Top 7 Khó khăn lớn nhất của sinh viên Kế toán sau khi ra trường

Vấn đề việc làm của của sinh viên sau khi ra trường luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm hàng đầu. Không ngoại lệ, là một sinh viên năm 4 chuyên ngành Kế toán sắp rời khỏi chương trình Đại học, hơn ai hết tôi là người hiểu rõ được những khó khăn mà sinh viên Kế toán phải đối mặt sau khi ra trường.

Mạng lưới quan hệ kém

Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ từ đó cũng phát triển theo. Các mối quan hệ là một trong những nguồn tiềm năng giúp bạn tìm được công việc như mong muốn, những mối quan hệ đó có thể là của gia đình, bạn bè...
Nhưng đâu phải ai cũng may mắn khi ra trường có thể xin ngay được một công việc dựa vào mối quan hệ đã có sẵn mà phần lớn là phải tự dựa vào bản thân. Thế nhưng với tâm lí khi đi học Đại học, chúng ta vẫn nghĩ những năm tháng học Đại học là khoảng thời gian chúng ta được ăn , chơi, được bố mẹ lo lắng không cần phải suy nghĩ từ đó ỉ lại, không chịu vận động như đi tìm kiếm những công việc làm thêm. Chính những công việc mà ta đã làm trong khoảng thời gian đó lại giúp ích rất nhiều cho công việc ra trường sau này.

Mạng lưới quan hệ kém

Không có trình độ ngoại ngữ

Không chỉ riêng ngành Kế toán mà còn các ngành khác, có trình độ ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn với các bạn. Có được trình độ ngoại ngữ bạn sẽ dễ dàng xin vào được một công ty với mức lương cao. Nhưng thực tế hiện nay, sinh viên ra trường lại rất ít người thông thạo được ngoại ngữ mà hầu hết các công ty nước ngoài hay công ty liên doanh họ đều đòi hỏi có trình độ ngoại ngữ thì mới phù hợp với yêu công công việc của họ.
Không có trình độ ngoại ngữ

Dư thừa nhân lực "ngành hot"

Như chúng ta đã biết, một vài năm trước đây Kế toán - Kiểm toán là một ngành rất hot, hút rất nhiều nhân lực với thu nhập cao. Vì vậy sinh viên đã "đổ xô" theo học ngành này với mong muốn ra trường xin được việc và có mức lương ổn định. Hiểu được tâm lí sinh viên, các trường đại học cũng tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kế toán lên rất cao (Năm 2015, Đại học Công Nghiệp Hà Nội tuyển sinh ngành Kế toán với 480 chỉ tiêu, trường Đại học Công Đoàn với 350 chỉ tiêu ngành Kế toán ...), chính điều đó đã dẫn đến nguồn nhân lực Kế toán ngày càng tăng cao. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số lượng cử nhân và thạc sỹ chiểm tỉ lệ thất nghiệp 20% (225.000 người), chưa kể số lượng sinh viên thất nghiệp hệ cao đẳng và trung cấp.
Theo kết quả khảo sát tình hình cung cầu lao động trên địa bàn Hà Nội quý ba năm 2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, nhóm ngành Kế toán đang có chênh lệch nguồn cung gấp 11,8 lần so với nhu cầu của xã hội. Số lượng sinh viên Kế toán ra trường mỗi năm rất nhiều dẫn đến tỉ lệ chọi cho một vị trí kế toán khi đi xin việc là khá cao. Điều đó làm cho sự cạnh tranh trong tuyển dụng trở nên khốc liệt hơn rất nhiều.

Dư thừa nhân lực

Tư tưởng không thực tế

Đây là một vấn đề găp ở rất nhiều sinh viên tôt nghiệp hệ Đại học mắc phải. Vì ý thức được bản thân đã phải cố gắng rất nhiều để có thể thi đỗ Đại học nên khi ra trường mình cũng phải có được một công việc và mức lương tương xứng với tấm bằng. Nhưng thực tế không phải vậy, các doanh nghiệp tuyển nhân sự Kế toán cái họ cần là: bạn có kinh nghiệm hay không, có trình độ năng lực chuyên môn hay không. Các bạn đi làm kĩ năng không có, giá trị thấp nhưng lại đòi hỏi công việc phải nhàn hạ, lương cao, ổn định. Đó cũng là tư tưởng không tốt của sinh viên khi mới ra trường.
Tư tưởng không thực tế

Áp lực công việc

Kế toán là công việc phải luôn suy nghĩ, làm việc trong môi trường phải luôn gắn liền với những con số tính toán, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn các bảng thống kê hay các khoản thu chi rất phức tạp. Đối với những bạn thực sự yêu nghề Kế toán thì thực sự "con số" luôn là người bạn không thể thiếu hằng ngày. Còn đối với các bạn không có tính kiên trì, không thực sự yêu nghề thì đây quả là một vấn đề đau đầu khi hàng ngày phải tiếp xúc với những con số không chỉ là hàng trăm triệu mà còn thậm chí lên đến tỷ đồng.
Áp lực công việc

Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế

Thực trạng chung hiện nay theo các nhà tuyển dụng nhân sự, Kế toán là ngành có chất lượng nhân sự không đáp ứng được nhu cầu công việc, đặc biệt là nguồn nhân sự mới tốt nghiệp ra trường. Với những đối tượng này thường thiếu kĩ năng cần thiết cho công việc, chưa có cái nhìn chính xác về nội dung công việc họ sẽ làm, chưa nắm chắc được kiến thức cơ bản.
Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được những người có kinh nghiệm làm việc đặc biệt là ngành Kế toán. Vì thế mà hồ sơ xin việc sẵn sàng bị loại nếu như không đáp ứng được yêu cầu đó. Và thực sự rất sợ khi đọc được một bản tuyển dụng mà lại yêu cầu phải có 2-3 năm kinh nghiệm trở lên. Chúng tôi vẫn thường nói đùa rằng: "Không cho người ta vào làm thì lấy đâu ra có kinh nghiệm". Nhưng thực tế cho thấy đó cũng là một điều rất thiệt thòi đối với sinh viên kế toán khi ra trường, vì hàng ngày chỉ cặm cụi làm sổ sách lí thuyết ở trường, được đi thực tập chỉ làm việc với những giấy tờ, chứng từ, số liệu, báo cáo có thật của cơ quan mình đến thực tập chứ không hề được tiếp xúc trực tiếp với những việc làm của kế toán thưòng làm hàng ngày trong doanh nghiệp.
Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế

Mức lương không cao so với ngành khác

Đặc biệt đối với sinh viên Kế toán khi mới ra trường để tìm được một công việc đúng ngành nghề là một điều rất khó, hơn thế nữa khi đã xin được việc làm thì đối với sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm mức lương quả là thấp so với mức sống hiện nay. Vì là mức lương thấp, không đủ tiền trang trải các khoản chi phí trong cuộc sống dẫn đến việc chán nản, bỏ nghề hay làm trái nghề.
Vì vậy mà để có được một công việc ổn định, mức lương phù hợp thì cần phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Điều này rất khó khăn với sinh viên Kế toán mới ra trường.
Mức lương không cao so với ngành khác

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?