Top 10 địa điểm đẹp nhất ở Hội An

Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, là thành phố du lịch nổi tiếng với tên thường gọi “Phố cổ Hội An”. Đến với Hội An là đắm mình vào không gian văn hóa truyền thống với các làng nghề xưa như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều… Khu phố cổ Hội An phô trương phong cách kiến trúc truyền thống và các di tích như Hội Quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, miếu Quan Công hay Chùa Ông và nhà thờ tộc Trần. Đây là nơi được công nhận là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Dưới đây là những địa điểm cực đẹp mà khi đến Hội An mà không đi là uổng phí chuyến đi lắm nhé. Hãy cùng toplist khám phá ngay nào.

Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.


Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người. Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển Cù Lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.

Nhiều năm trước đây khi du lịch chưa phát triển, Cù Lao Chàm vẫn là một hòn đảo hoang sơ với 3000 dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá. Và phương tiện duy nhất chỉ có tàu gổ ( Tàu chợ ) di chuyển từ đất liền ra đảo và ngược lại, mỗi ngày 1 chuyến. Mang tất các nhu yếu phẩm và vận chuyển người ra đảo.


Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm

Chùa Cầu

Chùa Cầu hiện tọa lạc trên đoạn tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thuộc phố cổ Hội An, Quảng Nam. Tổng chiều dài cây cầu dài khoảng 18 mét có mái che mưa, che nắng bắc ngang qua một nhánh nhỏ của dòng sông Thu Bồn êm đềm. Chùa Cầu là một trong những địa điểm du lịch Hội An đầy ý nghĩa, sẽ là điểm dừng chân hoàn hảo cho chuyến đi của bạn bởi nét kiến trúc độc đáo của những cây cột bằng gỗ, được sơn son, chạm trổ kỳ công, tỉ mỉ.


Chùa Cầu như một mảnh ghép nối liền giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, cây cầu vắt qua 400 năm lịch sử đã đi vào tiềm thức của mỗi người con được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Hội An ngàn năm hoài cổ ấy. Ngày nay, chùa vẫn ở đó, uy nghi mà trầm mặc như nhân chứng cho lịch sử một thời vang bóng nhưng vẫn sáng mãi nơi phố Hội. Chùa Cầu Hội An nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của dòng Thu Bồn quanh năm ôm ấp thành phố, xung quanh được bao bọc bởi khu phố cổ nghìn năm lịch sử.


Chùa Cầu cổ kính trầm mặc, nằm yên bình giữa phồn hoa của phố Hội hiện đại. Nơi ấy biết bao lần đã chứng kiến sự đổi thay của lịch sử theo bao thăng trầm thời gian và hơn hết cả là ghi dấu sự giao thoa của những nền văn hóa độc đáo, tất cả đã khoác lên phố Hội nét đẹp hiếm có của ngày hôm nay.

Chùa Cầu
Chùa Cầu
Chùa Cầu

Nhà cổ Tấn Ký

Được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An, sở hữu kiến trúc độc đáo và còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý giá, nhà cổ Tấn Ký đã và đang là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, thưởng lãm.


Ngôi nhà còn mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, khắp nơi đều không có cửa sổ, nơi đón ánh sáng duy nhất của ngôi nhà là một khoảng sân gọi là giếng trời. Gỗ là nguyên liệu chính được chủ nhà sử dụng để xây ngôi nhà, bên cạnh gỗ còn có loại đá và gạch lát. Đá đem về từ Thanh Hóa, chính loại đá ấy mới giúp cho những cột gỗ không bị mục sau từng ấy thời gian. Gạch lát nền là loại gạch Bát Tràng, mùa hè mát, mùa đông ấm.


Hiện nay, nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, có giá trị văn hóa khảo cổ cao. Trong đó, phải kể đến chén Khổng Tử. Chén Khổng Tử là một trong những vật gia bảo của nhà Tấn Ký và chỉ có một chiếc duy nhất ở Việt Nam. Một cổ vật quý giá, độc nhất vô nhị khác nữa là bộ liễn đối Bách Điểu, viết bằng 100 nét, mỗi nét là một con chim đang bay.


Ngoài ra, trong nhà cổ Tấn Ký còn trưng bày rất nhiều đồ cổ từ thế kỷ 18 như bình Tỳ Bà, điếu, bát, ấm trà độc ẩm, hay gốm Chu Đậu có từ thế kỷ 15,…Nhà Tấn Ký đã được Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch xếp hạng di tích đặc biệt, đã được đưa vào phim ảnh, truyền hình và trở thành ngôi nhà được biết đến và thăm viếng nhiều nhất tại Hội An từ năm 1983.

Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký

Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông (địa chỉ - số 176 đường Trần Phú) còn gọi là Hội quán Quảng Triệu, được xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền.


Đây còn là nơi hội họp đồng hương của những người Quảng Đông đến Hội An sinh sống. Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí công phu, đã mang lại cho Hội quán Quảng Đông vẻ đường bệ riêng. Toàn bộ công trình được kiến trúc theo kiểu hình chữ quốc trên một nền đất rộng và cao.


Hàng năm, vào rằm tháng giêng âm lịch, Hội quán Quảng Đông tổ chức lễ hội Nguyên tiêu, cúng giỗ Tiền Hiền, diễn ra sôi nổi với các nghi thức tế lễ truyền thống, đãi tiệc mừng hội ngộ đồng hương và cầu chúc đầu năm gặp vận may, phát tài, phát lộc. Ngoài ra, vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, nơi đây cũng diễn ra lễ hội vía Quan Công bày tỏ lòng thành kính đến vị tướng tài, thu hút nhiều người tham gia.

Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông

Rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thanh

Tới nay, rừng đã phát triển lên hơn 100 ha nhưng người ta vẫn giữ cái tên rừng dừa Bảy Mẫu vì nó đã quá quen thuộc và thân thương với người dân và khách du lịch Hội An. Rừng dừa Bảy Mẫu ở Hội An là căn cứ đã đi vào lịch sử quê hương như một khu tử địa, làm mồ chôn thây giặc vì đã có quá nhiều quân địch chết tại nơi đây.


Tới đây, du khách sẽ được tham quan khu rừng hoàn toàn trên thuyền theo phong cách miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, điểm đặc trưng để phân biệt rừng dừa này với sông nước miền tây, đó là ở đây người dân không dùng phương tiện di chuyển là những chiếc thuyền thông dụng mà sử dụng thuyền thúng. Theo sự điều khiển bằng tay chèo dẻo dai, chiếc thuyền từ từ di chuyển đi vào sâu bên trong Rừng dừa Bảy Mẫu.


Được ví như “miền Tây trong lòng Hội An”, bạn thực sẽ có một trải nghiệm hết sức thú vị cho chuyến đi Rừng dừa Bảy Mẫu này với những gì thiên nhiên mang lại, với con người thân thiện, bạn sẽ thích thú khi xem người dân trổ tài trên thuyền thúng, những món quà lưu niệm tuy nhỏ nhưng ấm lòng, hiểu thêm về quê hương, đất nước, con người Hội An nói riêng và Việt Nam ta nói chung. Cùng lên lịch cho chuyến hành trình khám phá xứ Quảng ngay và luôn, bạn nhé!

Rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thanh
Rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thanh
Rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thanh

Biển An Bàng

Biển An Bàng là địa điểm du lịch Hội An thuộc phường Cẩm An của thành phố cổ Hội An, xưa vốn chỉ bãi biển để người dân trong vùng đến tắm vào mỗi buổi sáng sớm, bởi vậy, nơi đây vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ đến thuần khiết, chưa có sự gọt giữa nhân tạo. Bãi biển An Bàng an bình, chất chứa vẻ trầm ngâm, tĩnh lặng, trái ngược hoàn toàn với biển Cửa Đại sôi động, náo nhiệt của cuộc sống trẻ trung, hiện đại.

Không khí trong lành thoáng đãng, yên bình. Đến nơi đây, giang hai tay đón hít thở thật sâu để cảm nhận được không khí trong lành tươi mát, vị mặn mòi của hơi gió biển sẽ làm cho bạn cảm thấy thư thái dễ chịu giống như đang lạc vào một thế giới thần tiên. Đến Biển An Bàng chỉ có nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn sẽ như trút bỏ được hết mệt nhọc, muộn phiền, lo toan tấp nập của cuộc sống.

Nhiều du khách không thích sự ồn ào, chật chội thường tìm đến bãi biển An Bàng để thưởng thức cái tĩnh lặng, vẻ đẹp trầm lắng của nơi đây, để được tắm biển thoải mái, nằm dài trên ghế đọc sách, phơi mình trong nắng biển, lặng nhìn đảo Cù Lao Chàm phía xa và khi ánh mặt trời lên cao thì trú trong những mái lá dừa tránh nắng. Sóng của biển An Bàng lớn và mạnh mẽ rất phù hợp cho những du khách nào đam mê trò ném bóng dưới nước, nhảy sóng, lướt ván.

Biển An Bàng
Biển An Bàng
Biển An Bàng

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà nằm bên sông Thu Bồn, cách khu phố cổ Hội An 3 km về phía tây, có nguồn gốc từ Thanh Hóa, được hình thành từ cuối thế kỷ 15; tiếp thu những tinh hoa của xứ Quảng và đã phát triển rực rỡ vào thế kỷ 16, 17 cùng đô thị Hội An. Gốm Thanh Hà từng là một mặt hàng được mua bán trao đổi khắp các tỉnh miền trung.


Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển du lịch ở Hội An nói chung và Thanh Hà nói riêng, làng gốm sản xuất thêm cả những sản phẩm gốm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm; mở rộng thị trường và phục vụ du khách. Để đáp ứng nhu cầu sản phẩm đó, đã có những cách thức sản xuất mới bên cạnh cách dùng bàn xoay truyền thống. Và từ đó, khách du lịch tìm đến làng Thanh Hà để tham quan, mua sắm và chìm đắm trong thế giới đồ gốm ngày một đông. Du khách rời Thanh Hà mà không sắm cho mình một món đồ gốm nhỏ xinh làm quà lưu niệm mang về làm quà cho bạn bè và người thân và bạn bè thì thật là lãng phí chuyến đi.


Làng gốm Thanh Hà Hội An không đơn thuần là một địa điểm du lịch làng nghề mà còn là một bảo tàng sống, nơi lưu giữ những tư liệu quý giá có một không hai về một nét đẹp truyền thống của Hội An và của cả dân tộc Việt.

Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà

Biển Cửa Đại

Biển Cửa Đại cách trung tâm Hội An không xa (khoảng 5 km), nằm trong địa phận thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nước biển Cửa Đại biến đổi theo thời gian trong ngày, sáng sớm nước có màu xanh đậm, màu xanh thăm thẳm của đại dương bao la. Đến buổi chiều tà nước biển chuyển sang màu xanh ngọc bích vô cùng quyến rũ và bí ẩn. Tuy Hội An có rất nhiều địa điểm du lịch khác nhau nhưng biển Cửa Đại vẫn nhận được sự chú ý của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bãi biển Cửa Đại hấp dẫn thu hút nhiều du khách ở Hội An với làn nước xanh màu ngọc bích bên bãi cát trắng trải dài trắng mịn màng. Đến với Biển Cửa Đại, bạn không chỉ được hoà mình vào làn nước mát và không gian mát mẻ sảng khoái mà còn được thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon. Hiện tại, xung quanh khu vực biển Cửa Đại có rất nhiều nhà hàng, khách sạn và trung tâm du lịch để phục vụ cho nhu cầu nghĩ dưỡng của du khách.

Biển Cửa Đại
Biển Cửa Đại
Biển Cửa Đại

Phố Cổ Hội An

Khu phố cổ Hội An gói gọn trong phường Minh An với diện tích chỉ tầm 2km2. Khu phố với một địa thế thật đặc biệt theo kiểu bàn cờ mà đặc trưng ở đó là những con đường ngắn và hẹp, chạy uốn lượn, ngang dọc, khiến người ta rẽ lối nào rồi cũng dễ dàng gặp được nhau. Phố Cổ Hội An có nét đặc trưng với những ngôi nhà được sơn màu vàng, hàng lồng đèn đỏ rực. Không chỉ giữ được hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… Phố cổ Hội An còn bán các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây.


Buổi sáng, phố cổ sẽ có những vệt nắng vàng lan tỏa khắp con đường để khung cảnh thêm rực rỡ thích hợp để chụp ảnh sống ảo. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc Phố hội lên đèn, mở ra một vẻ đẹp huyền bí, có một không hai tại Việt Nam. Khách du lịch có thể chọn đi bộ dạo phố cổ hoặc thuê xe đạp để vi vu các nẻo đường vàng rực mang đậm màu sắc cổ kính, xưa cũ.

Phố Cổ Hội An
Phố Cổ Hội An
Phố Cổ Hội An

Vinpearl Hội An

Vinpearl Hội An là địa điểm du lịch Hội An của tập đoàn Vingroup, cách Hội An 15km và cách Tp Đà Nẵng 45km. Tọa lạc tại tổ 6, Khối Phước Hải, Phường Cửa Đại, Tp. Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Du khách có thể di bằng ô tô, xe máy vì đường rất thuận tiện và dễ đi, và còn có xe buýt miễn phí đưa đón tại các trạm cố định. Vinpearl Land Nam Hội An là khu vui chơi giải trí, trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên hoang dã lớn nhất, mới nhất và hấp dẫn nhất Việt Nam. Nơi đây có 9 khu vực gồm có: khu công viên nước, khu vườn thú trên sông, khu vui chơi giải trí trong nhà, khu bảo tàng văn hóa, khu chiếu phim,…


Ngoài ra, Vinpearl Nam Hội An cũng được lòng các bạn trẻ thích “sống ảo” vì nơi đây có rất nhiều góc hình “ăn tiền” để các bạn tha hồ làm giàu cho chùm ảnh trên facebook và instagram của mình. Khi đi thăm quan Vinpearl Land, bạn nên mang ít đồ và ăn mặc đơn giản, nhẹ nhàng để thoải mái tham gia các hoạt động.


  • Website: https://www.vinpearl.com/
Vinpearl Hội An
Vinpearl Hội An
Vinpearl Hội An

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?