Bên cạnh việc hỗ trợ trong công việc, điện thoại thông minh và máy tính xách tay còn mang đến cho bạn những phút giây giải trí tuyệt vời. Tại sao một sản phẩm công nghiệp lại có thể làm được những điều như vậy. Tất cả là nhờ một phần mềm hỗ trợ mang tên hệ điều hành. Hệ điều hành là phần mềm hệ thống giúp tạo ra môi trường làm việc thân thiện giữa người sử dụng và thiết bị công nghệ. Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành khác nhau được sử dụng. Vậy, hệ điều hành nào cho điện thoại, máy tính là phổ biến nhất. Toplist sẽ chia sẻ với bạn ngay sau đây.
Linux
Ngoài sự độc bá của hệ điều hành Microsoft Windows và Mac OS trên thế giới, thì chúng ta vẫn còn có một hệ điều hành đang âm thầm phát triển với những đặc trưng riêng biệt. Đó chính là hệ điều hành Linux ra đời năm 1992. Ngày nay, Linux được phân chia ra thành nhiều nhánh như: Ubuntu, Linux Mint hay Fedora… Dù ít được sử dụng nhưng Linux vẫn là một trong những hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay.
Ưu điểm:
- Nền tảng mã nguồn mở và miễn phí.
- Bạn sẽ không phải mất tiền mua mà vẫn sử dụng được đầy đủ các tính năng trên hệ điều hành Linux.
- Hầu như những phần mềm độc hại không thể hoạt động trên hệ điều hành này.
- Cho phép người dùng tự do chỉnh sửa, phù hợp cho những ai thích tìm tòi khám phá cái mới.
- Hoạt động mượt mà trên máy tính có cấu hình yếu.
- Hệ điều hành được các lập trình viên ưa chuộng.
Nhược điểm:
- Số lượng ứng dụng hỗ trợ còn rất hạn chế.
- Nhiều nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng hệ điều hành Linux.
- Khó làm quen.
Windows Phone
Hệ điều hành Windows Phone là một trong những hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay. Đây là hệ điều hành dành cho những chiếc điện thoại thông minh của hãng Microsoft, thay thế cho nền tảng Windows Mobile trước đó. Hệ điều hành Windows Phone ra mắt chính thức vào năm 2010. Sau đó được phát triển rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Rất nhiều chiếc điện thoại của HTC, Dell, Samsung hay LG đã sử dụng dụng hệ điều hành này. Tuy nhiên, cho đến nay, thị phần smartphone sử dụng Windows Phone vẫn tỏ ra hụt hơi so với nhiều đối thủ khác.
Ưu điểm:
- Giao diện trên điện thoại gần giống như trên máy tính tạo cảm giác quen thuộc và dễ sử dụng.
- Khả năng đồng bộ danh bạ và email rất tốt.
- Có bản đồ Here Maps có thể xem offline.
- Hỗ trợ NFC, 4G LTE (chưa dùng tại Việt Nam).
- Lưu trữ đám mây Sky Drive được tích hợp.
- Giúp pin tốt, sóng mạnh.
Nhược điểm:
- Windows Phone không cho phép thay đổi giao diện, chủ đề (themes) nên dễ gây chán.
- Kho ứng dụng còn nghèo nàn, ít ứng dụng miễn phí.
- Chưa khoá xoay màn hình được.
- Điện thoại không có chế độ vừa chuông vừa rung.
- Không thể đổi DNS (hay IP).
iOS
Apple đã xây dựng một hệ điều hành không chỉ tối ưu phần cứng mà còn mang tính bảo mật rất cao. Đó chính là hệ điều hành iOS. iOS là hệ điều hành dành cho điện thoại di động, máy tính bảng, iPod được phát triển độc quyền của hãng Apple. Hiện tại, hệ điều hành iOS chiếm khoảng hơn 20% thị trường hệ điều hành điện thoại di động trên thị trường và tới hơn 40% thị trường hệ điều hành máy tính bảng. Kho ứng dụng của iOS cũng rất đồ sộ, phục vụ tối đa nhu cầu làm việc và giải trí của người sử dụng.
Ưu điểm:
- Nền tảng ổn định.
- Ứng dụng trên iOS hoạt động rất mượt mà.
- Độ tin cậy và tính bảo mật cao.
- Ứng dụng phong phú, chất lượng, cập nhật nhanh.
Nhược điểm:
- Trao đổi dữ liệu cần phải qua iTunes nên dễ gây bất tiện, tốn thời gian.
- Khả năng tuỳ chỉnh còn hạn chế.
- iOS chỉ hoạt động trên các thiết bị công nghệ độc quyền của Apple.
Firefox OS
Bên cạnh trình duyệt web cáo lửa Firefox tuyệt vời thì nhà sản xuất Mozilla còn tạo ra một hệ điều hành dành cho di động gây được không ít tiếng vang. Đó chính là hệ điều hành Firefox OS, dựa trên mã nguồn mở Linux (nguồn gốc của hệ điều hành android). Điểm đặc biệt nhất của hệ điều hành Firefox OS đó là nó hoạt động dựa trên những chuẩn web mở như: HTML5 và JavaScript. Tại Việt Nam, hầu như rất hiếm thấy thiết bị công nghệ nào sử dụng hệ điều hành Firefox OS, đơn giản là bởi thị trường đã bị hệ điều hành Android, iOS và Windows Phone nắm giữ.
Ưu điểm:
- Giao diện dễ sử dụng, trông giống như một sự kết hợp hài hòa giữa Android và iOS.
- Firefox OS có những thư mục rất thông minh, có thể tự thu thập những ứng dụng, game theo từng thể loại khác nhau, cũng như tính chất những công việc riêng biệt mà bản thân nó được phát triển.
Nhược điểm:
- Giao diện Firefox OS đã vay mượn khá nhiều từ iOS, thường gặp nhiều bất cập bởi phụ thuộc nhiều vào nút Home (màn hình chủ).
Ubuntu
Hệ điều hành Ubuntu được phát triển và bảo trợ bởi công ty Canonical. Mục tiêu của hệ điều hành Ubuntu này là hướng tới các dòng máy tính xách tay, máy tính để bàn và máy chủ (server). Ubuntu hướng tới những đối tượng là người dùng phổ thông, và cả các chuyên gia. Điều đặc biệt nhất mà bất kỳ ai cũng phải thích thú đó là hệ điều hành Ubuntu luôn luôn miễn phí.
Ưu điểm:
- Hoàn toàn không có virus.
- Hoàn toàn miễn phí.
Nhược điểm:
- Phần cứng ít được hỗ trợ hơn các hệ điều hành khác.
- Chính sách hỗ trợ khách hàng thiếu nhất quán và tốn kém.
- Thao tác sử dụng cần sự thành thạo.
Chrome OS
Chrome OS là một trong những hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay, được phát triển bởi Google. Chrome OS ra đời để tận dụng lợi thế của điện toán đám mây (giúp lưu trữ trực tuyến) và những ứng dụng web. Chrome OS lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2009, các thiết bị Chromebooks từ đây cũng bắt đầu nhen nhóm trên thị trường. Năm 2014 vừa qua chính là năm bùng nổ với rất nhiều thiết bị Chromebook được tung ra thị trường. Đây là một hệ điều hành rất đáng để sử dụng.
Ưu điểm:
- Không lo về vấn đề mất dữ liệu.
- Dễ dàng sử dụng, ai cũng có thể sử dụng ngay hệ điều hành này mà không cần phải tìm hiểu nhiều.
- Tốc độ nhanh và tức thì.
Nhược điểm:
- Thiếu các ứng dụng đồ họa cao cấp.
Windows
Windows là hệ điều hành độc quyền của hãng công nghệ Microsoft. Microsoft lần đầu tiên giới thiệu hệ điều hành Windows 8 vào năm 1985 với những tính năng và giao diện đồ hoạ vô cùng thân thiệt với người dùng. Cho đến nay, hệ điều hành này đã phát triển tới Windows 10, trở thành một nền tảng hợp nhất dành cho hầu như tất cả các thiết bị của Microsoft như máy tính cá nhân, máy tính bảng, smartphone, thiết bị đeo thông minh...
Ưu điểm:
- Hỗ trợ cho màn hình cảm ứng (Windows 8 trở lên) khiến các thao tác trở nên nhanh và dễ dàng hơn.
- Tính tương thích cao.
- Có kho ứng dụng riêng.
- Bảo mật tuy không toàn diện như Linux hay Mac OS, nhưng Microsoft vẫn thường xuyên cung cấp cho người dùng những bản vá lỗ hổng bảo mật.
- Hỗ trợ nhiều ứng dụng hơn, vượt trội hơn so với các hệ điều hành khác.
Nhược điểm:
- Hạn chế về bảo mật.
- Việc phòng chống virus luôn phải được chú ý cập nhật thường xuyên và đầy đủ.
Blackberry OS
Hệ điều hành Blackberry OS hướng đến đối tượng là những doanh nhân. Trải qua biết bao năm tháng biến động của thị trường thiết bị di động, hệ điều hành Blackberry OS vẫn luôn giữ một vị thế quan trọng riêng trong làng công nghệ thế giới. Blackberry OS sở hữu những tiện ích rất chất, rất riêng, mang đến ấn tượng sâu sắc cho người sử dụng.
Ưu điểm:
- Công nghệ Push Email cho phép người dùng nhận tin nhắn ngay lập tức khi có tin nhắn mới trong hộp thư. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhận, gửi tin nhắn chỉ trong vài giây.
- Bàn phím QWERTY giúp soạn thảo nhanh và chính xác.
- Blackberry OS cho khả năng nén dữ liệu xuống chỉ còn bằng một nửa kích thước ban đầu, giúp tiết kiệm chi phí băng thông.
- Có trình quản lí pin tốt nhất so với các hệ điều hành khác.
- Tính bảo mật cao.
Nhược điểm:
- Blackberry OS còn thiếu nhiều ứng dụng tốt.
- Trình duyệt web còn khá chậm chạp.
- Chỉ hướng đến doanh nhân nên bị hạn chế đối tượng sử dụng ở phân khúc người dùng bình dân.
Mac OS
Hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay mà Toplist muốn giới thiệu với bạn đó chính là Mac OS. Mac OS là hệ điều hành độc quyền của hãng Apple được ra mắt vào năm 2001 với phiên bản 10.00 hoạt động ổn định cùng giao diện thân thiện. Khác với hãng Microsoft, Apple đã tạo ra một hệ sinh thái thống nhất từ phần cứng cho đến phần mềm. Với sự tối ưu này giúp Mac OS mang lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Điểm lợi thế mà hệ điều hành Mac OS mang lại cho người sử dụng đó là sự hỗ trợ lâu dài từ Apple.
Ưu điểm:
- Thân thiện, dễ sử dụng hơn hệ điều hành Windows.
- Tính bảo mật cao.
- Tính ổn định cao.
Nhược điểm:
- Số lượng ứng dụng còn hạn chế.
- Chỉ hỗ trợ được trên máy tính của Apple.
- Giá thành cao.
Android
Hệ điều hành Android được đánh giá là hệ điều hành dành cho di động phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới hơn 50% lượng sử dụng trên toàn thế giới. Android là một hệ điều hành có mã nguồn mở, được xây dựng dựa trên nền tảng Linux. Ban đầu, Android được xây dựng và phát triển bởi Tổng công ty Android có sự hỗ trợ từ Google. Vào năm 2005, Google đã mua lại phần mềm này và chính thức cho ra mắt hệ điều hành Android vào năm 2007.
Ưu điểm:
- Thân thiện và dễ sử dụng.
- Có mã nguồn mở, khả năng tuỳ biến cao.
- Có mặt trên đa dạng các dòng sản phẩm của rất nhiều hãng công nghệ.
- Kho ứng dụng Google Play Store vô cùng đồ sộ.
- Có khả năng đa nhiệm.
- Có thể chạy trên nhiều thiết bị khác nhau như mobile, watch, tivi, car hay camera…
Nhược điểm:
- Dễ nhiễm phần mềm độc hại và virus.
- Kho ứng dụng lớn dẫn đến khó kiểm soát chất lượng.
- Cập nhật không tự động với tất cả thiết bị, có những thiết bị không thể nâng cấp lên cao hơn nên buộc phải thay thiết bị mới.