Top 13 điều thú vị về nền giáo dục ở Nhật Bản

Bạn là người yêu thích văn hóa Nhật Bản, nhưng có lẽ những điều thú vị trong nền giáo dục của Nhật Bản sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ. Những điều tưởng chừng như khó tin ấy đang diễn ra hàng ngày trong môi trường giáo dục của đất nước mặt trời mọc. Hãy cùng toplist tìm hiểu những điều thú vị ấy nhé!

Đại học là một kỳ nghỉ

Sau khi đã trải qua kỳ thi đại học căng thẳng, như những gì các em thường nói đùa về kỳ thi vào đại học là "kì thi địa ngục", sinh viên Nhật Bản thường dành thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi. Tại Nhật, đại học được xem như khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời các em học sinh. Người Nhật vẫn xem đây là "kỳ nghỉ" của sinh viên trước khi bắt đầu cuộc sống làm việc bận rộn.
Đại học là một kỳ nghỉ
Đại học là một kỳ nghỉ
Đây được coi là kỳ nghỉ của sinh viên trước khi bắt đầu cuộc sống bận rộn
Đây được coi là kỳ nghỉ của sinh viên trước khi bắt đầu cuộc sống bận rộn

Bữa trưa chuẩn hoá ở trường

Ngoài các học sinh bị dị ứng thực phẩm nghiêm trọng, sinh viên Nhật Bản được phục vụ các bữa ăn từ một thực đơn chuẩn hóa. Nếu bữa trưa ở trường học công lập Mỹ nổi tiếng vì dinh dưỡng kém, thừa đường và chất béo thì người Nhật cho những đứa trẻ ăn uống lành mạnh bằng cách ưu tiên các thành phần dinh dưỡng chất lượng. Thực đơn được thực hiện bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các đầu bếp được đào tạo. Ngoài ra, bữa trưa trường học phần lớn được làm bằng nguyên liệu tươi sống có nguồn gốc địa phương.

Bữa trưa chuẩn hoá ở trường
Bữa trưa chuẩn hoá ở trường
Người Nhật cho những đứa trẻ ăn uống lành mạnh bằng cách ưu tiên các thành phần dinh dưỡng chất lượng
Người Nhật cho những đứa trẻ ăn uống lành mạnh bằng cách ưu tiên các thành phần dinh dưỡng chất lượng

Học sinh không mang cơm đến lớp và sẽ ăn cùng giáo viên

Ở các trường học của Nhật Bản, học sinh không mang theo thức ăn hoặc một số loại thuốc, chẳng hạn như kẹo đau họng thông thường. Tại trường tiểu học và trường trung học ở Nhật Bản, bữa trưa đặc biệt sẽ được chuẩn bị kỹ càng, thực đơn được xây dựng không chỉ bởi các đầu bếp mà còn do các nhân viên y tế phụ trách. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa và tốt cho sức khỏe nhất có thể.


Ngoài ra, học sinh sẽ không ăn cơm tại nhà ăn bởi các trường học ở Nhật Bản không có nhà ăn, ngoại trừ trường tiểu học. Học sinh sẽ ăn cơm trong lớp học cùng với nhau và cùng với các giáo viên. Trong những thời gian ăn cơm cùng nhau như vậy sẽ là cơ hội để tất cả các thành viên trong lớp học giao tiếp với nhau và tăng sự kết nối giữa học sinh và giáo viên hơn.

Học sinh không mang cơm đến lớp
Học sinh không mang cơm đến lớp
Bữa trưa sẽ được ăn cùng nhau và cùng giáo viên
Bữa trưa sẽ được ăn cùng nhau và cùng giáo viên

Các trường học không có nhiều phương tiện học tập có công nghệ cao

Nhật Bản có thể là một trong những quốc gia đi đầu trong linh vực khoa học công nghệ nhưng nền giáo dục của họ dường như lại không bắt kịp xu hướng đó. Ở nhiều trường học, bạn vẫn có thể thấy học sinh hay giáo viên đều ưa chuộng việc sử dụng bút, giấy để ghi chép, học tập hơn là các thiết bị công nghệ cao có khả năng lưu trữ nhanh hơn và nhiều thông tin hơn.


Ngoài ra, ở một vài trường học, những thiết bị như máy in, đầu CD vẫn còn lạc hậu. Mặt khác, quạt điện là phương tiện được sử dụng nhiều nhất vào mùa hè và máy sưởi bằng dầu hỏa sử dụng nhiều vào mùa đông. Tuy nhiên, do sự phát triển và sự xâm lấn của khoa học công nghệ, internet và máy tính cũng dần được đưa vào sử dụng trong các lớp học.

Bút, giấy ghi chép vẫn được ưa chuộng hơn
Bút, giấy ghi chép vẫn được ưa chuộng hơn
Công nghệ giáo dục hiện đại ít được sử dụng nhiều trong giáo dục của Nhật Bản
Công nghệ giáo dục hiện đại ít được sử dụng nhiều trong giáo dục của Nhật Bản

Không cần người lao công trong trường

Học sinh Nhật Bản phải tự dọn dẹp lớp của mình sau những tiết học. Chúng tự lau dọn sạch sẽ các phòng học và nhà vệ sinh. Điều này là để dạy cho học sinh cách làm việc theo nhóm, chia sẻ trách nhiệm, và phát triển ý thức tốt hơn đối với việc chăm sóc mọi thứ xung quanh. Có lẽ, cách mà học sinh ở đây chăm sóc nơi học tập của mình cũng thể hiện cách mà chúng đối xử với mọi người.
Các trường học ở Nhật Bản không có lao công hay thiết bị làm sạch
Các trường học ở Nhật Bản không có lao công hay thiết bị làm sạch
Chính tay học sinh sẽ là người dọn dẹp lại lớp học của mình
Chính tay học sinh sẽ là người dọn dẹp lại lớp học của mình

Học sinh Nhật Bản phải mặc đồng phục

Từ trung học, tiểu học, gần như tất cả các trường công lập Nhật Bản đều yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục. Tiêu chuẩn khác nhau, nhưng tựu chung thì đồng phục ở Nhật đều có đặc điểm sau: phong cách quân sự, đồng phục màu đen cho nam, áo và váy thuỷ thủ đối với nữ. Đồng phục trường học thường có màu sắc, kiểu cắt và cách trang trí đơn giản, khiêm tốn.

Học sinh Nhật Bản phải mặc đồng phục
Học sinh Nhật Bản phải mặc đồng phục
Từ trung học, tiểu học, gần như tất cả các trường công lập Nhật Bản đều yêu cầu học sinh phải mặc đồng phụ
Từ trung học, tiểu học, gần như tất cả các trường công lập Nhật Bản đều yêu cầu học sinh phải mặc đồng phụ

Giáo viên "không dám" mời học sinh ra khỏi lớp học

Ở nhiều nước trên thế giới, việc mời một học sinh có hành vi không đúng mực ra khỏi lớp học là điều có thể xảy ra nhưng ở Nhật Bản thì không! Đây chính là điều tối kỵ của giáo dục Nhật Bản, bởi Điều 26 của Hiến Pháp Nhật Bản quy định, "Tất cả mọi người đều có quyền được hưởng nền giáo dục bình đẳng...". Đây là nguyên nhân khiến các giáo viên ở Nhật Bản "không dám" mời học sinh của mình ra khỏi lớp học.


Cũng bởi vì nguyên nhân này nên các thầy, cô giáo giảng dạy ở đất nước mặt trời mọc thường có sự kiên nhẫn và bình tĩnh vô cùng lớn khi đứng lớp. Tuy nhiên, quy tắc này cũng sẽ bị phá vỡ trong trường hợp có học sinh phá rối lớp học thường xuyên và liên tục.

Giáo viên
Giáo viên "không dám" mời học sinh ra khỏi lớp học
Tuy nhiên vẫn sẽ có trường hợp đặc biệt khi học sinh đó liên tục phá rối lớp học
Tuy nhiên vẫn sẽ có trường hợp đặc biệt khi học sinh đó liên tục phá rối lớp học

Một kỳ thi quan trọng duy nhất

Cuối trung học, học sinh Nhật phải tham dự 1 kỳ thi quan trọng quyết định tương lai của các em. Mỗi học sinh có thể lựa chọn nộp vào 1 trường mà các em muốn, tùy vào quy định điểm số mỗi trường. Tỷ lệ cạnh tranh ở Nhật rất cao khi chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục học lên bậc đại học. Do vậy, áp lực trước kì thi là rất lớn tại đất nước này.
Sẽ chỉ có một kỳ thi quan trọng duy nhất
Sẽ chỉ có một kỳ thi quan trọng duy nhất
Kỳ thi cuối trung học sẽ quyết định tương lai của các em
Kỳ thi cuối trung học sẽ quyết định tương lai của các em

Các trường công lập phải dạy nghệ thuật truyền thống

Những gì được coi là kiến thức cơ bản của hệ thống trường công lập Nhật Bản đã vượt xa khỏi phạm vi nền tảng giáo dục được xác định bởi hầu hết các trường công lập Mỹ. Sinh viên Nhật Bản được dạy nghệ thuật truyền thống như Shodo (thư pháp Nhật Bản) và haiku, một thể chính của thơ. Shodo liên quan đến chữ Hán viết và ký tự kana với một bàn chải tre bằng mực trên giấy gạo. Nghệ thuật đòi hỏi kiến thức ngôn ngữ và giúp chúng tôn trọng truyền thống văn hóa. Các nghề thủ công viết haiku để thúc đẩy sinh viên có nhận thức về giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia.

Các trường công lập phải dạy nghệ thuật truyền thống
Các trường công lập phải dạy nghệ thuật truyền thống
Các nghề thủ công viết haiku để thúc đẩy sinh viên có nhận thức về giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia
Các nghề thủ công viết haiku để thúc đẩy sinh viên có nhận thức về giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia

Khai giảng vào đầu tháng 4

Trong khi các trường học trên thế giới bắt đầu năm học mới vào tháng 9 hoặc 10, Nhật Bản chọn tháng 4. Ngày tựu trường ở Nhật cũng chính là ngày đầu mùa hoa anh đào nở rộ. Một năm học ở Nhật Bản gồm 3 học kỳ thay vì 2 kỳ như ở Việt Nam. Bên cạnh đó, học sinh Nhật Bản được nghỉ hè tới 6 tuần, thậm chí còn có hai tuần nghỉ đông (vì mùa đông ở đây khá lạnh).
Khai giảng vào đầu tháng 4
Khai giảng vào đầu tháng 4
Mùa hoa anh đào nở, học sinh sẽ bắt đầu đi học
Mùa hoa anh đào nở, học sinh sẽ bắt đầu đi học

Các buổi học ngoại khóa rất quan trọng

Để vào được trường cấp 2 tốt, học sinh Nhật Bản phải tham dự các lớp ngoại khóa sau giờ học. Ngoài 8 tiếng học chính khóa mỗi ngày, các em vẫn học vào cuối tuần và trong các kỳ nghỉ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi số học sinh ở xứ sở mặt trời mọc gần như không ai bị đúp trong suốt thời gian đi học.

Giờ học ngoại khóa tại Nhật Bản rất quan trọng
Giờ học ngoại khóa tại Nhật Bản rất quan trọng
Số học sinh ở xứ sở mặt trời mọc gần như không ai bị đúp trong suốt thời gian đi học
Số học sinh ở xứ sở mặt trời mọc gần như không ai bị đúp trong suốt thời gian đi học

Tỷ lệ học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ ở Nhật Bản là 99,99%

Không trốn học, không nghỉ học giữa chừng, không bỏ tiết, học sinh Nhật Bản gần như ít khi bỏ lớp hay đi muộn. Và có khoảng 91% học sinh cho biết họ chưa bao giờ bỏ qua những điều giáo viên giảng trên lớp. Nhìn vào con số trên cũng đủ biết mức giáo dục ở đất nước này cao như thế nào. Thật đáng ngưỡng mộ đúng không?
Tỷ lệ học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ ở Nhật Bản là 99,99%
Tỷ lệ học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ ở Nhật Bản là 99,99%
Mức giáo dục ở Nhật Bản vô cùng cao
Mức giáo dục ở Nhật Bản vô cùng cao

Không có kì thi nào trong 2 năm học đầu tiên

Việc sinh viên Nhật Bản không cần phải tham gia kỳ thi cho đến khi học đến năm thứ tư là một trong những quy định tuyệt vời của hệ thống giáo dục Nhật Bản. Theo văn hóa Nhật Bản, việc dạy những nghi thức, cách ứng xử cho học sinh, sinh viên quan trọng hơn là nhồi nhét chúng trong các bài kiểm tra. Vấn đề cần quan tâm là sự phát triển tính cách, phẩm chất của chúng. Do đó, tốt nhất là nên tránh quá trình học tập nặng nề.

Không có kì thi nào trong 2 năm học đầu tiên
Không có kì thi nào trong 2 năm học đầu tiên
Theo văn hóa Nhật Bản, việc dạy những nghi thức, cách ứng xử cho học sinh, sinh viên quan trọng hơn
Theo văn hóa Nhật Bản, việc dạy những nghi thức, cách ứng xử cho học sinh, sinh viên quan trọng hơn

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?