Top 5 Điều cần chú ý khi ký kết hợp đồng lao động

Thị trường lao động của nước ta hiện nay đang ngày càng sôi động, không chỉ bởi đất nước hội nhập quốc tế, tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà còn bởi mỗi năm lượng sinh viên ra trường ngày càng nhiều. Tháng 7 là thời gian tân cử nhân bắt đầu công cuộc tìm kiếm việc làm. Dưới đây sẽ là những điều bạn cần lưu ý trước khi đặt bút vào ký bất kỳ một hợp đồng lao động nào khi đi xin việc nhé!

Hình thức hợp đồng lao động

Nhiều người nhận công việc nhưng không hề được ký một bản hợp đồng lao động nào. Các bạn nên yêu cầu ký kết văn bản, mỗi bên giữ 1 bản để cho chắc chắn và phòng ngừa trường hợp bị lừa đảo. Tuy pháp luật vẫn cho phép việc giao kết quan hệ lao động bằng lời nói, nhưng chỉ với các công việc có tính chất tạm thời và thời hạn dưới 3 tháng.

Hình thức hợp đồng lao động
Hình thức hợp đồng lao động

Tiền lương thử việc

Lương luôn là thứ nên quan tâm hàng đầu. Bạn hãy ghim trong đầu rằng mức lương thử việc ít nhất phải bằng 85% lương chính thức nhé. Đồng thời, lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Hiện tại lương tối thiểu vùng năm 2018 được quy định tại Nghị định số 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/12/2017. Các bạn chỉ cần tìm khu vực mình làm việc và xem mức lương có phù hợp với luật hay chưa nhé.

Tiền lương thử việc
Tiền lương thử việc

Yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp bản gốc

Bản gốc bằng tốt nghiệp chỉ được cung cấp duy nhất 1 lần, cho dù bạn có bị mất thì cũng không được cung cấp lại. Vậy nên khi làm việc ở đâu, bạn nên nhớ chỉ nên cung cấp bản sao. Nhiều nhà tuyển dụng dùng "chiêu" giữ bằng tốt nghiệp bản gốc để phòng trường hợp nhân viên phá vỡ hợp đồng trước thời hạn, giữ chân "nhân tài"...


Hành vi giữ bản gốc của doanh nghiệp hoàn toàn sai pháp luật, theo Bộ luật lao động năm 2012, khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động (Điều 20). Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu nếu vi phạm điều này (theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP).

Không nộp bằng cấp bản gốc
Không nộp bằng cấp bản gốc

Loại hợp đồng lao động ký kết sau thử việc

Pháp luật lao động chia hợp đồng lao động thành 3 loại, bao gồm:

  • Hợp đồng không xác định thời hjan
  • Hợp đồng xác định thời hạn: từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
  • Hợp đồng theo mùa vụ hoặc giao kết thực hiện một công việc nhất định (dưới 12 tháng).

Đặc biệt, nếu công việc mà bạn đang làm có tính chất thường xuyên trên 12 tháng thì người sử dụng lao động không được phép ký hợp đồng thời vụ với bạn. Trừ trường hợp bạn là nhân viên được tuyển làm kế toán thay vị trí cho nhân viên kế toán đang nghỉ thai sản thì bên tuyển dụng vẫn có quyền ký hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng với bạn.

Loại hợp đồng lao động phụ thuộc vào tính chất công việc
Loại hợp đồng lao động phụ thuộc vào tính chất công việc

Thời gian thử việc

Thời gian thử việc luôn là điều đáng quan tâm nhất, nếu bạn không để ý sẽ rất dễ bị doanh nghiệp lạm dụng kéo dài thời gian thử việc của mình. Theo pháp luật Việt Nam, thời gian thử việc tối đa là 60 ngày (2 tháng). Tính chất công việc sẽ quy định thời gian thử việc của bạn:

  • Công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: 60 ngày. Ví dụ như: kế toán, hành chính nhân sự, nhân viên ngân hàng, giám sát kỹ thuật...
  • Công việc cần trình độ trung cấp: 30 ngày.
  • Các công việc khác: 6 ngày. Các công việc này đa phần là đơn giản, không cần sử dụng nhiều chất xám, chỉ cần bắt tay vào làm và kiên trì là được, ví dụ như nhân viên giao nhận...
Thời gian thử việc tối đa 60 ngày
Thời gian thử việc tối đa 60 ngày

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?