống như một con rùa tý hon, đường kính chỉ khoảng 5–6 mm, với đầy đủ đặc điểm của loài cánh cứng thuộc lớp sâu bọ. Bọ rùa thường có màu sặc sỡ nổi bật là đỏ, cam hoặc vàng với các đốm xẫm màu trên mặt lưng của cánh.


Bọ rùa thường sống ngoài trời và chúng có lớp vỏ rất đẹp và hấp dẫn vì thế loài này ít khi bị con người giết hại. Chúng không chỉ đẹp mà còn cực kỳ hữu ích, bọ rùa ăn các loài gây hại trong vườn như rệp, bọ ve, ruồi giấm và bọ trĩ giúp cây trồng khỏe mạnh, tránh bị sâu bệnh. Một con bọ rùa có thể ăn hơn 50 con rệp mỗi ngày, chúng sẽ giải quyết sạch sẽ những con vật gây bệnh và phá hoại cây trồng.

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Bọ ngựa

Bọ ngựa là một loài côn trùng bí ẩn, kì dị không chỉ từ hình dáng tới tập tính kiếm ăn mà chúng còn là một sát thủ tí hon. Với cái đầu có khấc cổ rất linh hoạt, bọ ngựa có thể quay ngoắt 180 độ để quan sát con mồi. Đôi mắt luôn mở to và có thể nhìn xa tới khoảng cách 1,5 mét. Bên cạnh đó, Bọ ngựa là loài có ích cho nông nghiệp, chống lại sâu bệnh trong vườn. Một loài duy nhất có thể ăn hàng chục loại côn trùng sẽ giúp cây của bạn không bị hư hại. Bọ ngựa hữu ích đến nỗi một số người thậm chí sẽ mua những chúng để tự thả trong vườn của họ nhằm ngăn chặn các loài côn trùng khác làm hỏng cây cối.


Bọ ngựa có thể không mấy gần gũi với con người, nhưng sự thực chúng không phải là loài vật kỳ lạ hay độc ác. Mặc dù trông chúng có vẻ ghê sợ, nhưng chúng lại mang nhiều lợi ích cho con người. Bọ ngựa là một tạo vật của tự nhiên và tự nhiên chính là nơi chúng thuộc về. Nếu bạn không thích bọ ngựa, thì chỉ cần đuổi chúng ra khỏi nhà, không nên giết hại chúng.

Bọ ngựa là loại động vật mang khá nhiều lợi ích, không đáng sợ như chúng ta tưởng tượng
Bọ ngựa là loại động vật mang khá nhiều lợi ích, không đáng sợ như chúng ta tưởng tượng
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Nhện

Nhện là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc ngành chân khớp, lớp hình nhện. Cơ thể của chúng chỉ có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng, chúng có tám chân, đôi kìm có tuyến độc, miệng không hàm nhai, không cánh. Các bộ khác trong lớp hình nhện bao gồm bọ cạp, ve bét,... Tất cả các loài nhện đều có khả năng làm màng nhện, một thứ sợi mỏng nhưng bền như tơ bằng chất đạm, tiết ra từ phần sau cùng của bụng. Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng. Nhiều loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số loài khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích.


Bạn có thể sợ nhện vì chúng di chuyển nhanh và có quá nhiều chân. Nhưng chúng là một phần quan trọng trong hệ sinh thái của chúng ta, nó có thể bắt các con vật gây hại cho sức khỏe con người. Nhện đôi khi tạo mạng nhện để bắt các loài nhện và động vật gây hại khác, thậm chí cả côn trùng mang bệnh như muỗi.

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Ong mật

Ong mật là một phần vô cùng quý giá trong hệ sinh thái của chúng ta. Chúng thu lượm mật hoa nhờ đó mà hoa và cây trồng được thụ phấn. Với sứ mệnh mang mật ngọt cho đời, con ong mật chăm chỉ ghé thăm 100 bông hoa chỉ trong một chuyến đi và trong chuyến đi đó, chúng thụ phấn và tạo ra được vài bông hoa trong vòng một ngày. Chính nhờ loài côn trùng này mà nhiều loài cây được thụ phấn, tăng khả năng đậu quả. Ở một khía cạnh khác, ong chính là loài thiên địch có ích trong các mô hình nông nghiệp hữu cơ, một số loài ong có thể tiêu diệt các loài côn trùng gây hại giúp hạn chế được việc dùng hóa chất trong nông nghiệp.


Các sản phẩm từ ong mật mà được con người khai thác nhiều đó là: mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa,… Trong đó, sản phẩm từ ong phổ biến nhất có thể kể đến đó là mật ong, mật ong được sử dụng như là thực phẩm giúp ích cho sức khỏe con người ví dụ như chữa ho, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh. Ngoài ra, mật ong còn được sử dụng như một sản phẩm làm đẹp nhờ công dụng trị mụn, dưỡng da, làm mềm da, tẩy tế bào chết,… Vậy chúng ta không nên giết hại những chú ong mật, mà hãy bảo vệ chúng!

Ong mật thụ phấn cho cây trồng
Ong mật thụ phấn cho cây trồng
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?