Top 11 điểm cần lưu ý để có bài thi văn tốt

Để đạt kết quả tốt cho bài thi môn văn cần rất nhiều yếu tố. Sau đây là 11 những điềm cần lưu ý giúp các em hoàn thành bài thi môn văn của mình tốt hơn.

Lựa chọn dẫn chứng phù hợp

Để bài văn thuyết phục, thì việc đưa dẫn chứng là một điều không thể thiếu. Việc sử dụng dẫn chứng không khó, nhưng để lựa chọn được dẫn chứng phù hợp thì không dễ. Khi đưa dẫn chứng vào bài, các em phải đảm bảo rằng dẫn chứng của mình chứng minh được cho luận điểm đang nói tới và phải nhớ có lời bình về dẫn chứng. Nghĩa là các em phải để người ta hiểu rằng vì sao dẫn chứng này phù hợp với luận điểm vừa nêu.

Để bài văn thuyết phục, thì việc đưa dẫn chứng là một điều không thể thiếu.
Để bài văn thuyết phục, thì việc đưa dẫn chứng là một điều không thể thiếu.

Lập dàn ý sơ lược trước khi viết bài

Cần xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi để biết được dạng bài mình sẽ làm là gì? Sau khi xác định được dạng bài thì các em cần phải lập dàn ý cho bài văn để tránh bỏ xót ý, trình tự lộn xộn và lạc đề.

Trước khi làm bài, các em nên lập dàn ý để tránh bỏ xót ý.
Trước khi làm bài, các em nên lập dàn ý để tránh bỏ xót ý.

Cần học có trọng tâm

Có những em quan niệm rằng, năm trước đề thi đã ra bài này, bài kia rồi thì năm sau sẽ không thi vào bài đó nữa. Đây là nhận thức chủ quan và sai lầm. Vì vậy các em nên cố gắng ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài trong chương trình thi chứ không nên học tủ. Với cách ra đề thi của Bộ phân thành nhiều câu, nhiều phần thì việc học tủ là rất nguy hiểm. Tuy vậy các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm trọng điểm chứ không nên tràn lan.


Bên cạnh việc ôn tập kiến thức thì các em cũng nên rèn các kỹ năng làm bài kiểu tóm tắt tác giả, tác phẩm, kỹ năng phân tích văn xuôi và bình giảng thơ, kỹ năng phân tích đề, mở bài, kết bài, diễn đạt, chuyển đoạn…

Đặc biệt cần bám sát chương trình sách giáo khoa vì tất cả những gì trong sách giáo khoa đều có thể thi.

Cần học có trọng tâm
Cần học có trọng tâm

Khéo léo trong việc dùng từ và cụm từ chuyển tiếp

Để bài văn liền mạch và nhịp nhàng thì các em phải tăng cường sử dụng những từ, cụm từ chuyển tiếp và những cặp quan hệ từ trong các câu, giữa các câu hoặc giữa các đoạn. Tuy nhiên khi sử dụng các từ và cụm từ này cũng phải thật khéo léo để tránh tình trạng bị lặp lại nhiều lần.

Để bài văn liền mạch các em nên khéo léo trong việc sử dụng các từ liên kết câu.
Để bài văn liền mạch các em nên khéo léo trong việc sử dụng các từ liên kết câu.

Tránh viết sai chính tả, dùng từ thiếu chính xác và dùng các từ viết tắt

Viết sai chính tả, dùng từ thiếu chính xác và dùng các từ viết tắt là lỗi thường gặp trong các bài thi của nhiều em. Lỗi này thường xuất phát từ việc hiểu sai nên viết sai hoặc do cẩu thả hay viết nhanh, viết tắt tùy tiện. Những lỗi này sẽ gây mất thiện cảm của người chấm và ảnh hưởng đến kết quả thi của các em.


Do vậy, trong quá trình ôn tập các em cũng nên đặc biệt chú ý khắc phục lỗi sai chính tả, và cách sử dụng từ chính xác, từ nào còn băn khoăn hãy tham khảo trong sách giáo khoa hoặc có thể tham khảo bạn bè thầy cô trong quá trình học và tuyệt đối không được dùng các từ viết tắt trong bài thi của mình.

Trong quá trình ôn tập các em cũng nên đặc biệt chú ý khắc phục lỗi sai chính tả, và cách sử dụng từ chính xác.
Trong quá trình ôn tập các em cũng nên đặc biệt chú ý khắc phục lỗi sai chính tả, và cách sử dụng từ chính xác.

Phân bổ thời gian làm bài hợp lý

Đây là một trong những lỗi mà học sinh hay mắc phải nhất kể các em học sinh giỏi. Phân bổ thời gian không hợp lý khi làm bài nên khi hết giờ vẫn chưa làm xong hoặc cuống cuồng viết vội vài dòng kết luận khiến cho bài văn cụt lủn và không cân đối về các ý. Những bài làm như thế sẽ bị đánh giá thấp và kết quả sẽ không cao.


Để tránh lỗi đó, các em xác định điểm từng câu để có sự phân bố thời gian hợp lý. Đối với những câu điểm ít thì các em chỉ nên dành khoảng thời gian nhất định chứ không nên sa lầy và lan man cho những câu hỏi này. Còn những câu nhiều điểm thì các em nên tập trung thời gian hơn.

Các em cần phải phân bổ thời gian làm bài hợp lý giữa các câu hỏi.
Các em cần phải phân bổ thời gian làm bài hợp lý giữa các câu hỏi.

Đọc kỹ đề bài thi

Khi nhận đề thi, các em nên đọc thật kỹ đề bài, chú ý đến các từ ngữ, cụm từ quan trọng để từ đó xác định đúng yêu cầu đề bài tránh lan man, lạc đề khi làm bài.

Đọc kỹ đề bài thi
Đọc kỹ đề bài thi

Giải quyết triệt để từng luận điểm

Rất nhiều em có thói quen khi đến một vấn đề mà mình quên cách làm, quên mất ý hay dẫn chứng hoặc thiếu thời gian… thì để cách một đoạn ra để giải quyết sau. Đây là điều phải cố gắng hạn chế một cách tối đa khi làm văn. Điều này sẽ khiến người chấm nhận ra ngay lỗ hổng của các em. Do vậy trong trường hợp các em không thể nhớ ra hoặc thiếu thời gian làm bài thì các em chỉ cần nêu luận điểm và những gì các em có thể suy luận ra từ luận điểm đó.

Giải quyết triệt để từng luận điểm
Giải quyết triệt để từng luận điểm

Tham khảo các đề thi, đáp án, biểu điểm

Các em nên tham khảo các đề thi, đáp án và biểu điểm chính thức của các năm trước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nó sẽ giúp các em định hướng rõ ràng trong việc ôn tập và làm bài thi.


Các em cũng nên tham khảo và học hỏi cách làm bài của những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi trước đó, từ cách mở bài, kết bài, triển khai ý, trình bày… rồi so sánh với đáp án và biểu điểm của Bộ, để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

Tham khảo các đề thi, đáp án, biểu điểm
Tham khảo các đề thi, đáp án, biểu điểm

Bố cục hợp lý

Một bài văn luôn phải đảm bảo kết cấu đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Khi chấm điểm, một trong những tiêu chí đầu tiên để người chấm quan tâm chính là kết cấu bài. Vì vậy, dù các em có thiếu thời gian làm bài thì cũng phải đảm bảo đủ 3 phần này cho bài văn của mình.


Khi làm bài các em cần phải chia bố cục bài viết cho hợp lý. Chia bài viết của mình thành nhiều đoạn văn, mỗi đoạn có độ dài ngắn hợp lý tương ứng với một vấn đề cần giải quyết.


Thông thường, đoạn văn sẽ được trình bày dưới hình thức diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, sau đó là những luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng để giải quyết cho vấn đề được nêu ra. Các ý có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Bố cục hợp lý
Bố cục hợp lý

Có liên hệ đánh giá

Trong bất kỳ bài viết nào, liên hệ đánh giá sẽ tạo tính xác thực và độ sâu cho bài văn. Điều này đánh giá khả năng hiểu vấn đề của các em, khả năng liên hệ, vận dụng vấn đề vào thực tiễn và sự hiểu biết của các em về cuộc sống. Những bài viết có liên hệ sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều.

Có liên hệ đánh giá
Có liên hệ đánh giá

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?