Việt Nam có phần lớn diện tích là vùng rừng núi rất thích hợp cho hoạt động du lịch mạo hiểm. Các cơ quan phụ trách du lịch ở nước ta cũng đang mở rộng hoạt động này và khai thác ở nhiều địa điểm khác nhau. Sau đây chúng ta hãy cùng điểm qua top 10 địa điểm du lịch mạo hiểm thú vị nhất ở Việt Nam.
Pù Luông – Thanh Hóa
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 130 km. Nằm ở vùng biên giới phía Tây đất nước, Pù Luông đặc trưng với những ngôi nhà sàn nép mình bên cạnh núi đá. Khách du lịch ưa mạo hiểm có thể leo núi, vượt thác ở Pu Luông.
Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Đây bạn sẽ không thể bỏ lỡ địa điểm mơ ước của các tay leo núi chuyên nghiệp, đó chính là Tà Chì Nhù với độ cao 2979 mét. Thời điểm tuyệt vời nhất để leo Tà Chì Nhù là khi mùa xuân về, khi tiết trời dễ chịu hơn, thiên nhiên đâm trồi nảy lộc. Hoặc bạn có thể chinh phục “sống lưng khủng long” trên đỉnh Tà Xùa. Dãy Tà Xùa mọc lên sừng sững tạo nên ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La, với ba đỉnh hợp thành một kỳ quan của đất nước. Đỉnh cao nhất là nơi dựng cột cờ Việt Nam trên độ cao 2850 m, tại đỉnh thứ hai hiện từng là nơi dựng cột cờ thời Pháp thuộc, hiện giờ vẫn còn dấu tích. Đỉnh cao thứ ba nằm ở giữa, tạo thành vạch nối tạo thành sống lưng của một con khủng long thời tiền sử.
Tà Năng - Phan Dũng
Với độ dài hơn 50 km, cung đường rừng Tà Năng - Phan Dũng trải qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận và được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam. Những người khám phá cung đường này ngoài việc phải băng rừng, leo đèo, còn phải vượt suối, di chuyển từ độ cao 1.100 m xuống 500 m so với mực nước biển. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền Trung.
Cung đường này có tổng chiều dài khoảng 55km, được bao bọc bởi rừng, núi và những con suối hoang sơ, tuyệt đẹp. Tuy nhiên khi chinh phục cung đường này, phượt thủ không chỉ cần có thể lực mà còn phải trang bị đầy đủ kỹ năng sinh tồn, sự tôn trọng đối với thiên nhiên và phương án ứng phó với thời tiết. Nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra tại đây chính là hồi chuông cảnh báo về sự an toàn cho những ai đặt chân đến địa danh này.
Khám phá hang động ở Quảng Bình
Quảng Bình được đánh giá là điểm đến nổi bật về du lịch mạo hiểm tại Việt Nam vì những tour khám phá hệ thống hang động vô cùng phong phú trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Đặc biệt tại đây còn có hang Sơn Đoòng, “hang động tự nhiên lớn nhất thế giới”, đã nhiều lần được lên các tạp chí và chương trình truyền thông quốc tế. Có rất nhiều hang động và khu vực tự nhiên ở Quảng Bình mà khách du lịch ưa mạo hiểm có thể khám phá như sông ngầm động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Én, hang Tiên, Tú Làn,v.v. Các doanh nghiệp tại Quảng Bình cung cấp tour ở nhiều mức độ khó khác nhau, từ tour trong ngày, tour 2 ngày 1 đêm đến tour khó nhất là chinh phục hang Sơn Đoòng trong 5 ngày 4 đêm.
Nếu bạn cảm thấy mình chưa đủ sức khỏe để tham gia các chuyến khám phá hang động dài hơi thì vẫn còn rất nhiều hoạt động khác như đi bộ trong vườn quốc gia, chèo thuyền kayak, giúp bạn tận hưởng được vẻ đẹp của Phong Nha – Kẻ Bàng.
Cát Bà
Cát Bà là nơi tụ hội của hình thế biển và núi. Mặc dù đã được khai thác từ lâu, nhưng nơi đây vẫn ẩn chứa nhiều phong cảnh hoang sơ cần được khám phá. Ở Cát Bà, bạn sẽ không chỉ tắm biển mà còn có thể leo núi. Hai địa điểm leo núi được ưa thích nhất ở đây là đảo Đầu Bê và núi ở Bến Bèo. Với đảo Đầu Bê, khách di chuyển từ cảng du lịch Cát Bà mất 2 tiếng. Còn núi Bến Bèo chỉ cách trung tâm Cát Bà 2 km. Ngoài ra còn có đảo Ba Trái cách cảng du lịch 22 km về phía Nam.
Thác Bản Giốc – Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh nằm ở Đông Bắc nước ta. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ với thác nước, núi rừng tuyệt đẹp. Tới Cao Bằng, bạn sẽ không thể bỏ qua cơ hội ngắm nhìn Thác Bản Giốc – thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Thác Bản Giốc từ lâu đã đi vào văn thơ bởi vẻ đẹp hùng vĩ lạ thường của nó.
Kon Tum - Tây nguyên
Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam, Kon Tum nằm về phía cực Bắc của Tây Nguyên, có vị trí địa lý nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn. Tây Nguyên luôn nổi tiếng bởi sự hoang dã của núi rừng. Đến Kon Tum là phải đến những địa danh như núi Ngọc Linh, Chu Mon Ray, rừng hoang dã Sa Thầy, khu du lịch Đắk Tre ở huyện Kon Plông hay suối nước nóng Đắk Tô.
Dưới đây là một lộ trình “lý tưởng” cho chuyến du lịch mạo hiểm Tây Nguyên:
Ngày 1: thành phố Kon Tum – Cầu treo KonKlor. Xuất phát từ cầu treo KonKlor, bạn đến thăm làng KonKlor II và làng KonJoRi, đi qua rừng để vào làng du lịch văn hóa KonKoTu – nơi làng dân tộc BahNar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ. Đến đây, bạn có cơ hội ngâm mình trong dòng nước mát lạnh của con sông DakBla huyền thoại, tìm hiểu văn hóa nhà rông, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên và thưởng thức rượu cần đặc sản cùng người dân tộc nơi đây.
Ngày 2: KonTum – huyện KonRay, thăm làng KonRoSieng, KonCheoLeo. Đi bộ từ KonCheoLeo sang làng KonDu, tắm mình trong dòng sông DakPoNe, nghỉ đêm và giao lưu văn hóa cùng dân bản ở nhà rông, lấy sức để thực hiện chuyến hành trình khám phá tiếp theo.
Ngày 3: KonRay – rừng phòng hộ đèo Măng Đen – đỉnh đèo Măng Đen.
Đèo Cả
Đèo Cả là cung đường phượt mạo hiểm dài nhất miền Trung. Nó nằm giữa hai sườn núi Hảo Sơn và núi Đá Bia có độ cao hơn 330m, có tổng chiều dài 12km nối tỉnh Khánh Hòa với Phú Yên. Con đường đèo ngoằn nghèo trên núi uốn lượn như một con rắn khổng lồ thách thức sự gan dạ của những ai thích khám phá, thích chinh phục. Đi qua đèo Cả, bạn có cảm giác như đang thưởng thức một bức tranh phong thủy với một bên núi rừng ruộng nương lấp ló sau màu xanh cây cỏ, một bên là ánh biển trong xanh với vô số chiếc thuyền neo đậu.
Phan Si Păng – Sapa (Lào Cai)
Sa Pa là một địa điểm du lịch quen thuộc ở Việt Nam, nằm ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Sa Pa nằm trên địa hình núi cao 1500 mét đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông, địa hình vùng núi Tây Bắc với phong cảnh tuyệt đẹp và thiên nhiên phong phú, khí hậu mát mẻ và nét đặc sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Nơi đây được coi là khá lý tưởng cho các hoạt động leo núi. Đến Sa Pa, bạn không thể bỏ qua trải nghiệm chinh phục đỉnh Phan Si Păng – nóc nhà Đông Dương với độ cao 3143 mét, nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Đỉnh Phan Si Păng cách Sa Pa 9km, và để đi lên hết ngọn núi này cần khoảng 5 - 6 ngày. Nếu bạn muốn trải nghiệm mạo hiểm, thì có thể chọn cách tự leo núi thay vì dùng cáp treo lên đỉnh. Ngoài ra bạn có thể leo bộ lên núi Hàm Rồng, nằm ngay sát thị trấn.
Mai Châu – Hòa Bình
Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hòa Bình, là một thung lũng nhỏ nằm dưới đèo Thung Khe, nơi có rất nhiều bản làng người Thái sinh sống. Đây đã là điểm đến quen thuộc của các lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.
Đến với Mai Châu là để tận hưởng không khí trong lành và cuộc sống chân chất mộc mạc của dân tộc Thái nơi đây. Đến Mai Châu, bạn có thể thử cảm giác mạo hiểm trên đèo Thung Khe, không hùng vĩ như đèo Ô Quy Hồ hay Mã Pí Lèng nhưng lại nguy hiểm bởi những chiếc xe tải ngược xuôi mỗi ngày cùng làn sương mù đặc quánh mỗi buổi sớm và khi chiều xuống.
Cách không xa trung tâm thị trấn Mai Châu, nằm sát quốc lộ 15 nhìn về phía bản Lác, bản Póm Coọng và hang Mỏ Luông đi sâu vào lòng núi hơn 500 mét với chiều rộng từ 1 - 30 mét, vòm trần cao trung bình 10 mét, thậm chí có chỗ cao nhất là 30 mét. Hay có thể đến thăm Hang Chiều với lối dẫn lên cửa hang là 1200 bậc đá.
Đỉnh Lùng Cúng
Tên đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở bậc nhất tại xã Nậm Có - huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái. Để chính phục được cung đường Lùng Cúng, các bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng về sức khỏe và tư trang cũng như tính kiên trì, dẻo dai.
Đỉnh Lùng Cúng cao 2913 met, để chinh phục cung đỉnh này, bạn cần phải vượt qua 20km đường rừng núi, cung đường đi khá nhỏ hẹp với dốc đứng quanh co. Đây là một xã vùng sâu vùng xa và khó tiếp cận nhất của tỉnh Yên Bái. Chưa nói đến đường leo núi, đường từ thành phố vào đến đây cũng phải qua đèo, qua núi gập ghềnh, khó đi. Chỉ cách thị trấn Mù Cang Chải 20km, cách thị trấn Tú Lệ 30km nhưng bạn phải mất 2 – 3 tiếng mới đến được đây, đủ thấy mức khó nhằn của địa điểm này như thế nào.
Từ Hà Nội, xuất phát đi đường Quốc Lộ 32, thẳng Sơn Tây đến Thanh Thủy , Thanh Sơn, Thu Cúc, Văn Chấn, Nghĩa Lộ rồi tới Mù Cang Chải. Quãng đường này dài khoảng 300km, đường tương đối đẹp nên bạn không quá khó khăn để di chuyển.
Núi Lảo Thẩn
Lảo Thẩn được ưu ái gọi bằng cái tên “nóc nhà Y Tý” bởi độ cao 2.800m so với mặt nước biển. Nơi đây chắc chắn hoàn hảo để leo núi săn mây, kể chuyện với đại ngàn hùng vĩ. Đường chinh phục Thảo Lẩn không gian nan nhưng cũng cần bền sức, với những công chúa, hoàng tử cả ngày không biết thể dục thể thao là gì thì cũng nên rèn luyện cơ thể trước vài buổi, lăn lộn hai ngày trời không phải là chuyện dễ như xơi kẹo, uống tách trà.
Đặc điểm của đường lên Lảo Thẩn:
- Đường leo núi không quá phức tạp, chủ yếu qua đồi cỏ, nương rừng thấp nên cần trang bị mũ nón tránh nắng gắt.
- Đường lên đỉnh toàn cây bụi, cây gai nên khó di chuyển và gió rất mạnh.
- Điểm nghỉ là bãi đất trống bên cạnh hang đá của một vợ chồng người Mông. Hang đá chỉ ngủ được tầm 4 người. Điểm lấy nước cách hang đá nửa giờ leo rừng, mùa hanh khô nước ít, chính vì thế cần chủ động mang nhiều nước uống theo.
- Đường đi đoạn lên điểm nghỉ có lối mòn nhưng nhiều lối rẽ nên cần thuê porter. Họ là những người dân bản địa, thông thạo địa hình sẽ dẫn đường và phụ giúp mang đồ.
Đỉnh Tây Côn Lĩnh
Trải dải qua hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, Tây Côn Lĩnh ngọn núi phía tây của tỉnh Hà Giang Nằm ở độ cao 2.427m so với mực nước biển.Tuy không thể sánh bằng đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, nhưng dãy Tây Côn Lĩnh lại khó chinh phục hơn bởi cung đường cheo leo hiểm trở với nhiều rừng rậm, vực sâu thăm thẳm trên hành trình chinh phục đỉnh núi này.
Đỉnh Tây Côn Lĩnh được mệnh danh là nóc nhà của vùng Đông Bắc. Đây còn được coi là ngọn núi thiêng trong những câu chuyện truyền thuyết của những người dân tộc La Chí sinh sống ở huyện Hoàng Su phì.
Lặn biển ở Nha Trang
Nhắc đến du lịch mạo hiểm ở Nha Trang thì không thể không nhắc đến hoạt động lặn biển. Bạn có thể thử tài bơi lặn của mình để khám phá một thế giới khác dưới lòng nước. Bạn có thể lặn bằng ống thở, lặn với bình dưỡng khí hay đội mũ oxy để đi bộ dưới đáy biển. Có nhiều địa điểm lặn phù hợp với những người có mức kinh nghiệm khác nhau. Hòn Mun, Hòn Tằm và Hòn Lao đều là những điểm lặn đẹp.
Ngoài lặn biển, tại Nha Trang còn có nhiều hoạt động thể thao mạo hiểm khác như dù lượn, lướt sóng, flyboard, chắc chắn cũng mang lại những trải nghiệm rất thú vị.
Tam Đảo – Vĩnh Phúc
Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1591 m. Tam Đảo không quá xa Hà Nội và luôn thu hút lượng khách du lịch lớn đổ về. Địa danh này thu hút bởi chính vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo sương mù. Ở Tam Đảo dường như thời tiết trong một năm chỉ gói gọn trong một ngày với sắc hoa xuân đua nở mỗi sáng, nắng ấm mùa hè vào ban trưa, dần se lạnh mùa thu vào buổi chiều và cuối cùng là các cơn gió lạnh ban tối.
Vượt thác ở Lâm Đồng
Lâm Đồng từ lâu đã được biết đến với những thác nước đẹp hùng vĩ. Giờ đây bạn không chỉ được đến và nhìn ngắm các thác nước chảy từ xa, nếu dũng cảm, bạn có thể cùng các hướng dẫn viên thực hiện đu dây hay chèo thuyền vượt qua những ghềnh thác đó. Chỉ có một số địa điểm ở Đà Lạt là được phép tổ chức những hoạt động này và đây thực sự không phải là những hoạt động dành cho người yếu tim. Khi vượt thác Datanla 7 tầng, người tham gia sẽ phải đu dây tụt xuống từ những vách đá thẳng đứng hay giữa dòng thác xối xả, bám dây đi men theo vách đá và thậm chí nhảy tự do xuống dòng thác.
Nếu không đi vượt thác, bạn có thể chọn các hoạt động mạo hiểm khác có phần “nhẹ nhàng” hơn như chèo thuyền kayak, đi bộ trekking băng rừng, đu dây zipline, leo vách đá. Bạn nên lưu ý chỉ tham gia những hoạt động tại các địa điểm được cho phép tổ chức du lịch mạo hiểm đó là: hồ Tuyền Lâm, thác Datanla, Khu du lịch Thung lũng Vàng, Khu du lịch Madaguoi, thác Đasar, sông Đạ Đờn.
Hà Giang
Hà Giang là tỉnh có địa hình khá phức tạp với nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Đặc biệt là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2419 mét và ngọn Kiều Liêu Ti cao 2402 mét. Hà Giang luôn nổi tiếng với các cung đường ngoằn ngoèo thử thách mạo hiểm cho khách du lịch. Khách đến đây là phải ghé qua huyện Xín Mần, phượt đèo Mã Pí Lèng, thăm cột cờ Lũng Cú và tìm hiểu một chút về bản sắc dân tộc Lô Lô.