Hiện nay đã có nhiều thương hiệu cà phê nội, ngoại xuất hiện và cạnh tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên, thương hiệu Starbucks lại luôn giữ chân được khách hàng của mình dù với cái giá cao hơn nhiều so với các thương hiệu khác, sau đây là những điều có thể bạn chưa biết về Starbucks.
Đối thủ cạnh tranh
Ngược lại với tình hình ở Việt Nam, tại các nước láng giềng như Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, Starbucks là cái tên dẫn đầu, vượt qua nhiều thương hiệu ngoại khác như Dunkin’ Donuts, McCafe và Coffe World.


Kích cỡ thức uống
- Cỡ nhỏ (tall) – 350ml thường chứa một phần cà phê.
- Cỡ vừa (grande) – 750ml thường chứa 2 phần cà phê.
- Cỡ lớn (Venti) – 600ml cho thức uống nóng thường chứa 2 phần cà phê, còn có đá kèm thì sẽ chứa 3 phần.
- Cỡ siêu nhỏ - 200ml
- Cỡ siêu lớn (trenta) – 900ml


Phương thức quảng cáo

Sản phẩm khác

Lịch sử và nguồn gốc phát triển
Starbucks được thành lập vào năm 1971 tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ do 2 giáo viên và 1 nhà văn sáng lập (Jerry Baldwin, Zev Siegl, Gordon Bowker). Họ lấy cảm hứng từ người đã sáng lập ra hãng Peet’s Coffee & Tea và mua hạt cà phê xanh từ đây. Cái tên Staburcks được lấy từ tên của một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Moby-Dick của nhà văn người Mỹ nổi tiếng Herman Melville. Starbucks ngày càng phát triển và thậm chí thành công của thương hiệu đã vươn ra khỏi châu lục nhờ vào Howard Schultz – CEO lừng danh sau này đã phát hiện và đưa nghệ thuật thưởng thức cà phê Ý hiện đại đến với các quốc gia khác.

Giá cả thức uống
- Thức uống Espresso 35k-90k/ly
- Thức uống với Socola 50k-70k/ly
- Cà phê Xay Frappuccino®/Kem trộn Frappuccino® 85k-105k/ly
- Trà pha 50k-80k

Chi nhánh

Đối tượng khách hàng

Nhân viên Starbucks
Không chỉ quyến rũ khách hàng bởi thiết kế độc đáo, Starbucks còn đào tạo nhân viên của mình trở thành các chuyên gia cà phê, đưa họ tới các vùng trồng cà phê khác nhau trên khắp thế giới và giúp họ phát triển khẩu vị, thử thách họ qua 5 cấp độ nghiêm ngặt của khóa đào tạo Chuyên gia Cà phê – chuyên gia về tất cả các loại cà phê, được đánh giá bởi những chuyên gia trong ngành, thậm chí phát biểu tại hội nghị thường niên của Starbucks, đảm bảo mang đến những thức uống hoàn hảo cho khách hàng.

Chinh phục khách hàng
Starbucks vốn mang tiêu chí “cà phê mang đi” nhưng người Việt Nam lại có thói quen uống café trong không gian yên tĩnh cùng trò chuyện, giao lưu với khách hàng, bạn bè… Nhận ra được sự khác biệt đó, bà Patricia Marques cùng đồng nghiệp của mình đã nổ lực thay đổi thiết kế độc đáo tại các cửa hàng. Nhằm để thay đổi và nỗ lực của mình phát triển đúng hướng, Starbucks đang sử dụng chương trình chứng nhận LEED® của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ làm chuẩn mực. (LEED® là từ viết tắt của Leadership in Energy and Environmental Design - Dẫn đầu về Năng lượng và Thiết kế thân thiện với Môi trường). Mỗi cửa hàng của Starbucks đều sử dụng một trong bốn khái niệm thiết kế Heritage, Artisan, Regional Modern, Concept.
