Ngày nay, cùng với sự phát triển của thế giới, áp lực trong công việc và cuộc sống cũng vì thế mà gia tăng. Do đó, để kiểm soát được tinh thần của bản thân dần trở thành một điều không dễ dàng. Nhiều người với triệu chứng của bệnh trầm cảm không tự nhận mình bị trầm cảm. Một số người không tự nhận thức những triệu chứng này, trong khi những người khác có thể gặp khó khăn trong việc thừa nhận mình bị trầm cảm. Đây có lẽ là một vấn đề tế nhị. Một cá nhân có thể cảm thấy thất bại hoặc rằng người khác sẽ đánh giá mình. Tham khảo những dấu hiệu dưới đây và cố gắng điều tiết cảm xúc của mình nhé.
Tự ti về bản thân
Luôn cảm thấy mình bất tài, vô dụng và chẳng làm được việc gì có ích. Luôn tự vơ sai lầm về phía mình và tràn ngập cảm giác tội lỗi. Tự nhận thấy bản thân không xứng với chính mình và những người xung quanh, nên luôn thu gọn vào một góc và chẳng tiếp xúc với ai.
Nội tâm của bệnh nhân trầm cảm luôn trong tình trạng phê bình, tự phê bình một cách ghê gớm thậm chí chúng hủy hoại tâm trạng của bệnh nhân. Việc đấu tranh tư tưởng, tự trách và hạ thấp bản thân là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm nặng. Người bệnh thường tự trách bản thân với những câu hỏi ngỏ như: mình thật vô tích sự, lẽ ra mình phải làm thế này, mình thật chẳng ra sao,… lối suy nghĩ ngày đã tự làm tổn thương người bệnh khiến người bệnh càng thêm buồn rầu chán nản và dẫn đến tuyệt vọng.
Sự tuyệt vọng đeo bám người bệnh khiến họ cảm thấy tuyệt vọng với bản thân, không còn mong muốn tìm cách điều trị trầm cảm. Sự tuyệt vọng sẽ lớn dần lên theo tình trạng phát triển xấu đi của chứng trầm cảm. Cho dù ngoại hình, màu da, tôn giáo, sắc tộc…của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình. Chỉ có chính bạn mới có thể ra lệnh cho mình làm gì, nghĩ gì và tin vào điều gì. Tất cả mọi người trên Thế giới đều được sinh ra, lớn lên và già đi như nhau. Vì vậy chẳng có lý do gì để bạn tự ti về bản thân mình yếu kém hơn những người khác cả.
Nếu bạn thấy rằng mình cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống thì hãy thực hiện ngay. Tuy nhiên, chắc chắn rằng những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc thực sự cho bản thân chứ không phải để gây ấn tượng với mọi người. Hãy bắt đầu bằng những điều nho nhỏ như giúp đỡ những người xung quanh, tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc hay học những điều mới mẻ và các kỹ năng sống. Bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc và viết của mình, tạo nhịp sống năng động với các bài tập thể dục, học cách quản lý thời gian hay thay đổi các thói quen để ngày càng hoàn thiện bản thân.
Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột
Bạn luôn có cảm giác thèm ăn dẫn đến việc tăng cân; hoặc ngán ngẩm, không muốn ăn khiến bạn giảm trọng lượng cơ thể. Nếu tình trạng cứ như vậy trong một khoảng thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Vì dù có là bị trầm cảm hay không thì những dấu hiệu thế này cũng vô cùng nghiêm trọng, cần được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Khi thường xuyên bị stress, cơ thể sản sinh ra adrenaline và hormone cortisol nhiều hơn mức bình thường. Cortisol khiến cơ thể tích tụ chất béo và dễ gây béo phì. Do đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, khó ngủ hoặc cảm thấy mất hứng thú với những sở thích trước kia, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ tâm thần để có những điều chỉnh cần thiết.
Việc ngủ quá ít làm gia tăng nồng độ hormone ghrelin – đóng vai trò tạo tín hiệu cho cơ thể biết đã đến giờ ăn, đồng thời làm giảm nồng hộ leptin – hormone truyền đi cảm giác no bụng. Việc thức khuya để “cày” thêm một tập phim có thể khiến bạn tăng cân. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Sleep vào năm 2018, những người ngủ thêm một giờ/tuần tiêu hao nhiều chất béo hơn những người ngủ ít hơn một giờ. Cả 2 đối tượng đều ăn cùng lượng calo/kg trọng lượng cơ thể.
Nếu trước đây, người bệnh có trí nhớ rất tốt khả năng tập trung cao thì khi mắc trầm cảm người bệnh sẽ bắt đầu quên đi những điều cơ bản, tự dưng không thể nào nhớ được tên, số điện thoại của người nhà. Hay trong liên tục quên deadline công việc, quên đón con, không thể đưa ra được quyết định và lựa chọn của bản thân… Sự mất tập trung, khó ghi nhớ này sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Nó là tiền đề của những hành vi hành động không kiểm soát được.
Luôn lo lắng, vô vọng
Chẳng có nguyên nhân nào nhưng bạn vẫn luôn thấy lo lắng cho hiện tại và tương lai. Bạn cảm thấy mọi thứ thật tồi tệ, mơ hồ; tương lai ảm đạm, mù mịt, không một tia hi vọng. Suy nghĩ quá nhiều và tiêu cực. Bệnh trầm cảm cũng xuất hiện những dấu hiệu như thế này.
Lo lắng, lo âu là trạng thái tâm lí do lo lắng quá mức trong thời gian dài gây ra. Người bị rối loạn lo âu thường trong trạng thái kinh hãi quá mức đối với mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những biểu hiện cảm xúc này rất khó kiểm soát, làm cho người bệnh luôn chìm trong trạng thái kinh sợ kéo dài. Lo lắng lan tỏa: luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Những người bị chứng lo âu lan tỏa lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng mà không biết tại sao. Họ thường có những biểu hiện khác đi kèm như mất ngủ, bồn chồn, nóng rát dạ dày, bất an, mệt mỏi...
Có vấn đề về giấc ngủ: ngủ không được ngon giấc, không có cảm giác thư thái trong lúc ngủ và sau khi tỉnh giấc, người bệnh khó bình tĩnh trở lại. Sợ hãi vô lí: tim đập nhanh, những cơn hoảng hốt sợ hãi luôn thường trực, thở dồn dập, run rẩy chân tay, buồn nôn, thậm chí có khi cảm giác như mất kiểm soát bản thân hoặc cảm thấy như bị điên. Ở người bệnh còn kèm theo trạng thái sợ đám đông hoặc sợ ở một mình, ngại đến những nơi công cộng.
Biểu hiện về cảm xúc: lo lắng và sợ hãi quá mức trước những sự việc không đáng lo ngại, cảm giác sợ chết, dễ bị kích thích, mất tập trung và chú ý vào công việc, cảm giác căng thẳng, đứng ngồi không yên hay giật mình, luôn bị ám ảnh bởi những điều tồi tệ sẽ đến với mình. Biểu hiện của cơ thể: tim đập nhanh, vã mồ hôi, nóng rát ở dạ dày, hoa mắt, chóng mặt, đi tiểu nhiều, thở dồn dập, run rẩy và co giật chân tay, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ thường xuyên.
Thái độ bi quan
Bi quan là một thái độ tinh thần trong đó một kết quả không mong muốn được dự đoán từ một tình huống nhất định. Những người bi quan có xu hướng tập trung vào những tiêu cực của cuộc sống nói chung. Tuy rằng trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy thoải mái, vui vẻ, sẽ có những khoảng thời gian cảm giác trống rỗng, buồn chán, thấy như cả thế giới đang chống lại mình... cứ mãi đeo đẳng ta. Nhưng ngay cả những khi chẳng vì lí do gì cả mà bạn cũng buồn bã, chán nản không thôi thì hãy cẩn thận, đó chính là dấu hiệu của bệnh trầm cảm đấy. Chúng ta hay nghĩ rằng những người xung quanh đang xa lánh và không quan tâm đến chúng ta.
Chúng ta luôn cảm thấy lúc nào cũng chỉ có một mình, những người khác như không tồn tại hoặc chẳng giúp đỡ được gì. Tất cả những thái độ bi quan đó đều là biểu hiện khá nổi bật của bệnh trầm cảm. Những người bi quan thường sẽ tìm kiếm đến sự tồi tệ và đến tận cùng của mọi vấn đề, tại sao lại như vậy? Thực tế, có thể nhìn nhận theo hai cách nhìn khác nhau. Cuộc sống không thể lúc nào cũng tốt đẹp, may mắn và quan trọng hơn cả chính là thái độ sống của bạn như thế nào. Nếu như bạn cứ mãi sống trong bóng tối và cho rằng mình là người xui xẻo thì chắc chắn sẽ khó có thể có được động lực vươn lên và chạm tới cuộc sống tốt đẹp được.
Ghen ghét bạn bè là một trong những biểu hiện rõ ràng của người sống bi quan. Bạn nhìn đâu cũng thấy sự hoài nghi và không tin tưởng một ai, luôn cho rằng bạn bè xung quanh là những người đã đẩy bạn vào cuộc sống đau khổ, bế tắc. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng cuộc sống không thể nào cứ một mình đối mặt với mọi thứ và không phải ai cũng là người xấu mà điều quan trọng là bạn có nhận ra được điều tốt đẹp đó hay không.
Giảm hứng thú với sở thích của mình và tình dục, hay cáu gắt
Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng bạo lực hơn. Họ trở nên dễ cáu giận, nổi nóng khó chịu một cách khó hiểu không rõ nguyên nhân. Chả hạn như trong bữa cơm gia đình, mọi người đang thảo luận với nhau vui vẻ nhưng bản thân người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất khó chịu, bực bội trong người thậm chí là bỏ ăn, cáu gắt, ném bát đũa, lo ố và chửi rủa.
Trước đây có thể bạn rất thích nấu ăn nhưng bỗng dưng bạn không còn hứng thú với sở thích này đối với người trầm cảm là dễ hiểu. Người trầm cảm có thể mất hứng thú với những thứ trước đây họ vô cùng yêu thích chính điều này khiến cho họ dễ bị cảm giác cô độc, chỉ muốn thu mình lại và chúng sẽ khiến trầm cảm thêm trầm trọng.
Ngoài ra giảm hứng thú với tình dục cũng là một biểu hiện của người trầm cảm. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có tới 75% bệnh nhân trầm cảm giảm hoặc mất hứng thú trong tình dục, đây được xem là một trong những dấu hiệu sớm của người bị bệnh.
Mất hứng thú tình dục có thể xảy ra đối với các bà mẹ bị bệnh trầm cảm sau sinh, thường kéo dài một thời gian, nên các ông bố cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi mẹ hết trầm cảm. Các ông bố nên kiên nhẫn và cố gắng an ủi vợ hồi phục khỏi trầm cảm sau sinh. Cách giúp các bà mẹ cảm thấy thoải mái bao gồm đụng chạm nhẹ, ôm ấp và vuốt ve để mang lại cảm giác an toàn.
Căng thẳng và quan tâm tới cái chết
Khi người trầm cảm đã căng thẳng tột độ và thường xuyên tự hỏi mục đích sống của mình, tức là họ đang nghĩ tới tự vẫn. Đây là dấu hiệu rõ ràng và quan trọng nhất. Đối với trẻ em, việc quan tâm đến cách mà những người trong gia đình đã ra đi là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm và theo dõi. Những người như vậy luôn thấy lẻ loi, cô đơn và đặc biệt vô cùng đau khổ. Hãy chú ý và cố gắng tìm cách chia sẻ với họ.
Suy nghĩ tiêu cực muốn chấm dứt cuộc đời hoặc lên những kế hoạch tự sát rất hay có ở người trầm cảm. Nếu chú ý, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu ở người trầm cảm muốn tự sát như có kế hoạch tự sát (chuẩn bị thuốc ngủ, dây thừng, xăng, thường nhìn vô định từ một vị trí cao…), tự gây tổn thương cho mình (cào, tự cắt vào da thịt…), hoặc đã từng tự tử trước đây. Khi có những dấu hiệu này thì đây là một tình trạng báo động khẩn cấp và người bệnh cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Người trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực và họ tự nghĩ ra những cơn đau rồi khuếch đại chúng. Sẽ không có loại thuốc giảm đau nào có thể giải quyết cơn đau do trầm cảm. Bởi bản thân người bệnh chứa nội tâm quá nhiều nỗi buồn phiền nên những cơn đau vô căn tìm đến để giúp nội tâm bộc lộ. Chỉ khi được điều trị đúng nguyên nhân trầm cảm thì những triệu chứng đau mới biến mất.
Nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ là trầm cảm đừng chần chừ hãy đi thăm khám hoặc chia sẻ với chúng tôi để đưa ra được những nhận định và lời khuyên tốt nhất! Thực hiện bài test trầm cảm nhanh để biết được mức độ trầm cảm.
Mất ngủ hoặc ngủ quá mức
Người trầm cảm thường rất khó ngủ, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và không ngủ tiếp được nữa. Nhiều người thì có phản ứng ngược lại, luôn thèm ngủ và ngủ nhiều quá mức. Đương nhiên, cả 2 điều này đều không bình thường và không mang lại kết quả tốt đẹp.
Nghiên cứu năm 2008, đăng trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience năm 2008 chỉ ra rằng khoảng ¾ người bị trầm cảm sẽ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Người trầm cảm khó có thể ngủ được; việc đi vào giấc ngủ gặp nhiêu khó khăn; tỉnh dậy nửa đêm…. Sự mệt mỏi, lo lắng, stress liên tục càng kéo theo việc khó ngủ, mất ngủ. Rồi khó ngủ mất ngủ lại khiến cho tâm trạng mệt mỏi càng trở nên trầm trọng hơn.
Một số trường hợp còn gặp các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, mộng du. Rối loạn giấc ngủ là một trong số những biểu hiện sớm và phổ biến ở người trầm cảm. Bị mất ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến người già và còn gặp ở những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thay đổi về thói quen ngày hàng ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ trên một số đối tượng.
Những rối loạn liên quan đến giấc ngủ là những hiện tượng bất thường xãy ra bất chợt trong khi ngủ hoặc nó xãy ra ở giữa ngưỡng thức và ngủ. Rối loạn nhịp thức ngủ có liên quan với sự thay đổi chỗ ngủ. Những bệnh nhân thường không thể ngủ khi họ muốn ngủ, mặc dù họ có thể ngủ ở những khoảng thời gian khác. Do đó họ không thể thức hoàn toàn khi họ muốn, nhưng họ có thể thức trong những khoảng thời gian khác. Những rối loạn này không tạo ra chứng mất ngủ hoặc ngủ nhiều mặc dù lời phàn nàn đầu tiên thường là sự mất ngủ hoặc ngủ nhiều. Rối loạn nhịp thức ngủ có thể xem như là sự sai lệch các hoạt động giữa thức và ngủ.
Ngại giao tiếp
Những người ngại giao tiếp vì nhút nhát, sợ hãi đa phần là những người tự ti, cảm thấy ngại ngùng khi nói chuyện với người lạ. Với những người thân thuộc, họ cũng không biết nói gì từ đó mối quan hệ trở nên càng xa cách, và cuối cùng họ cảm thấy chán nản, mệt mỏi… Những người này không biết nói chuyện như thế nào cho hay, cho thuyết phục nên càng ngày càng không muốn trò chuyện với người khác.
Những người không thích giao tiếp lại là những người thường thích sống một mình, độc lập và không thích kết bạn làm quen gì cả. Việc nói chuyện với họ không gặp vấn đề gì, song họ lại không thích trò chuyện với người khác. Có thể nếp sống, thói quen của họ đã trở thành đặc điểm ăn sâu vào tính cách của họ, và họ trở nên khép kín hơn, không thích giao du với nhiều người.
Những người trầm cảm thường ít tiếp xúc với người khác, kể cả người thân. Họ không muốn giao tiếp hay nói chuyện và thường có xu hướng thích ở một mình. Do đó, bạn sẽ luôn thấy ở những người có dấu hiệu trầm cảm cảm giác cô độc, chán nản, lẻ loi. Không chỉ tâm lý, tâm trạng bị ảnh hưởng do trầm cảm gây ra. Không ít bệnh nhân than phiền về tình trạng đau nhức xương khớp hay rối loạn tiêu hóa.
Người trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực và họ tự nghĩ ra những cơn đau rồi khuếch đại chúng. Sẽ không có loại thuốc giảm đau nào có thể giải quyết cơn đau do trầm cảm. Bởi bản thân người bệnh chứa nội tâm quá nhiều nỗi buồn phiền nên những cơn đau vô căn tìm đến để giúp nội tâm bộc lộ. Chỉ khi được điều trị đúng nguyên nhân trầm cảm thì những triệu chứng đau mới biến mất. Khi gặp các cơn đau, mệt mỏi mãn tính mà không tìm ra được nguyên nhân và hướng giải quyết hãy đến gặp chuyên gia, bác sĩ tâm thần vì đó có thể là biểu hiện trầm cảm.
Hay mệt mỏi, không có bất kì hứng thú nào
Luôn trong trạng thái mệt mỏi, chẳng còn chút sức lực hay năng lượng nào. Không có hứng thú với bất kì cái gì, kể cả việc giải trí. Bạn không cảm nhận được niềm vui, không hưởng thụ cuộc sống, mất đi sự linh hoạt. Chẳng muốn làm gì, cũng chẳng có động lực. Cảm thấy một ngày dài lê thê lại càng thêm chán nản.
Mệt mỏi có thể là kết quả của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, nhưng nó cũng thường liên quan đến những điều nhỏ nhặt trong các hoạt động hằng ngày. Căng thẳng chỉ là một phần của cuộc sống nhưng căng thẳng mạn tính góp phần vào tất cả các loại khó chịu về thể chất và cảm xúc. Căng thẳng quá khiến cơ thể dễ bị bệnh, đau đầu, căng cơ và lo âu.
Đồ uống tăng lực cung cấp đường và caffeine, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến cho những người cần tỉnh táo. Nhưng chúng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau đó, theo Greatist. Carb tinh chế trong đồ ăn vặt, đồ ngọt, đồ uống có đường... bơm glucose thẳng vào máu, cung cấp năng lượng nhanh chóng. Nhưng sự tăng đột biến ấy dẫn đến sự sụt giảm lượng đường và năng lượng không thể tránh khỏi trong máu, dẫn đến mệt mỏi sau đó.
Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 giờ/đêm. Nếu thường xuyên không ngủ đủ giấc, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, trầm cảm, suy giảm chức năng miễn dịch, tăng đau, suy giảm chức năng. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, giấc ngủ không ngon nếu mất hơn 30 phút để ngủ, thức dậy nhiều hơn một lần mỗi đêm hoặc thức hơn 20 phút sau khi tỉnh giấc giữa đêm.
Những triệu chứng bất thường trên hệ tiêu hóa
Giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bị lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt có thể tác động xấu lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm.
Giữa trầm cảm với những rối loạn tiêu hóa, cái nào có trước, cái nào có sau vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp, tựa như ” Con gà hay quả trứng có trước?”. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra hai bệnh lý này rất thường đi kèm với nhau. Có tới 50-90% bệnh nhân IBS (hội chứng ruột kích thích), 34% bệnh nhân loét đại tràng và 52% bệnh nhân khó tiêu chức năng bị mắc kèm ít nhất 1 rối loạn tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm.
Chứng trầm cảm khiến cho người bệnh luôn than phiền rằng họ mệt mỏi cộng thêm việc rối loạn giấc ngủ khiến cho tình trạng mệt mỏi lo âu càng ngày càng trầm trọng hơn. Một số trường hợp sự mệt mỏi còn thể hiện bằng nói lắp, lười hoạt động, đi lại làm việc chậm chạp.
Dựa trên những hiểu biết ngày càng rõ hơn về mối tương tác giữa não bộ và đường ruột mà hiện nay các nhà khoa học đã phát triển được phương pháp điều trị trầm cảm, lo âu bằng cách sử dụng những chủng probiotics (lợi khuẩn đường ruột) đặc biệt. Bạn có thể tham khảo thêm về liệu pháp sử dụng Probiotics để chữa trị trầm cảm.