Top 4 Dạng đề thi quan trọng nhất trong nghị luận văn học

Dưới đây là những dạng đề thi quan trọng nhất phần nghị luận văn học nằm trong đề thi THPT Quốc gia. Khi nắm được các dạng đề thi các bạn có thể xác định được cách làm các dạng đề, để tránh không bị lạc đề, từ đó có thể viết văn được trôi chảy. Cùng Toplist tìm hiểu những dạng đề thi này nhé:

Dạng phân tích kết hợp nhận xét

Dạng phân tích kết hợp nhận xét là dạng đề quan trọng nhất lặp lại nhiều năm liền trong kỳ thi THPT Quốc gia. Có rất nhiều các đề minh họa ra gần đây cũng là dạng đề phân tích kết hợp nhận xét. Đề thi như vậy có sự phân hóa dễ khó dành cho học sinh.


Ví dụ: Cảm nhận của anh chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Hương của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.


Ví dụ: Phân tích đoạn thơ trên trong bài sóng từ đó nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.


Cách làm dạng bài này, trước hết học sinh phải xác định được chủ đề, nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. Sau đó, xây dựng thành các luận điểm tương ứng để triển khai phân tích, cảm nhận. Nếu đề thi có thêm vế thứ 2 (vế phụ), thì sau khi phân tích và đánh giá khái quát, học sinh phải có phần nhận xét, bình luận theo đúng yêu cầu của vế phụ.

Dạng phân tích kết hợp nhận xét
Dạng phân tích kết hợp nhận xét
Dạng phân tích kết hợp nhận xét
Dạng phân tích kết hợp nhận xét

Dạng nghị luận văn học kết hợp liên hệ vấn đề xã hội

Từ một vấn đề trong tác phẩm đề bài có thể yêu cầu liên hệ đến vấn đề đã đang xảy ra trong đời sống để rút ra những bài học và những thông điệp trong cuộc sống.


Ví dụ: Phân tích vẻ đẹp đoạn thơ sau trong bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm từ đó liên hệ đến vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.


Ví dụ: Cảm nhận sức sống mãnh liệt nhân vật Mị qua đoạn văn chấm chấm chấm từ đó anh chị có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của ý chí trước nghịch cảnh


Với cách làm dạng bài này, các em trước hết phải nắm được nội dung tác phẩm, giải thích phân tích được từ khóa đề cập trong đề, sau đó khái quát cách hiểu chung. Sau khi giải thích xong phải bám vào nội dung để xây dựng các luận điểm và lấy dẫn chứng để phân tích, liên hệ rút ra các bài học hay thông điệp trong cuộc sống.

Dạng nghị luận văn học kết hợp liên hệ vấn đề xã hội
Dạng nghị luận văn học kết hợp liên hệ vấn đề xã hội
Dạng nghị luận văn học kết hợp liên hệ vấn đề xã hội
Dạng nghị luận văn học kết hợp liên hệ vấn đề xã hội

Dạng nhận định - ý kiến

Đề bài sẽ cho một câu nói, một nhận định nào đó về tác giả, tác phẩm hoặc giai đoạn văn học. Từ đó phân tích và chứng minh làm sáng tỏ ý kiến của mình.


Ví dụ: Nhận định về đóng góp của Nguyễn Minh Châu đối với nền văn học mới, nhà văn Nguyễn Ngọc cho rằng: "ông là người mở đường tinh anh và tài năng nhất" hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"


Ví dụ: Thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn điều đó được thể hiện như thế nào qua bài thơ Việt Bắc.


Với dạng đề này, các bạn cần dẫn dắt đúng hướng vấn đề. Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản. Bước định hướng là khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ để và xác định đề bài cần gì, hỏi gì. Sau đó, giải thích cắt nghĩa các cụm từ, lí giải tại sao lại có những nhận định đấy, khẳng định tính đúng đắn thông qua việc phân tích tác phẩm.

Dạng nhận định - ý kiến
Dạng nhận định - ý kiến
Dạng nhận định - ý kiến
Dạng nhận định - ý kiến

Dạng so sánh

Vấn đề về so sánh khá đa dạng có thể đối chiếu hai đoạn thơ hai nhân vật hai yếu tố giữa hai hoặc trong cùng một tác phẩm.


Ví dụ: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) từ đó anh chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.


Đưa ra cách làm với dạng đề này, các bạn học sinh phải xác định đây là dạng đề liên hệ để so sánh không phải là so sánh hai đối tượng song song. Phần thân bài cần tập trung làm rõ đối tượng thứ nhất. Đơn cử như với đề nêu trên là phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài rồi sau đó mới liên hệ đến đối tượng thứ hai là sự đối lập giữa thành cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu. Sau khi phân tích xong phải có phần nhận xét đánh giá chung về cách nhìn của tác giả.

Dạng so sánh
Dạng so sánh
Dạng so sánh
Dạng so sánh

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?