Top 10 Điều giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc

Sống trong cuộc sống này, bạn có thể làm vừa lòng người này nhưng lại làm mất lòng người kia là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để gây được ấn tượng và chiếm được tình cảm của đa số mọi người xung quanh cũng không phải điều gì quá khó khăn nếu bạn luôn luôn ghi nhớ trong lòng 10 nguyên tắc vàng sau đây.

Hỏi người thân của bạn một cách chân thành

Hãy hỏi mọi người một cách chân thành về những điểm yếu của bản thân để hoàn thiện mình hơn, nên nhớ đừng quá xấu hổ khi hỏi những điều như vậy bởi đó là những điều có lợi cho chính bản thân bạn. Hơn nữa, việc thẳng thắn với những câu hỏi như vậy cũng sẽ khiến bạn trở thành người cởi mở, sẵn sàng để tiếp thu những ý kiến của người khác, giúp cho tình bạn của bạn luôn được bền lâu. Người ta không chỉ cần học chữ nghĩa, kiến thức văn hóa, khoa học, mà còn cần phải học ăn uống, đi đứng, nói năng, học cách làm việc, học cách cư xử, học cách chăm sóc bản thân và quan tâm người khác v.v... Cái gì cũng cần phải học, chứ không phải chỉ học cách kiếm tiền, học cách ăn chơi hưởng thụ...


Đôi khi chính sự thiếu hiểu biết làm hại bản thân và những người thân mà mình không hề nghĩ đến. Nếu mình không biết quan tâm đến ai thì cũng chẳng ai quan tâm đến mình. Nếu con cái chẳng học được gì ngoài sự thờ ơ, vô tâm của cha mẹ đối với những người thân của mình và mọi người, thì khi lớn lên chúng sẽ không biết gì khác ngoài việc dùng thái độ đó đối với cha mẹ chúng. Vậy nên bạn hãy biết hỏi han, quan tâm người thân một cách chân thành, đó cũng là điều giúp bạn có một cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc đấy.

Hỏi người thân của bạn một cách chân thành
Hỏi người thân của bạn một cách chân thành
Hỏi người thân của bạn một cách chân thành
Hỏi người thân của bạn một cách chân thành

Tránh chữ "biết rồi" khi người khác đang nói

Khi nói từ “biết rồi”, người nghe sẽ có cảm giác như đang bị dập tắt hứng khởi nói chuyện và dường như giữa 2 người sẽ có một khoảng cách vô hình nào đó. Cho nên, thay vì nói “biết rồi” khi người khác đang nói, hãy tập trung lắng nghe những gì người khác nói một cách vui vẻ, đồng tình với những điều mình cũng biết thật nhẹ nhàng, thẳng thắn bàn luận vấn đề. Khi có những sự phản đối, theo bản năng chúng ta thường nói “Biết rồi”. Nhiều lúc chúng ta thật sự không “biết”, chúng ta chỉ nói như vậy với những công việc sẽ làm hay ta nghĩ sẽ làm. Thường thì câu trả lời biết rồi của chúng ta được đưa ra trước khi người đối thoại nói xong những điều cần nói. Nó là một cách để cắt đứt câu chuyện, hay không chú tâm vào câu chuyện.

Khi bạn tự động trả lời người khác “biết rồi” thì thực sự là bạn đang nói “tôi chẳng muốn nghe anh nói nữa”. Bạn xem thường ý kiến của họ. Cứ như thể bạn không nghe nữa vì bạn đã biết hết rồi, hay đơn giản chỉ vì bạn không muốn biết về chuyện đó, hoặc giả bạn đợi đến lượt mình nói, hay là bạn không quan tâm lắng nghe hay không có sẵn thời giờ ngồi nghe nói. Dù là lý do gì thì kiểu trả lời như vậy khiến bạn tránh phải nghe những điều mà có thể rất quan trọng và đào một hố sâu giữa mình và người đối thoại. Một lần nữa, bạn cảm giác ra sao nếu tôi trả lời mỗi câu nói của bạn theo kiểu đó?. Bạn thử xem, bạn có thể thấy rằng khi lắng nghe người khác, bạn sẽ vui vẻ hơn nhiều. Bạn sẽ nghe mọi thứ họ phải nói thay vì cắt ngang. Còn gì nữa, do bạn đang lắng nghe chăm chú hơn, người nói cảm nhận được kỹ năng lắng nghe của bạn và sẽ bắt đầu thoải mái với bạn. Bớt căng thẳng sẽ khiến bạn thấy dễ dàng thoải mái lại với họ. Thông thường, kỹ năng lắng nghe tốt sẽ nuôi dưỡng giao tiếp tốt và thắt chặt thêm mối quan hệ.

Tránh chữ
Tránh chữ "biết rồi" khi người khác đang nói
Tránh chữ
Tránh chữ "biết rồi" khi người khác đang nói

Chấp nhận lỗi lầm của mình

Việc không chấp nhận lỗi sai của mình nhưng lại dễ dàng nhìn ra và bới móc lỗi sai của người khác lại là điều mà nhiều người mắc phải. Nếu như ta biết cách nhận lỗi lầm của mình, sẵn sàng nhận sai sẽ khiến ta được mọi người trân trọng và yêu quý hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào. Là con người, tất cả chúng ta đều phạm những sai lầm thường xuyên trong cuộc đời. Một số sai lầm thì rất nhỏ, chẳng hạn như “Chúng ta không cần phải dừng lại cửa hàng để mua thêm sữa bởi vì ở nhà vẫn còn đủ” và kết quả khi bạn về nhà thì bữa sáng hôm sau bạn đã không có sữa. Một số sai lầm thì lớn hơn, ví dụ như “Đừng giục tôi, chúng ta còn khối thời gian để ra sân bay trước khi chuyến bay xuất phát cơ mà” và kết quả là bạn bị trễ chuyến bay cùng với việc phải đóng thêm tiền phí đổi vé. Thậm chí, một số sai lầm thì nghiêm trọng chẳng hạn như bạn làm chứng nhầm dẫn đến việc một người vô tội phải ngồi tù...


Việc thừa nhận rằng mình đã sai, chấp nhận sự thật đã xảy ra có thể khiến họ suy sụp tinh thần. Khi ấy, cơ chế tự vệ sẽ làm bất kỳ điều gì để chống lại điều này và một trong số đó chính là việc họ bóp méo nhận thức của mình về thực tế đã xảy ra để làm cho nó bớt đáng sợ hơn. Với “cái tôi” yếu đuối và dễ tổn thương, họ đành bảo vệ nó bằng cách thay đổi những sự thật trong tâm trí để chứng minh rằng mình không sai hay không có lỗi. Con người ta không có ai hoàn hảo cả, ai rồi cũng sẽ mắc những sai lầm trong cuộc đời. Thế nhưng, một người dám dũng cảm nhận mình sai lầm, một người dám dũng cảm thừa nhận khuyết điểm của mình, một người không sợ việc người khác biết rằng họ đã sai lầm, đó là một người mạnh mẽ. Hay nói cách khác, đó là một người có lòng tự trọng rất cao. Hầu hết chúng ta sẽ khó nuốt trôi cảm xúc ái ngại, thậm chí là xấu hổ khi phải thừa nhận mình sai, nhưng sự thật thì chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua được điều này.

Chấp nhận lỗi lầm của mình
Chấp nhận lỗi lầm của mình
Chấp nhận lỗi lầm của mình
Chấp nhận lỗi lầm của mình

Đừng trở thành người bới lông tìm vết

Điều mà mọi người dễ gặp sai sót nhất khi giao tiếp với người khác chính là nhìn vào những khuyết điểm của người xung quanh và của bản thân mình mà cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Lúc này, bạn sẽ chỉ nhìn ra những khuyết điểm của người khác mà không chú ý đến nội dung cuộc nói chuyện. Và hiển nhiên, mọi giao tiếp với bạn là vô nghĩa và sẽ khó để bạn có những cuộc nói chuyện vui vẻ cùng với người thân và bạn bè. Đó cũng là khuynh hướng chung của hầu hết mọi người khi nhìn vào sự việc, tìm kiếm sai sót đối với bản thân, người khác, xã hội và cả thế giới. Vì bản năng tự nhiên của chúng ta là muốn mọi việc tốt hơn, mà thế giới này có quá nhiều thứ cần phải cải thiện, thế nên rất nhiều người “mắc bệnh” bới lông tìm vết. Kẻ ưa soi mói bắt lỗi gần như lúc nào cũng không vui, cau có, căng thẳng. Khi đầu óc của bạn cứ nghĩ đến những điều phiền phức, lỗi lầm, khiếm khuyết thì bạn sẽ thấy y như vậy. Cứ thế bạn sẽ chẳng nhìn nhận chuyện gì sáng suốt được hết.

Hầu như ai trong chúng ta cũng không phải là người có khiếu soi mói bẩm sinh, nhưng nói đúng ra, trên đời cũng lắm thứ để bắt bẻ. Tôi không nói là bạn hãy “mặc kệ nó” hay giả bộ coi như sự việc tốt hơn bản chất của nó, tôi chỉ muốn nói bạn hãy học cách nhìn đúng bản chất sự việc chẳng có gì là to tát. Mặt khác,Khi thói quen xét nét bắt lỗi trở nên cố hữu, trở thành cách nhìn đời của bạn thì cuộc đời bạn hầu như chỉ dành để theo dõi, bắt lỗi người khác và những gì cần phải cải thiện.Đây là điều dễ làm và dễ gặp nhất ở mỗi người, luôn tập trung vào những sai sót, khuyết điểm của người khác và của chính bản thân, cường điệu những sai sót này lên bằng cách chê bai và ca thán...Khi đó ta sẽ luôn cau có và khó chịu và có một niềm vui ảo tưởng khi tìm ra một điểm yếu của người khác. Thay vào đó, chấp nhận những khuyết điểm đó như một phần không thể thiếu của mỗi người, tập trung vào những điều tốt của họ cũng như của bản thân ta; nếu như đó là một người ta chưa tìm thấy điểm tốt hoặc (có thể) không có điểm tốt (đối với ta) thì đó hiển nhiên là người không phải để ta bận tâm.

Đừng trở thành người bới lông tìm vết
Đừng trở thành người bới lông tìm vết
Đừng trở thành người bới lông tìm vết
Đừng trở thành người bới lông tìm vết

Vui vẻ vì người khác

Khi bạn của bạn hay người thân gặp chuyện vui thì chắc chắn tinh thần của bạn cũng sẽ được vui lây. Nếu như biết vui với những niềm vui của người khác, thì chính bạn đã khiến cho mình có thêm niềm vui mới trong cuộc sống, thắt chặt hơn tình bạn và tạo ra những mối quan hệ vui vẻ, thoải mái hơn trong cuộc sống. Khiến ai đó vui vẻ chỉ để vui thôi có thể là một trong những cảm giác thỏa mãn nhất trên thế giới. Làm bừng sáng một ngày của ai đó, cho dù đó là người bạn thân nhất hay chỉ là một tiếp viên nhà hàng, có thể mang lại cho bạn niềm vui và đến lượt nó khiến ngày của bạn bừng sáng hơn. Để khiến ai đó vui vẻ, bạn cần phải chân thật, cởi mở, và sẵn sàng bỏ chút công sức để tạo ra sự khác biệt.


Ai cũng muốn biết rằng họ được yêu và trân trọng. Khuyến khích bạn bè theo đuổi giấc mơ, đặc biệt là khi không có ai làm điều đó. Hãy tìm cách nói với họ rằng họ có ý nghĩa thế nào đối với bạn, thậm chí nếu bạn phải làm điều đó một cách thông thường hay kín đáo. Quan tâm và đồng cảm trong mọi giao tiếp. Chỉ cần có mặt bên bạn bè, cho dù họ đang vất vả với cuộc sống hay chỉ là nghe họ than thở về tình hình công việc sẽ có thể là điều tốt nhất bạn có thể làm để khiến họ vui vẻ hơn. Mỉm cười với họ và, nếu bạn có mối quan hệ thân tình với người đó, hãy ôm họ. Hãy cố gắng hiểu suy nghĩ và đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Hỏi những câu quan tâm, đừng ngắt lời, và nếu bạn không hiểu gì, hãy nói một điều gì đó thay vì giả vờ đồng ý. Bạn có thể có người bạn cảm thấy rằng họ không nhận được đủ sự chú ý và thực sự muốn một ai đó đồng cảm nghe mình, và bạn có thể khiến người đó vui vẻ hơn bằng việc ở đó và cố gắng thực sự lắng nghe.

Vui vẻ vì người khác
Vui vẻ vì người khác
Vui vẻ vì người khác
Vui vẻ vì người khác

Đừng bận tâm đến sự đổ vỡ

Hãy tập chấp nhận mọi sự đổ vỡ như một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của mình, thay vì buồn bã, bực tức thì hãy suy nghĩ đến tương lai, làm việc có ích cho bản thân trước, bạn sẽ nhanh chóng vượt qua được nỗi buồn và lấy lại sự vui vẻ ngay lập tức. Giữa bộn bề cuộc sống, bạn ao ước mình đừng bận tâm đến những điều phiền muộn để có những phút giây thư giãn. Bạn nên buông bỏ điều gì để có thể tận hưởng niềm vui mỗi ngày như những đóa hoa hướng dương luôn rạng rỡ đón ánh nắng mặt trời? Bạn cảm thấy mình ngày càng giống một siêu anh hùng ba đầu sáu tay luôn muốn kiểm soát mọi thứ của cuộc sống diễn ra tốt đẹp. Đến một ngày bước chân quá mỏi mệt, bạn chỉ muốn mình cứ mãi vô tư và thảnh thơi như cái thời còn bé thơ “cởi truồng tắm mưa”…


Phần lớn mọi người đều cảm thấy rất sợ khi phải đối mặt với thất bại, thậm chí phủ nhận điều đó. Thực tế, thất bại không đáng sợ như bạn nghĩ. Thay vào nỗi ám ảnh tiêu cực vốn có, thất bại phụ thuộc vào thái độ của bạn mỗi khi gặp trở ngại. Nếu bạn xem thất bại là kẻ thù, bạn sẽ mãi mãi không học được gì từ chúng. Ngược lại, nếu bạn xem thất bại là một quá trình thử nghiệm và hơn hết xem nó như một người bạn, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều bài học quý giá cho những lần sau nữa. Đúng như cựu CEO Jack Ma (Trung Quốc) từng khẳng định: “Thất bại càng nhiều càng chứng tỏ bạn còn cách thành công không xa nữa đâu”. Để có thái độ sống tích cực giúp bạn dễ dàng vượt qua những khó khăn, bạn cần kết hợp thất bại với kinh nghiệm của mình để không mắc phải những lỗi đó trong lần tới. Bạn gặp khó khăn và đổ vỡ nhưng không cố gắng đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ thất bại, bạn sẽ không bao giờ vươn đến thành công như bản thân mong muốn.

Đừng bận tâm đến sự đổ vỡ
Đừng bận tâm đến sự đổ vỡ
Đừng bận tâm đến sự đổ vỡ
Đừng bận tâm đến sự đổ vỡ

Tập thiền như một cách lấy lại tinh thần

Con người không phải là ai cũng luôn luôn vui vẻ, sẽ có những lúc stress vì học tập, công việc và như thế sẽ khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị giảm đi một cách đáng kể. Để giảm bớt tình trạng này, thiền chính là phương pháp tốt nhất để giúp bạn vượt qua tình trạng này. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên đỡ căng thẳng và đầy tràn niềm vui hơn, lấy lại được cân bằng trong cuộc sống, tùy theo bạn là ai, thiền có thể sẽ hỗ trợ điều chỉnh thể chất và cả tinh thần để giúp bạn lấy lại sự cân bằng, từ đó sống khỏe mạnh, thiền tập giúp khơi gợi ý chí, sự sáng tạo trong con người, suy nghĩ và tư duy của bạn. Từ đó, giúp bạn mở ra những cánh cửa hay có những quyết định sáng suốt, đúng đắn hơn để sống đúng với ý nguyện của bản thân, thỏa mãn chính mình.

Bạn là nhân viên văn phòng, nội trợ, sinh viên, người lao động chân tay, trung niên… Dù bạn là ai, là người bận rộn hay rảnh rỗi, chỉ cần bạn có niềm yêu thích với thiền, muốn dùng thiền để cân bằng cuộc sống, tìm thấy những điều tích cực thì bộ môn này đều là lựa chọn thích hợp cho bạn. Thiền đã được chứng mình là giúp giảm những cơn đau thần kinh tọa, cải thiện tuần hoàn máu tốt, giải phóng căng thẳng cho não, rất tốt cho nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều và liên tục tại văn phòng. Không chỉ vậy, ngồi thiền còn là phương pháp giúp những ai thường xuyên làm việc bằng trí óc có thể tĩnh tâm, tái tạo năng lượng và ngủ ngon hơn. Thiền chính là liều thuốc quý giúp bạn cân bằng cảm xúc cá nhân, tăng sự sáng tạo, hứng phần và khơi dậy niềm hạnh phúc, tự tin, sự tự hào trong tiềm thức để bạn luôn sống tích cực, vui vẻ hơn. Luyện tập thiền thường xuyên và kiên trì cũng là cách giúp trí óc luôn minh mẫn, tỉnh táo và luôn cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn, giảm những suy nghĩ tiêu cực, sự bất mãn, thất vọng trong suy nghĩ và nhận thức.

Tập thiền như một cách lấy lại tinh thần
Tập thiền như một cách lấy lại tinh thần
Tập thiền như một cách lấy lại tinh thần
Tập thiền như một cách lấy lại tinh thần

Kiểm tra lại những điều kì cục

Một trong những điều kì cục mà nhiều người vẫn hay lầm tưởng, chính là việc mình hoàn toàn có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Trong trường hợp mình đối tốt với người khác, không có nghĩa là mình sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp. Hãy biết cách xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với những người mình yêu mến và với những người không coi trọng ta thì không nên coi đó là đối tượng kết bạn. Đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người, cũng đừng tức giận khi người khác ghét bạn. Đây là việc bạn cần làm cho cuộc sống ngày càng thăng hoa hơn. Bạn không phải lấy lòng tất cả mọi người, cũng không cần phải tức giận hay buồn bã vì người khác không thích bạn. Bởi vì bạn không cần tất cả mọi người hiểu bạn, chỉ cần bạn hiểu chính mình là đủ rồi.

Bạn không thể khiến cho mọi người thích bạn, nhưng bạn nhất định phải thích chính mình trước. "Vui vẻ chấp nhận" không phải là chấp nhận đối phương ghét mình, chấp nhận người khác tùy ý làm tổn thương mình, mà là chúng ta chấp nhận việc không thích là tự do của người khác. Vì thế, chúng ta không phải để ý, không nên bị ràng buộc, kiểm soát, chúng ta không được để người khác kiểm soát cảm xúc của mình, bởi vì chúng ta là chủ nhân cảm xúc của bản thân. Vì vậy, chúng ta cũng không nên ép buộc người khác nhất định phải thích mình, đồng cảm với mình. Không cần người khác phải thích bạn không có nghĩa là bạn có thể làm tổn thương người khác, mà là bỏ qua "gánh nặng quan điểm": Chúng ta biết mạnh mẽ, ý chí hơn, thì đối với những việc câu nệ trước đây giờ không còn quan trọng nữa. Bạn đừng đi thuyết phục người khác phải giống bạn, nên tôn trọng sự khác biệt giữa người khác và bạn.

Kiểm tra lại những điều kì cục
Kiểm tra lại những điều kì cục
Kiểm tra lại những điều kì cục
Kiểm tra lại những điều kì cục

Cẩn thận khi chọn chiến trường

Để tránh làm mất hòa khí cuộc nói chuyện cũng như tránh làm giảm đi chất lượng cuộc nói chuyện, thì ta nên chọn địa điểm cũng như nội dung cuộc nói chuyện cho phù hợp. Nếu cuộc nói chuyện nào đang có nguy cơ không tốt, thì hãy dừng lại nếu không sẽ khiến cuộc nói chuyện bị mắc kẹt, khó giải quyết hơn. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được những mệt mỏi, căng thẳng và công việc được giải quyết tốt hơn. Ai cũng có những chiến trường của riêng mình, hãy suy nghĩ thật kĩ về tầm quan trọng của chiến trường trước khi chiến đấu, tránh những chiến trường không quan trọng có thể làm ta vừa tốn sức, vừa mất đi hòa khí. Tốt nhất là cho điểm theo thang điểm 10 cho từng chiến trường, nơi nào được chấm điểm từ 5 trở xuống thì không nên mắc kẹt vào. Điều này sẽ giúp ta tránh những căng thẳng trong cuộc sống và giải quyết công việc có hiệu quả hơn.


Nói năng cẩn trọng là một phẩm chất nhân sinh cực kỳ quan trọng của kẻ sĩ thời phong kiến châu Á. Trong xã hội phong kiến, thường có cái “họa văn tự”, không thể tùy tiện, nên giới quan trường tôn câu “im lặng là vàng”. Người làm quan thờ vua tức là thờ cọp, nói nhỡ miệng một lời có thể gặp tai họa chặt đầu, thậm chí cả nhà bị hại. Lời xưa nói: “Đa ngôn tất thất”. Người ta không thể nói mọi lời đều là cao minh, chu toàn. Nói 10 câu, 9 câu hay, một câu dở là có thể gáy oán thù, nếu nhẹ thì làm người ta oán ghét, nặng thì mắc tội, mất bát cơm ăn, không toàn tính mạng. Tất nhiên cũng có người nói những điều không đúng sự thật, nhưng có nhiều trường hợp nói đúng sự thật đụng chạm chỗ đau của người khác.

Cẩn thận khi chọn chiến trường
Cẩn thận khi chọn chiến trường
Cẩn thận khi chọn chiến trường
Cẩn thận khi chọn chiến trường

Đừng trút giận lên người khác

Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, thần kinh của chúng ta thường thiếu đi sự chín chắn, tỉnh táo cần thiết, dẫn đến việc phạm phải những sai lầm không đáng có. Trong cuộc sống thì bất cứ ai đều phải có những lúc tinh thần không tốt, cho nên đừng lấy cớ rằng tinh thần mình không ổn mà làm trầm trọng hóa vấn đề rồi trút giận lên người khác. Điều này sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn mà thôi, thậm chí không ai còn muốn ở cạnh bạn. Lúc này, hãy dựa vào những người bạn để lấy lại tinh thần, xóa bỏ đi sự khó chịu thì bạn sẽ được lòng mọi người hơn đó.


Chúng ta luôn mong muốn được giải tỏa các cảm xúc khó chịu bằng hành động, lời nói... tuy nhiên cũng cần lưu ý để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh. Các nhà khoa học đã chứng minh sự tức giận có thể gây tổn hại nặng nề đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn bởi vì nó tạo ra những tác động căng thẳng về tâm lý và sinh lý. Đó là lý do tại sao bạn không nên để sự tức giận gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình. Đừng để "cả giận mất khôn". Hiện giờ rất nhiều người có xu hướng sử dụng mạng xã hội để trút sự tức giận hoặc những viết mọi suy nghĩ của mình nhằm ý thông báo đến tất cả mọi người. Bằng mọi cách, hãy kiềm chế và không nên viết những dòng trạng thái đó lên mạng xã hội. Bởi sự lan truyền của nó đến chóng mặt và đây không phải là một quyết định khôn ngoan để nói với tất cả mọi người rằng bạn đang cảm thấy như thế nào vào lúc này. Khi tức giận bạn đang không biết mình viết gì, ảnh hưởng của nó ra sao tới mọi người, thậm chí cả công việc hoặc danh tiếng của mình và nó có thể đem đến cho bạn rất nhiều phiền toái hệ lụy từ đó.

Đừng trút giận lên người khác
Đừng trút giận lên người khác
Đừng trút giận lên người khác
Đừng trút giận lên người khác

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?