Top 10 Dòng sông ô nhiễm nhất trên thế giới hiện nay

Hiện nay ô nhiễm môi trường ngày càng đáng báo động đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Sự gia tăng của chất thải chưa qua xử lý ra môi trường cùng ý thức của người dân chưa cao và quyết tâm của những cơ quan chức năng chưa thật sự lớn chính là nguyên nhân tình trạng ô nhiễm nguồn nước đặc biệt là các dòng sông ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Sau đây chính là những dòng sông ô nhiễm nhất trên thế giới, trong tương lai không xa chúng có nguy cơ trở thành những dòng sông chết.

Sarno, Italy

Dòng sông Sarno chảy qua vùng Pompeii và tới phía Nam của vịnh Naples ở Italy. Con sông này nổi tiếng thế giới vì mức độ ô nhiễm nhất ở khu vực châu Âu lượng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp trực tiếp đổ vào dòng sông này ngày càng tăng lên. Hậu quả nghiêm trọng từ việc ô nhiễm là dòng sông Sarno không chỉ làm ô nhiễm những nơi nó chảy qua mà khiến vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples cũng bị ô nhiễm theo.
Sông Sarno, Italy là một trong những dòng sông được xếp vào hạng ô nhiễm nghiêm trọng
Sông Sarno, Italy là một trong những dòng sông được xếp vào hạng ô nhiễm nghiêm trọng

Sông Hoàng Hà, Trung Quốc

Nếu như ở mấy ngàn năm về trước, sông Hoàng Hà từng được là Nỗi buồn Trung Quốc vì thường xuyên gây ra các tai họa như vỡ đê, lũ lụt thì hiện tại nỗi buồn này còn não nề và nhân lên gấp bội vì dòng sông này bị ô nhiễm. Thượng nguồn của sông Hoàng Hà chảy qua thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc. Dòng sông Dongdagou có chiều dài 38 km chảy vào sông Hoàng Hà phải hứng chịu tới hàng chục triệu tấn chất thải có kim loại nặng và trở thành nguồn ô nhiễm chính của dòng sông Hoàng Hà hiện nay. Các giáo sư tại Đại học Bắc Kinh đã công bố các mẫu xét nghiệm nước sông Hoàng Hà cho tấy hàm lượng cadmium cao hơn mức chuẩn quốc gia là 2.200 lần, hàm lượng thủy ngân cao gấp 2.000 lần. Tác hại khủng khiếp nhất của tình trạng ô nhiễm sông Hoàng Hà khiến người dân sử dụng nguồn nước của dòng sông này bị rụng răng từ người già đến trẻ nhỏ cùng nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác.
Sông Hoàng Hà nay trở thành nỗi buồn Trung Quốc
Sông Hoàng Hà nay trở thành nỗi buồn Trung Quốc

Sông Matanza Riachuelo, Argentina

Ở lưu vực sông Matanza Riachuelo có khoảng 3,5 triệu cư dân đang sinh sống. Ngày nay, rác thải đã xâm chiếm hết lòng sông và biến con sông này trở thành con lạch đen ngòm và bốc mùi hôi thối. Vào năm 1993 một dự án làm sạch dòng sông này với tổng trị giá lên đến 250 triệu USD đã được phê duyệt, nhưng thực tế mới chỉ có 1 triệu USD được sử dụng để giải quyết mức độ ô nhiễm của con sông này (Thông tin từ tờ báo Página/12 của Argentina)

Sông Matanza Riachuelo là một trong 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới
Sông Matanza Riachuelo là một trong 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

Sông Doce, Brazil

Sông Doce là một dòng sông nằm ở phía đông nam Brazil với tổng chiều dài khoảng 853 km Lưu vực sông của dòng sông này là nơi sản xuất thép lớn nhất ở châu Mỹ Latinh vì thế nguồn chất thải ra dòng sông này cũng không hề nhỏ. Năm 2015 sự sụp đổ của một đập nước thải khiến nước sông này bị ô nhiễm trầm trọng và dẫn tới một thảm họa sinh thái. Hiện nay dòng sông Doce bị ô nhiễm trên diện rộng trải dài hơn 500 km, khiến cuộc sống của các loài động, thực vật bị đe dọa, ảnh hưởng xấu tới nguồn nước uống của khoảng 250.000 người dân quanh lưu vực sông này.
Sông Doce, Brazil
Sông Doce, Brazil

Sông Marilao, Philippines

Sông Marilao nằm ở vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philippines đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ loại rác thải sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa nơi đây còn là nơi lưu thông các loại hàng hóa cho khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì nên nguồn nước của sông Marilao có chứa rất nhiều loại hóa chất độc hại cho sức khỏe con người tiêu biểu như đồng, thạch tín. Sự ô nhiễm khiến dân cư ở lưu vực sông này gặp nhiều vấn đề sức khỏe, ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila gặp nhiều khó khăn hơn. Mặc dù chính quyền địa phương đã đưa ra những biện pháp can thiệp trước nguy cơ dòng sông này bị xóa sổ nhưng hàng ngày, hàng giờ nơi đây vẫn phải hứng chịu đủ loại rác thải của các hộ dân ven sông các khu chế xuất.
Sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông
Sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông

Sông Cuyahoga, Mỹ

Sông Cuyahoga là một trong những sông bị ô nhiễm nặng nhất ở Mỹ, đây là nơi xả thải trực tiếp của Công ty lọc dầu nâu. Dòng sông này có chiều dài khoảng 160 km diện tích lưu vực khoảng 2.100 km2, trên bề mặt sông luôn có một lớp dầu nhờn màu nâu bao phủ.

Không chỉ vậy trên mặt nước còn có một lớp dầu đen dày vài inch và khá nặng nổi thành váng, ẩn trong các lớp váng đó là những mảnh vỡ và rác cuốn vào, tất cả tạo thành một mớ nổi hỗn độn. Nồng độ oxy trong nước gần như bằng 0 nên không có bất cứ loài sinh vật nào tồn tại ở dòng sông này ngoài tảo Oscillatoria. Màu sắc phổ biến của nước sông này thay đổi từ xám đến nâu, vận tốc dòng chảy ở sông gần như bằng 0.
Sông Cuyahoga ô nhiễm tới mức có thể tự cháy
Sông Cuyahoga ô nhiễm tới mức có thể tự cháy

Sông Mississippi, Mỹ

Mississipi là con sông dài 3.782km, đây là con sông dài thứ 2 ở Mỹ, bắt nguồn từ hồ Itasca và chảy qua hai bang chính là Minnesota và Louisiana. Hiện nay mực nước sông Mississippi giảm đến 22% chỉ trong giai đoạn 1960 – 2004 do biến đổi khí hậu từ đó gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của rất nhiều người.
Ngày nay, con sông này đang dần trở nên cạn kiệt, khô cằn phá hủy sự sống ở những vùng lưu vực con sông làm cho sự đa dạng sinh học cũng dần bị phá hủy trên diện rộng, nước ngọt thiếu trầm trọng và an ninh lương thực bị đe dọa.
Sông Mississippi đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người
Sông Mississippi đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người

Sông Citarum, Indonesia

Trong quá khứ dòng sông Citarum ở Java, Indonesia từng là một thiên đường du lịch nhiệt đới, nhưng giờ đây nó lại là một trong những dòng sông bẩn nhất trên thế giới. Dòng sông này đang ngập chìm trong các loại rac từ rác thải sinh hoạt đến các chất hóa học độc hại do các nhà máy dệt thải ra cùng với và xác động vật chết làm cho số lượng cá của dòng sông này đã giảm tới mức 60%. Khi lượng thuốc nhuộm thải ra quá cao khiến nước sống chuyển nhiều màu từ đỏ đến xanh lá, vàng hoặc đem. Sự ô nhiễm của dòng sông này là thủ phạm chính gây gia tăng các trường hợp ung thư, bệnh ngoài da, bệnh thần kinh, chậm phát triển ở trẻ em trong vùng do hơn 35 triệu người sống ở lưu vực dòng sông này vẫn phải dùng nước của nó cho mục đích sinh hoạt hàng ngày như ăn uống và tắm giặt vì thiếu nước sạch.
Citarum từng được mệnh danh là dòng sông bẩn nhất thế giới
Citarum từng được mệnh danh là dòng sông bẩn nhất thế giới

Sông Buriganga, Bangladesh

Sông Buriganga chảy qua thủ đô Dhaka của Bangladesh. Mức ô nhiễm của dòng sông Buriganga ở mức rất cao do các loại hóa chất từ các nhà máy ximăng, xà phòng, nhuộm, da và giấy bị thải ra tới tới 22.000m3 vào sông Buriganga mỗi ngày.

Đa phần các loại hóa chất xét nghiệm thấy có trong nước sông này đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và rất độc hại đối với con người, chúng có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm, đồ uống hàng ngày và dần dần phá hủy các bộ phận của cơ thể.
Ô nhiễm tại sông Buriganga
Ô nhiễm tại sông Buriganga

Sông Hằng, Ấn Độ

Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất, là biểu tượng của đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ dãy Hymalaya. Con sông này có chiều dài 2.510km chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tổng diện tích lưu vực của sông Hằng lên đến 907.000km2, lưu vực dòng sông này là một trong những khu vực đất đai phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới.

Thế nhưng hiện nay, sông Hằng là lại là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả ra liên lục khiến những người mộ đạo trở nên khiếp sợ chính nguồn nước ở con sông mà trước kia họ từng tôn thờ. Dọc hai bờ sông Hằng có đến hơn 400 triệu người sống và khoảng 2 triệu người tới bờ sông này làm các nghi thức tắm rửa mỗi ngày. Ngoài ra, phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi trên sông cùng rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu hệ thống lò đốt để xử lý là những nguyên nhân làm tăng sự ô nhiễm ở sông Hằng.

Nước sông Hằng bây giờ không thể dùng để ăn uống, tắm giặt được mà cũng không thể dùng trong sản xuất nông nghiệp vì tỷ lệ các kim loại độc như thủy ngân, chì, crom, nickel trong nước sông khá cao.
Tình trạng ô nhiễm ở sông Hằng
Tình trạng ô nhiễm ở sông Hằng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?