Top 14 địa điểm lạnh nhất trên thế giới

Người dân ở những nơi như Verkhoyansk và Yakutsk (Nga) có cuộc sống thực sự rất khắc nghiệt, đặc biệt là vào mùa đông. Những người lái xe ở hai thành phố này thường để lại xe của họ ở bên ngoài bãi đậu xe nhiều giờ liền trong khi đi vào mua sắm và làm một số việc lặt vặt, họ đã quen dần với việc hâm nóng những "tảng mỡ đông lạnh" bằng một ngọn đuốc. Mặc dù được ghi nhận là những nơi có nhiệt độ lạnh nhất thế giới, thậm chí vào mùa đông có nơi âm đến hàng chục độ, thế nhưng những vùng đất này vẫn là nơi sinh sống và làm việc của hàng ngàn người cho đến tận bây giờ. Hãy cùng toplist tìm hiểu những địa điểm lạnh nhất thế giới qua bài viết dưới đây nhé. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đỉnh núi Denali ở bang Alaska (Mỹ)

Denali, tên cũ McKinley, là ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ, nằm phía nam trung tâm tiểu bang Alaska, thuộc một phần dãy Alaska. Cách mực nước biển khoảng 6.168 m, Denali đứng thứ 3 trong 7 đỉnh núi cao hàng đầu thế giới, chỉ sau Everest (thuộc dãy Himalaya) và Aconcagua.


Nửa trên ngọn núi Denali hoàn toàn được bao phủ bởi tuyết và sông băng. Các dòng sông đóng băng ở độ cao này có thể dài 48 km. Tại vùng lạnh nhất của ngọn núi, từ độ cao 5.700m, băng tuyết có thể đạt âm 60 độ C. Nếu có gió lạnh, nhiệt độ không khí sẽ ở mức âm 83 độ C. Với nền nhiệt này, cơ thể con người có thể bị đóng băng ngay lập tức.

Đỉnh núi Denali ở bang Alaska (Mỹ)
Đỉnh núi Denali ở bang Alaska (Mỹ)
Đỉnh núi Denali ở bang Alaska (Mỹ)
Đỉnh núi Denali ở bang Alaska (Mỹ)

Greenland

Greenland thuộc khu vực khí hậu Bắc cực, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất trong năm không vượt quá 10°C. Có sự cách biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam và giữa các vùng bờ biển với vùng sâu trong nội địa. Biển khơi cũng tác động tới khí hậu, làm cho không khí mùa hè mát hơn, trong khi mùa đông lại ấm hơn. Bởi vậy, ở dọc bờ biển phía Nam thì mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn, trong khi ở dọc bờ biển phía Bắc thì mùa hè mát và mùa đông lạnh. Nếu so sánh nhiệt độ ở Sisimiut nằm ở bờ biển với nhiệt độ ở Kangerlussuaq nằm trong đất liền cách bờ biển 150 km, ở cùng một vĩ độ, thì có sự chênh lệch khá lớn. Vào tháng 1 năm 2003, nhiệt độ trung bình ở Sisimiut là -7,2°C, ở Kangerlussuaq là -12,4°C. Vào tháng 7 năm 2003, nhiệt độ trung bình ở Sisimiut là 7,1°C, ở Kangerlussuaq là 11,4°C.

Lượng nước mưa và tuyết rơi cũng rất khác biệt. Ở miền Nam, lượng mưa rơi hàng năm từ khoảng 800 mm tới 1.400 mm. Xa hơn về phía Bắc và sâu vào nội địa thì lượng mưa giảm đáng kể. Ở các vùng này, lượng mưa hàng năm dưới 200 mm, trong khi ở một vài nơi cá biệt như Peary Land thì lượng mưa không đáng kể và khu vực đó có thể được gọi là sa mạc Bắc cực. Độ dài của ngày cũng khác nhau trên nhiều địa phương, tùy theo mùa, có thời gian khoảng 2 tháng có Mặt trời nửa đêm, ở Upernavik có 3 tháng và ở Qaanaaq có Mặt Trời nửa đêm gần 4 tháng.

Tuyết phủ dày kín Greenland
Tuyết phủ dày kín Greenland
Greenland thuộc khu vực khí hậu Bắc cực.
Greenland thuộc khu vực khí hậu Bắc cực.

Fraser

Thị trấn Fraser là một thị trấn thuộc tiểu bang Colorado của nước Mỹ. Đây là thị trấn nằm trên dãy núi Rocky với độ cao 2600 m. Khí hậu ở đây thì khá lạnh nhưng chỉ bằng một phần nhỏ của thành phố international Falls. Nhiệt độ trung bình khoảng 0,27°C. Mức thấp nhất rơi vào -1,67°C ở tháng 6 hàng năm. Vì nằm trên núi cao, giao thông không thuận tiên nên dân cư sinh sống tại đây chỉ vào khoảng hơn 1000 người.


Fraser cùng với International Falls là hai thị trấn luôn cạnh tranh danh hiệu "Hộp băng của quốc gia”, dẫn đến một vài sự xung đột nhỏ đáng yêu trong những năm qua. Nhiệt độ trung bình từ tháng 10 đến tháng 4 luôn ở dưới mức đóng băng. Cư dân trong vùng luôn phải mặc những chiếc áo khoác lớn và đội mũ lông thú, họ thường ở trong nhà khi thời tiết quá lạnh. Bạn đã bao giờ trải nghiệm với thời tiết khắc nghiệt như này chưa? nghe thôi đã cảm thấy ớn lạnh phải không nào?

Nhiệt độ trung bình ở Fraser khoảng 0,27 độ C.
Nhiệt độ trung bình ở Fraser khoảng 0,27 độ C.
Fraser được mệnh danh là
Fraser được mệnh danh là "hộp băng của quốc gia"

Thị trấn Verkhoyansk

Thị trấn Verkhoyansk của Nga là nơi nằm cách cùng Bắc Cực khoảng 2400 km về hướng Nam nước này. Đây là nơi có rất ít dân cư sinh sống và chủ yếu là nơi để lưu đầy các tù nhân chính trị từ những năm 60 của thế kỉ XIX. Nơi đây có nhiệt độ trung bình hàng năm khá thấp ở mức dưới âm độ C. Chẳng hạn như vào tháng 1, nhiệt độ rơi vào khoảng -45 độ. Nhiệt độ từ tháng 4 đến tháng 10 luôn ở mức đóng băng. Dân cư ở đây họ sống quanh năm với mùa đông lạnh giá cùng với những bộ trang phục dày và gần như kín mít chỉ hở 2 con mắt.


Verkhoyansk là một trong những nơi được coi là Cực giá lạnh ở Bắc bán cầu. Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận ở đây vào tháng 2 năm 1892 là -67,6°C. Khi ấy nó được xem là nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận chính thức ở Bắc bán cầu. Ở khu vực này, sự đảo ngược nhiệt độ liên tục hình thành vào mùa đông do không khí cực kỳ lạnh và dày đặc của áp cao Siberia hội tụ trong các thung lũng sâu, do đó nhiệt độ tăng thay vì giảm khi độ cao tăng lên. Ở Verkhoyansk đôi khi nhiệt độ tối thiểu trung bình cho tháng 1, tháng 2 và tháng 12 vẫn dưới -50°C. Oymyakon và Verkhoyansk là hai nơi duy nhất có dân cư sinh sống trên thế giới khi nhiệt độ xuống dưới -60°C mỗi ngày trong tháng 1.

Thị trấn Verkhoyansk của Nga có nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận là -67,6°C
Thị trấn Verkhoyansk của Nga có nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận là -67,6°C
Verkhoyansk là một trong những nơi được coi là Cực giá lạnh ở Bắc bán cầu
Verkhoyansk là một trong những nơi được coi là Cực giá lạnh ở Bắc bán cầu

Rogers Pass

Rogers Pass là khu vực đồi núi tiếp giáp với Rừng quốc gia Helena (Montana, Mỹ), cao hơn 1.700 m so mực nước biển. Nơi đây luôn có nền nhiệt thấp nhất nước Mỹ (không tính đến Alaska). Nhiệt độ đo được vào năm 1954 xuống mức -70 độ F (tương đương -57 độ C).

Rogers Pass
Rogers Pass
Rogers Pass
Rogers Pass

Yakutsk

Yakutsk là một thành phố ở vùng Viễn Đông Nga, nằm cách khoảng 450 km về phía nam Vòng Bắc cực. Đây là thủ phủ của Cộng hòa Sakha, Nga và là một cảng lớn trên sông Lena. Nơi đây có sân bay Yakutsk cũng như sân bay nhỏ hơn Magan. Thành phố này có dân số khoảng 300.000 người. Yakutsk với nhiệt độ trung bình -8,8°C, là thành phố lạnh thứ hai với hơn 100.000 cư dân trên thế giới sau Norilsk, mặc dù Yakutsk trải qua nhiệt độ lạnh hơn vào mùa đông. Yakutsk cũng là thành phố lớn nhất nằm trong vùng đóng băng vĩnh cửu liên tục và là một trong những thành phố lớn nhất không thể đến được bằng đường bộ.


Với khí hậu cận cực khắc nghiệt, Yakutsk có nhiệt độ mùa đông lạnh nhất trong bất kỳ thành phố lớn nào trên Trái đất. Nhiệt độ trung bình hàng tháng ở Yakutsk dao động từ 19,5°C vào tháng 7 đến -38,6°C vào tháng 1 và chỉ Norilsk có nhiệt độ trung bình hàng năm thấp hơn tất cả khu định cư nào nhiều hơn 100.000 người. Yakutsk là thành phố lớn nhất được xây dựng trên tầng đất đóng băng vĩnh cửu liên tục và nhiều ngôi nhà ở đó được xây dựng trên các cọc bê tông.

Với khí hậu cận cực khắc nghiệt, Yakutsk có nhiệt độ mùa đông lạnh nhất trong bất kỳ thành phố lớn nào trên Trái đất.
Với khí hậu cận cực khắc nghiệt, Yakutsk có nhiệt độ mùa đông lạnh nhất trong bất kỳ thành phố lớn nào trên Trái đất.
Yakutsk với nhiệt độ trung bình -8,8°C
Yakutsk với nhiệt độ trung bình -8,8°C

Prospect Creek

Prospect Creek là khu vực cách Fairbanks khoảng 290 km về phía bắc và cách Bettles (bang Alaska) ngày nay khoảng 40 km về phía đông nam. Đây cũng là khu vực có nhiệt độ thấp nhất ở nước Mỹ. Tháng 1/1971, nhiệt độ ở Prospect Creek thấp chưa từng có (- 62 độ C). Ngày nay, thời tiết ở vùng này còn khắc nghiệt hơn. Thời điểm lạnh nhất là tháng 2.

Prospect Creek
Prospect Creek
Prospect Creek
Prospect Creek

International Falls

Thành phố International Falls là một thành phố lạnh nhất nước Mỹ, được mệnh danh là "thùng nước đá" của Mỹ bởi nhiệt độ trung bình cả năm luôn ở mức dưới -3°C, thời điểm lạnh kỷ lục là -48°C. Ở đây, mùa đông kéo dài hơn nửa năm và khí hậu khá khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình ở đây vào mùa đông khoảng -17°C và tuyết bao phủ dày gần 2 m. Mặc dù vậy, nhưng người dân ở đây họ vẫn có thể tồn tại và phát triển với hơn 7.000 người dân. Mặc dù là nơi rất lạnh lẽo với băng tuyết phủ kín phần lớn thời gian trong năm, hơn 6.000 người dân ở đây rất tự hào và hạnh phúc khi International Falls được nhận danh hiệu "thùng nước đá" của nước Mỹ.


Mùa đông ở International Falls rất dài, với nhiệt độ trung bình cả năm là -3,3°C. Trong tháng 1, nhiệt độ thường dao động ở con số -16°C. Một năm có 365 ngày thì có tới gần 100 ngày người ta đo được nhiệt độ ban đêm ở thành phố này xuống mức 0°C. Theo Mother Natural Network, tuyết cũng rơi rất nhiều, và mỗi năm International Falls nhận lượng tuyết dày 1,6 m. Vào tháng 7, nhiệt độ ở đây chỉ đạt ngưỡng 18°C. Những ngày nắng nóng lên đến 32°C chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thành phố International Falls là một thành phố lạnh nhất nước Mỹ, được mệnh danh là
Thành phố International Falls là một thành phố lạnh nhất nước Mỹ, được mệnh danh là "thùng nước đá" của Mỹ
Mùa đông ở International Falls rất dài, với nhiệt độ trung bình cả năm là -3,3°C
Mùa đông ở International Falls rất dài, với nhiệt độ trung bình cả năm là -3,3°C

Alaska

Alaska được biết đến là một tiểu bang thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kì và giáp với phía Đông đất nước Canada. Đây là thành phố có nhiệt độ được xếp vào một trong những khu vực có nhiệt độ thấp nhất Trái Đất vào khoảng -62 độ C năm 1971. Khu vực này quanh năm băng giá với những điểm du lịch băng tuyết khá hấp dẫn đã thu hút rất nhiều du khách đến thắm quan. Vì nhiệt độ quá thấp nên dân cư sống ở đây thưa thớt và chủ yếu chỉ để phát triển du lịch. Vùng Đông Nam Alaska có một khí hậu đại dương vĩ độ trung ở phần phía nam và một khí hậu cận Bắc cực ở phần phía bắc. Xét theo trung bình hàng năm, Đông Nam là nơi ẩm ướt nhất và ấm nhất tại Alaska với nhiệt độ ôn hòa vào mùa đông và lượng giáng thủy cao quanh năm. Đây cũng là vùng duy nhất tại Alaska có nhiệt độ trung bình cao ban ngày trên mức đóng băng trong những tháng mùa đông.


Khí hậu Anchorage và Trung Nam Alaska là ôn hòa theo tiêu chuẩn tại Alaska do vùng này nằm gần bờ biển. Mặc dù có lượng mưa thấp hơn vùng Đông Nam Alaska, song vùng này lại có nhiều tuyết hơn, và ban ngày có xu hướng quang đãng hơn. Khu vực có khí hậu cận Bắc cực do có một mùa hè ngắn và mát. Khí hậu Tây Alaska được xác định phần lớn nhờ biển Bering và vịnh Alaska, vùng này có khí hậu cận Bắc cực đại dương ở phần tây nam và khí hậu cận Bắc cực lục địa ở xa về phía bắc có lượng giáng thủy lớn. Vùng nội địa của Alaska có khí hậu cận Bắc cực. Một số nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tại Alaska xảy ra tại khu vực gần Fairbanks. Nhiệt độ có thể lên tới khoảng 30°C, còn mùa đông có thể xuống -51°C.

Alaska được xếp vào một trong những khu vực có nhiệt độ thấp nhất Trái Đất vào khoảng -62°C năm 1971
Alaska được xếp vào một trong những khu vực có nhiệt độ thấp nhất Trái Đất vào khoảng -62°C năm 1971
Vùng nội địa của Alaska có khí hậu cận Bắc cực
Vùng nội địa của Alaska có khí hậu cận Bắc cực

Vostok Station

Trong số các trạm thời tiết chính thức hiện đang hoạt động, Vostok là nơi lạnh nhất trên trái đất về nhiệt độ trung bình hàng năm. Vostok Station được xếp hạng là một trong những vùng lạnh nhất với nhiệt độ -89,2 độ C. Đây không chỉ là nơi lạnh nhất thế giới mà còn là khu vực có mức gió mạnh nhất trên lục địa toàn cầu. Khu vực này rất hiếm những cơn mưa và cư dân sinh sống vì khí hậu quá khắc nghiệt. Vì vậy mà Vostok trở thành một sa mạc trên đất nước Nga.


Vostok có khí hậu băng với nhiệt độ subzero quanh năm, điển hình như với phần lớn Nam Cực. Lượng mưa hàng năm chỉ là 22 mm khiến nó trở thành một trong những nơi khô nhất trên Trái đất. Trung bình, trạm Vostok nhận được 26 ngày tuyết mỗi năm. Đây cũng là một trong những nơi nắng nhất trên Trái đất, mặc dù không có ánh nắng mặt trời nào trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, có nhiều giờ nắng mỗi năm hơn cả những nơi nắng nhất ở Nam Phi. Vostok có tổng số ánh nắng mặt trời cao nhất cho bất kỳ tháng nào trên Trái đất, trung bình là 708,8 giờ nắng vào tháng 12, hoặc 22,9 giờ mỗi ngày.

Vostok là nơi lạnh nhất trên trái đất về nhiệt độ trung bình hàng năm.
Vostok là nơi lạnh nhất trên trái đất về nhiệt độ trung bình hàng năm.
Vostok Station được xếp hạng là một trong những vùng lạnh nhất với nhiệt độ -89,2 độ C
Vostok Station được xếp hạng là một trong những vùng lạnh nhất với nhiệt độ -89,2 độ C

Đảo Ellesmere (Canada)

Ellesmere là một hòn đảo rộng lớn, lớn thứ 10 trên thế giới nhưng nó không phải là một thiên đường miền nhiệt đới mà thay vào đó là sự trải dài của các sa mạc băng. Nhiệt độ trung bình ở đây là -20 độ C. Vào mùa đông, nó giảm xuống khoảng -40 độ C. Mặc dù có diện tích rất lớn nhưng theo số liệu thống kê năm 2005, trên đảo chỉ có vẻn vẹn 170 cư dân thường trú.Alert chìm trong bóng tối, không có ánh mặt trời trong 4 tháng ròng và cũng có 4 tháng mặt trời không bao giờ lặn.

Có 3 lâu đài trên đảo Ellesmere gồm Alert (điểm cực Bắc của Trái Đất) Eureka và Grice-Fjord. Tuy nhiên, chẳng khách du lịch nào muốn tới hoặc tới được nơi này khi chi phí một chuyến bay tới đây là 20.000 USD.


Alert được đặt theo tên HMS Alert - một con thuyền của Anh đã cập bến gần đó vào năm 1875 và thuyền trưởng George Nares cùng thủy thủ đoàn là những người đầu tiên đặt chân lên đảo Ellesmere. Những người sống ở Alert chủ yếu làm việc trong trung tâm thu phát tín hiệu quân sự và hai trạm theo dõi thời tiết. Khu vực này lạnh tới mức nếu không che đậy kỹ càng khi ra ngoài đường, giác mạc, da, cơ sẽ bị đóng băng chỉ trong vài phút. Rất ít loài cây cối, rong rêu có thể sống được trong thời tiết khắc nghiệt ở Alert.

Đảo Ellesmere (Canada)
Đảo Ellesmere (Canada)
Đảo Ellesmere (Canada)
Đảo Ellesmere (Canada)

Snag

Snag là một ngôi làng nằm trên một nhỏ của Beaver Creek, Canada. Ngôi làng Snag nằm trong một thung lũng hình bát ngát của sông Trắng và các nhánh của nó, bao gồm cả Snag Creek. Đây là địa điểm của một sân bay quân sự, được thành lập như một phần của Tuyến đường phía Tây Bắc, đóng cửa vào năm 1968. Năm 1947, làng Snag tự hào với dân số từ tám đến mười người dân quốc gia đầu tiên và những người buôn bán lông thú. Một nhân viên bổ sung gồm mười lăm đến hai mươi nhân viên sân bay - nhà khí tượng học, nhà điều hành đài phát thanh, người bảo trì máy bay - sống tại doanh trại sân bay.


Snag có khí hậu cận nhiệt đới với mùa hè ôn hòa và mùa đông lạnh và dài. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1947, nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận ở Snag là -63°C. Cùng mùa đông đó, hai kỷ lục trước đó đã được thiết lập, một vào tháng 12 đã ghi nhận nhiều hiện tượng khác nhau đặc biệt là âm thanh như giọng nói được nghe rõ từ nguồn phát của chúng. Có một bầu trời quang đãng (trừ một chút sương mù băng) và gió nhẹ đến nhỏ. Có 38,1 cm tuyết trên mặt đất, nhưng nó đang giảm dần. Một thị trấn khác cách Snag 180 km về phía đông bắc, Fort Selkirk, tuyên bố nhiệt độ thậm chí thấp hơn -65°C, nhưng yêu cầu không thể được xác nhận.

Snag là một ngôi làng nằm trên một nhỏ của Beaver Creek, Canada.
Snag là một ngôi làng nằm trên một nhỏ của Beaver Creek, Canada.
Nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận ở Snag -63,0°C
Nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận ở Snag -63,0°C

Oymyakon

Cũng là trên đất nước Nga thì vùng Oymykon cũng có nhiệt độ khá thấp vào mùa đông khoảng dưới -40 độ C. Có năm thấp nhất vào năm 1933 rơi vào mức -67,8 độ C. Ở Việt Nam ta thì khi nhiệt độ dưới 10 độ C học sinh đã được nghỉ học. Nhưng ở đây, để được nghỉ học vào những ngày đông giá rét như thế này thì phải dưới -52 độ C. Dân cư ở đây khá ít khoảng dưới 1.000 người và chủ yếu là người Nga thuộc vùng dân tộc thiểu số.


Với khí hậu cận cực khắc nghiệt, Oymyakon được biết đến như một trong những nơi được coi là "Cực giá lạnh" của Bắc bán cầu. Có một tượng đài được xây dựng xung quanh quảng trường thị trấn kỷ niệm một lần đo nhiệt độ vào những năm 1920 là -71.2°C . Điều này đã được hiển thị trên chương trình 60 phút của Úc trong một bộ phim tài liệu năm 2012. Đây là nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận chính thức ở Bắc bán cầu.

Oymyakon được biết đến như một trong những nơi được coi là
Oymyakon được biết đến như một trong những nơi được coi là "Cực giá lạnh" của Bắc bán cầu.
Năm 1933, nhiệt độ ở Oymyakon rơi vào mức -67,8 độ C
Năm 1933, nhiệt độ ở Oymyakon rơi vào mức -67,8 độ C

Hell

Nằm ngay cạnh sân bay Trondheim Værnes là ngôi làng nhỏ ở miền trung Na Uy có tên gọi Hell. Khi du khách tới sân bay và check-in trên Facebook, bạn sẽ nhìn thấy lựa chọn "sân bay quốc tế Địa ngục", theo Life in Norway. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình ở đây là -3,9°C. Nhiệt độ lạnh nhất từng ghi nhận là -25°C. Theo Ingvild Overmo, một người dân địa phương, Hell đóng băng gần như quanh năm. Do đó, "Địa ngục bị đóng băng" là cụm từ được mọi người dùng nhiều nhất khi nói về nơi này.

Một điều thú vị nữa là người dân nơi đây rất thích chơi chữ với tên làng. Mọi thứ đều được gắn với từ "địa ngục" như cây cầu đến từ địa ngục, khách sạn địa ngục, sân bay địa ngục. Thậm chí vào năm 1990, khi một cô gái của làng có tên là Mona Grudt đăng quang hoa hậu, truyền thông địa phương đã nhanh chóng đặt tên cho cô là "Nữ hoàng sắc đẹp đến từ Địa ngục".Nếu có cơ hội, bạn có sẵn sàng tận hưởng thời tiết ở Hell này không?

Hell đóng băng gần như quanh năm.
Hell đóng băng gần như quanh năm.
Hell đóng băng gần như quanh năm.
Hell đóng băng gần như quanh năm.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?