Trong kinh doanh, để có kinh nghiệm trong nghề bán hàng, người bán hàng cần học hỏi và tích lũy rất nhiều kinh nghiệm cho mình để có thể bán hàng tốt. Kỹ năng bán hàng và những trải nghiệm thực tế trong quá trình bán hàng là những điều rất cần thiết của một người bán hàng giỏi. Sau đây là một số kinh nghiệm cho những ai yêu thích bán hàng tham khảo.
Khi bán hàng, bạn cần đưa cho khách hàng những giải pháp và lựa chọn khác nhau để họ có cơ hội so sánh, điều đó giúp khách hàng hiểu và nhận định rõ hơn về sản phẩm mà bạn đang chào bán. Bên cạnh đó bạn cần có kế hoạch xây dựng và bảo trì niềm tin của khách hàng dành cho sản phẩm của bạn. Bạn cần phải lưu lại thông tin khách hàng và có kế hoạch chăm sóc khách hàng định kỳ khi đã bán sản phẩm cho họ, vừa để bảo vệ sản phẩm, vừa tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Một điều quan trọng dành cho người bán hàng là luôn luôn tôn trọng khách hàng, phải đối xử với khách hàng bằng tác phong chuyên nghiệp và chân thành nhất có thể. Một nhân viên bán hàng tốt không thể thiếu ba yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Những kỹ năng về giao tiếp, đàm phán với khách hàng bạn có thể trau dồi trong quá trình làm việc và tiếp xúc với khách hàng. Tuy nhiên, thái độ của bạn lại do chính bạn quyết định và đó chính là yếu tố quyết định lấy được thiện cảm của khách hàng và tạo ra kết quả bán hàng cho bạn.
Làm vừa lòng khách hàng chính là thoải mái, vừa ý, hay thậm chí là thỏa mãn ngay cả với những thứ mà họ không phải bỏ tiền ra mua. Hãy lắng nghe ý kiến khách hàng và cần phải lắng nghe nghiêm túc. Hãy tìm cách khơi gợi đánh giá, nhận xét của khách hàng về sản phẩm của mình mà họ đã mua hay sử dụng... để khách hàng có thể nói lên suy nghĩ, đánh giá của bản thân mình. Điều này không chỉ tạo sự gần gũi với khách hàng mà còn tạo niềm tin cho khách hàng vào sản phẩm của bạn.
Mỗi một nghề có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt, bán hàng cũng vậy. Người bán hàng có đạo đức không chỉ khẳng định được bản thân mà còn thể hiện được tinh thần và trách nhiệm đối với công việc, với khách hàng và xã hội. Vì vậy, người bán hàng đừng vì cái lợi nhỏ trước mắt mà gây ra thiệt hại lâu dài, vì những gì được xây dựng trên nền tảng đạo đức và sự chân chính sẽ là những gì bền vững nhất.
Không chỉ bán hàng, mà bất cứ nghề nào cũng cần phải có đam mê, phải kiên trì và có trách nhiệm để theo đuổi mục tiêu của bản thân. Không những thế, bạn còn phải đam mê cái nghiệp mà bạn theo, đam mê sản phẩm mà bạn bán để có thể truyền được sự thích thú với sản phẩm đến khách hàng và thuyết phục được khách hàng.
Nếu theo nghiệp bán hàng thì bạn cần phải xác định đây là một nghề có tính nghệ thuật cao, luôn đòi hỏi sự năng động và ứng xử khôn khéo, sự tư duy sáng tạo và rất cần lòng kiên nhẫn. Bởi vì bán hàng sẽ có rất nhiều áp lực và người không kiên trì sẽ nhanh chóng bỏ cuộc. Vì vậy, trong quá trình bán hàng mà có gặp phải những khó khăn, thử thách thì bạn hãy cố gắng, kiên trì và tiếp tục bước đi.
Nếu người bán hàng mà không hiểu được sản phẩm của mình thì là sao truyền tải được thông tin đến với khách hàng và làm sao có thể thuyết phục được họ sử dụng chúng. Vì thế, người bán hàng cần phải am hiểu thật rõ về sản phẩm mình đang bán, xem nó có những điểm gì vượt trội hay yếu kém ở đâu. Không chỉ thế, người bán hàng còn cần phải hiểu rõ được sản phẩm của đối thủ để có thể so sánh và có chiến lược bán hàng hợp lý.