Đúng như tên gọi, Phượng Hoàng cổ trấn là một thị trấn cổ của người Miêu Tương Tây sinh sống, nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Vượt qua chiều dài gần 1300 năm lịch sử, nơi đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc, văn hóa mang đậm chất Á Đông. Lạc bước vào Phượng Hoàng cổ trấn, du khách như có cảm giác đang phiêu lưu vào một xứ sở thần tiên nào đó với những thành quách, đền miếu phảng phất hình bóng đất nước Trung Hoa. Nếu bạn đang có ý định đi du lịch vùng đất thần tiên này thì nhớ bỏ túi những kinh nghiệm đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn hữu ích dưới đây nhé.
Xin VISA như thế nào
Xin VISA đi Trung Quốc vô cùng dễ dàng và không quá mất nhiều công sức vì quan hệ láng giềng thân thiết giữa 2 quốc gia. Nếu muốn xin tự túc thì các bạn sẽ mất khoảng môt tuần. Nếu đã từng đi một số nước qua khu vực Đông Nam Á rồi thì việc xin VISA của bạn sẽ nhanh hơn. Còn nếu chưa từng đi lần nào thì các bạn cần có hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận bạn là sinh viên. Tất cả những giấy tờ bạn cần chuẩn bị gồm có:
- Hộ chiếu (bản gốc, còn hạn sử dụng và còn trang trống)
- Giấy chứng minh nhân dân (mang cả bản gốc và bản sao nhé)
- 2 ảnh 4x6cm, chụp trên nền trắng
- Bản sao sổ hộ khẩu
- Tờ khai xin visa (lấy ở đại sự quán, sau đó điền theo mẫu)
- Một số giấy tờ khác như book vé máy bay, tàu, khách sạn...
Việc tiếp theo cần làm sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ là đến lãnh sự quán Trung Quốc để nộp hồ sơ xin visa đi Phượng Hoàng cổ trấn. Nếu ở miền Bắc, nộp hồ sơ tại 46 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Từ Đà Nẵng trở vào Nam, nộp hồ sơ tại 36 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Bạn cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các công ty, dịch vụ cấp visa chuyên nghiệp trợ giúp.
Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn nên mua gì
Trong những năm gần đây, Phượng Hoàng cổ trấn được xem là điểm thu hút khách du lịch bậc nhất của Trung Quốc. Cảnh vật thiên nhiên tại đây mang nét kiến trúc cổ có tuổi thọ tới 2000 năm, cổ kính mang thi vị của thời gian. Có thể nói đây cũng là một thành công lớn của người dân Trung Quốc khi cố gắng giữ gìn nét cổ kính, những chi tiết cổ xưa vốn của của khu du lịch này.
Rất nhiều ngôi nhà nằm san sát nhau dọc theo con sông Đà Giang và tạo thành khu bảo tồn văn hóa của dân tộc Thổ Gia, Miêu, Hồi...Khách du lịch tới đây không chỉ đã mắt với cảnh vật huyền bí, hấp dẫn tại đây mà còn được mua rất nhiều món đồ lưu niệm mang nét đặc trưng của Phượng Hoàng cổ trấn về làm quà cho người thân, gia đình. Dưới đây là một số món quà mà du khách có thể tham khảo để mua khi đi Tour Phượng Hoàng cổ trấn:
- Đồ thổ cẩm: Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống được người dân gìn giữ và phát triển. Những tấm thảm, chiếc áo, chiếc khăn hay túi thổ cẩm với họa tiết và màu sắc giữ trọn nét đẹp của thời gian luôn là điểm thu hút đối với bất kỳ du khách nào. Vì vậy đây cũng là món quà khá lý tưởng để tặng bạn bè, người thân khi đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn.
- Đồ thủ công mỹ nghệ: Mua gì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn? Thêm một lưu ý khi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn để không còn tiếc nuối thì các đồ thủ công mỹ nghệ cũng là món quà du lịch không thể bỏ qua khi đến với nơi đây. Đồ mỹ nghệ tại đây rất đa dạng, từ những chiếc mặt nạ được sơn vẽ tỉ mỉ, những con búp bê nộm hình người được làm một cách khéo léo đến những chiếc trống nhỏ xinh mà bạn thường thấy trong những bộ phim Trung Hoa đặc sắc,... Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và người dân nơi đây, chúng trở nên cuốn hút và có thể làm vật trang trí lý tưởng trong phòng khách, phòng ngủ hay bàn làm việc.
- Trà: Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn nên mua gì? Chắc chắn các loại trà sẽ là món quà không thể bỏ qua. Mảnh đất Trung Hoa trước nay luôn nổi tiếng với thú thưởng trà tao nhã. Và đi kèm với đó không thể không kể tới các loại trà với hương vị thơm dịu cuốn hút. Vậy nên, tới với Phượng Hoàng Cổ Trấn rất nhiều du khách không quên lựa chọn những túi trà thượng hạng mang về làm quà biếu. Trong đó có hai loại trà nổi tiếng không thể bỏ qua đó là:
- Trà tuyết: Trà tuyết, loại trà được tạo nên từ những búp chè tươi còn ngậm sương, trên bề mặt búp phủ một lớp lông tơ óng bạc như tuyết. Loại trà này cho hương vị thơm, thanh, ngọt. Chỉ cần uống một ngụm bạn sẽ thấy hương vị còn đọng mãi ở cổ tạo nên một cảm giác khó quên.
- Trà đen: Trà đen tại Phượng Hoàng Cổ Trấn nói riêng và Trung Quốc nói chung thường có hương vị độc đáo và khác lạ so với nhiều vùng khác trên thế giới. Lá chè được đặt trên một ngọn lửa của cây vân sam, cây bách. Vì vậy, các lá chè được mang hương vị khói nhiều hơn hoặc ít rõ ràng hơn. Nhờ đó mang đến một hương vị độc đáo, riêng biệt. Vậy nên nếu còn lo lắng mua quà gì khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn thì trà đen là một món quà vô cùng ý nghĩa, đặc biệt với những người có sở thích thưởng trà.
- Rượu: Các loại rượu tại Phượng Hoàng Cổ Trấn được đựng trong những chiếc bình hồ lô hết sức độc đáo. Vì vậy, nếu có thắc mắc đi Phượng Hoàng Cổ Trấn nên mua gì thì đây cũng là một lựa chọn rất thú vị để bạn có được một món quà độc đáo đấy.
- Lụa: Bạn có nghĩ, việc mua một miếng vải lụa mềm mại hay chiếc khăn tay lụa xinh xắn sẽ là món quà ý nghĩa cho bà, mẹ. Đặc biệt, chất lượng lụa ở đây cũng rất tốt để bà hay mẹ có thể may được những bộ áo đẹp đấy.
- Trang sức dân tộc: Người dân sinh sống tại Phượng Hoàng Cổ Trấn thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Vì vậy, những món đồ trang sức ở đây cũng rất đa dạng và độc đáo. Rất nhiều món đồ được nhiều du khách ưa thích và lựa chọn như nhẫn, vòng, lắc tay, ngọc bội,...Với những nét đẹp đặc trưng của mình, đây cũng là món quà khó thể bỏ qua khi đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn.
- Quạt giấy: Những chiếc quạt giấy với hình ảnh non nước và cảnh sắc hữu tình là câu trả lời lý tưởng cho việc đi Phượng Hoàng Cổ Trấn nên mua gì. Bạn có thể lựa chọn những chiếc quạt giấy độc đáo để làm quà tặng ông bà hay những người lớn tuổi cũng khá phù hợp. Hơn nữa, món quà nhẹ nhàng cũng sẽ giúp bạn dễ dàng khi di chuyển hơn đó.
Lưu ý khác
- Đổi tiền: Để đổi tiền Nhân dân tệ ở Trung Quốc ngoài đồng USD, du khách còn có thể sử dụng đồng Euro hay các loại tiền tệ ở các quốc gia lớn khác. Tuy nhiên, bạn nên mang theo USD vì đây là loại tiền khá thông dụng và nếu không có sẵn USD bạn có thể đổi sang Nhân dân tệ ở Việt Nam. Hầu như tất cả các nhà hàng, quán ăn ở Trung Quốc chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, chứ rất ít nơi nhận thanh toán bằng thẻ. Vì thế, bạn cần chuẩn bị số tiền mặt phù hợp, để đủ thanh toán các khoản chi tiêu như ăn uống, mua sắm của mình. Chỉ có một số trung tâm thương mại lớn, sang trọng và nổi tiếng ở Trung Quốc mới chấp nhận thanh toán bằng thẻ Visacard, Mastercard,… Đặc biệt, khi đi du lịch bạn không nên mang quá 7000USD quy đổi ra các ngoại tệ khác, nếu nhiều hơn sẽ phải khai báo với Hải quan.
- Trang phục: Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn là mang quần dài và áo khoác mỏng vì thời tiết khá thất thường, bình thường thì nóng nhưng mưa là sẽ khá lạnh. Nếu muốn có những post hình hoàn hảo, bạn nên chuẩn bị trang phục sáng màu vì gam màu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khá tối và trầm nên hãy chọn màu vàng, trắng, đỏ sẽ nổi bật hơn.
- Về phần giày dép, vì đi bộ khá nhiều nên mang những đôi sneaker nhẹ, đế mềm để tiện di chuyển.
- Phụ kiện: Mang thêm ô trong suốt vừa che mưa bớt chợt vừa làm phụ kiện sống ảo đắc lực. Đừng quên mang sạc dự phòng và khăn khô lẫn khăn ướt để sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Các món ăn nhất định phải thử khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn
Ngoài cảnh đẹp được xếp vào hạng nhất nhì ở Trung Quốc, Phượng Hoàng cổ trấn còn khiến du khách đê mê bởi những món ăn mang hương vị cực kì độc đáo. Bạn có thể thưởng thức một số món ăn đặc trưng của vùng cổ trấn cũng như của ẩm thực Trung Quốc như:
- : Đúng như tên gọi, món ăn này có hương vị cay nồng đặc trưng của ớt hiểm. Bước vào quán, nếu không nói được tiếng Trung, chỉ cần dùng tay chỉ chỉ vào món lẩu là em phục vụ đã hiểu được bạn muốn gì. Lẩu cá cay thưởng thức ngon nhất là vào buổi tối. Lúc này nhiệt độ đã xuống dần, thời tiết bắt đầu se se lạnh. Những con cá vừa được đánh bắt từ con sông Đà Giang sẽ được mang lên chế biến thành món lẩu khi vẫn còn tươi sống. Do đó thịt vẫn còn dai, ngọt cực kì hấp dẫn. Món lẩu này được ăn kèm với cơm trắng, cách nêm nếm khá cầu kì với nhiều loại gia vị khác nha.
- Đậu hũ thối : Đậu hũ thối là món ăn đã làm nên thương hiệu của người Trung Hoa. Thông thường, tàu hũ chỉ được ngâm nước từ 5 - 10 ngày để lên men, nhưng tại Phượng Hoàng cổ trấn sẽ được ủ lên đến nửa tháng, do đó hương vị khá nồng. Thoạt đầu mới thưởng thức, nếu không quen du khách sẽ cảm giác hơi khó chịu vì vị thum thủm đặc trưng của tàu hũ thối. Nhưng chỉ sau một vài lần làm quen, hẳn bạn sẽ ghiền vì thích thú. Theo kinh nghiệm truyền lại của người địa phương, mới lần đầu ăn tàu hủ thối, bạn nên uống kèm với một chén trà để tập làm quen hương vị. Những lần sau sẽ dễ thưởng thức hơn.
- Các loại bánh truyền thống: Những người dân ở đây khá khéo tay khi tạo ra được khá nhiều loại bánh truyền thống thơm ngon như: màn thầu, bánh trứng nướng, bánh nếp, bánh nhân cánh hoa,... Theo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, để thưởng thức các loại bánh này, bạn nên đi vào khu ẩm thực ở gần cầu Hoàng Kiều, đây là nơi bày bán khá đa dạng các loại thức ăn dành cho du khách. Ngoài ra, trái cây ở đây cũng khá tươi ngon, giá lại rẻ, chỉ khoảng 10NDT/kg.
- Mì hoành thánh: Từ lâu, mì của người Tàu được biết đến là một trong những món ăn cực kì nổi tiếng. Mì hoành thánh được bày bán khá nhiều ở Phượng hoàng cổ trấn. Sợi mì dai, ngon, nước dùng ngọt nhưng không gắt, mang hương vị tự nhiên vì được hầm từ xương và các loại rau củ.
Đa số các quán ăn từ Phượng Hoàng cổ trấn đều có view khá cao. Từ đây, bạn có thể vừa thưởng thức đồ ăn, vừa ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của thành phố.
Thời điểm phù hợp nhất đi Phượng Hoàng Cổ Trấn
Thật quá khó để phân định cho tỏ tường rằng đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp nhất. Bởi lẽ, dù đi vào bất kì thời gian nào trong năm, nơi đây cũng mang những nét đẹp đặc sắc riêng không lẫn vào đâu được. Tuy nhiên, nếu nhất định phải chọn ra thời điểm ưng ý nhất, thì có lẽ tháng 5 - tháng 11 là khoảng thời gian tuyệt vời để có những trải nghiệm đẹp tại Phượng hoàng cổ trấn.
- Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào mùa xuân (từ đầu tháng Giêng - cuối tháng 3): Ở trấn cổ, đa phần người Miêu vẫn giữ tập tục ăn tết theo lịch cổ truyền. Do đó, nếu đi du lịch vào thời điểm này, bạn sẽ có cơ hội được hòa nhập vào không khí đón xuân của những người dân địa phương. Đặc trưng của Phượng Hoàng cổ trấn khi đi du lịch vào mùa xuân chính là những bông hoa trắng muốt, mọc khắp các con ngõ nhỏ, bất chấp thời tiết lạnh giá chỉ còn 10 - 15 độ C. Thời điểm này, trời khá xanh trong, tiện lợi cho việc ngắm cảnh, chụp hình hoặc trải nghiệm khám phá.
- Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào mùa thu (từ đầu tháng 8 - cuối tháng 10): Với những ai đã có kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn nhiều lần, mùa thu luôn là thời điểm được đánh giá đẹp nhất khi đến đây tham quan. Vào lúc này, nhiệt độ tại cổ trấn chỉ dao động trong khoảng từ 18 - 24 độ C, cực kì lý tưởng để trải nghiệm và khám phá. Thêm vào đó, vào lúc này các hàng cây hai bên đường bắt đầu chuyển sang màu đỏ và thay lá, tạo nên khung cảnh cực kì lãng mạn
- .Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào mùa hè (từ tháng 4 - cuối tháng 7): Mùa hè là mùa của du lịch, vì thế lượng khách đến cổ trấn vào lúc này luôn đông đúc. Nhiệt độ vào những tháng này khá cao và nóng ẩm. Tuy nhiên, theo cẩm nang du lịch Trung Quốc, thỉnh thoảng lại có mưa bất chợt nên bạn hãy kiểm tra kỹ trước khi đi nhé. Bù lại, các dịch vụ du lịch lại đa dạng hơn để phục vụ nhu cầu khách tham quan.
- Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào mùa đông (tháng 11- cuối tháng 12): Cuối tháng 10, đầu tháng 11, trấn cổ đã bắt đầu chuyển đông và có tuyết rơi. Khí hậu lúc này khá khắc nghiệt, bao phủ khắp thị trấn nhỏ là màn băng tuyết dày đặc, tạo nên một khung cảnh cực kì độc đáo. Đây là lúc các công ty du lịch thực hiện chính sách kích cầu, tạo điều kiện cho bạn săn tour giá rẻ.
Di chuyển
Có 3 cách để đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Việt Nam.
- Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng đường hàng không: Hiện tại, từ Việt Nam chưa có đường bay thẳng tới Phượng Hoàng Cổ Trấn. Bạn có thể chọn các đường bay của các hãng hàng không để đến Trương Gia Giới hoặc các sân bay gần đó như: China Southern Airlines, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, v.v. Giá vé 1 chiều chưa bao gồm thuế phí trong khoảng 170 ~ 200 USD. Bay 2 chặng từ Hà Nội – Quảng Châu và từ Quảng Châu – Trương Gia Giới. Sau đó đi xe bus từ Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn (cái này thì bắt buộc rồi nhé, vì bạn chẳng có sự lựa chọn nào khác đâu).
- Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng đường sắt: Bạn mua vé tàu ở ga Gia Lâm – Nam Ninh. Sau đó phải chuyển tàu, mua vé đi tiếp chuyến Nam Ninh – ga Cát Thủ (Trương Gia Giới). Bạn có thể chọn giường nằm cứng (giá 215 tệ/ người) hoặc giường mềm, phòng riêng 4 người (giá 315 tệ/ người). Thời gian đi gần 15 tiếng, tức là bạn sẽ đến Trương Gia Giới vào đêm. Nếu đi theo đường này bạn nên ở Trương Gia Giới chơi 1 ngày rồi đến Phượng Hoàng vào ngày hôm sau. Để đến Phượng Hoàng Cổ Trấn thì bạn phải đi xe bus mất 3,5 tiếng nữa, giá vé 80 tệ/ người. Một ngày có khoảng 5 chuyến như thế nên hãy hỏi kĩ thông tin ở bến xe nhé. Tại bến có cả taxi lẫn xe khách tư nhân vào phố cổ, tuy nhiên từ bến xe đến khu phố cổ chỉ khoảng hơn 2km, đường thuận dốc nên bạn cũng có thể đi bộ.
- Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng xe khách: Bạn có thể bắt xe khách chất lượng cao đi từ Hà Nội – Cửa khẩu Hữu Nghị với giá 200.000VNĐ/ người trong vòng 3,5 tiếng. Tới cửa khẩu Hữu Nghị, đi xe điện mỗi người 12.000 VNĐ để sang bên làm thủ tục xuất cảnh, xuất trình hộ chiếu, visa đi Trung Quốc & điền tờ khai nhập cảnh. Ra khỏi cửa nhập cảnh Trung Quốc, bạn có thể đi bộ 10′ ra đến bến xe, hoặc đi xe điện mất khoảng 20.000 VNĐ để tiếp tục hai chuyến xe sau tới Trương Gia Giới: Xe đi từ cửa khẩu Trung Quốc – Ga tàu Nam Ninh: khoảng 3,5 tiếng. Bắt tàu từ Nam Ninh – đi ga Cát Thủ (tại thành phố Trương Gia Giới)
Những địa điểm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Những địa điểm đẹp ở Phượng Hoàng cổ trấn:
- Bắc Môn Cổ Thành: Bắc Môn Cổ Thành, hay còn được người dân nơi đây gọi là Tòa Tháp Phía Bắc, nằm ở phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tòa tháp này là một công trình lâu đời gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Phượng Hoàng Cổ Trấn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Nằm bên dòng sông Đà Giang, Bắc Môn Cổ Thành được xây bởi cát đỏ và đá xanh với lối kiến trúc tinh tế. Bốn cánh cổng của tòa tháp với thiết kế hình vòm đặc trưng với hai cánh cửa sắt kiên cố. Đứng trên Bắc Môn Cổ Thành, bạn có thể dễ dàng nhìn ngắm quang cảnh của Phượng Hoàng Cổ Trấn cùng dòng sông Đà Giang yên bình.
- Tháp canh Bắc Môn: Tháp canh này nằm bên cạnh cổng thành phía Đông của Phượng Hoàng Cổ Trấn, vốn có tên là cổng Shengheng, một trong bốn cổng thành của thị trấn.Địa điểm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn này được xây dựng từ năm 1715 dưới thời nhà Thanh. Phần dưới ngọn tháp được xây bằng đá cẩm thạch, còn nửa phần còn lại ở phí trên được xây bằng gạch bình thường. Tháp rộng 3,5m và cao 4m.
- Lầu Phong Thúy Hồng Kiều: Lầu Phong Thúy Hồng Kiều là một ngôi lầu nằm vắt ngang dòng sông Đà Giang, nối liền hai bờ Phượng Hoàng Cổ Trấn, được coi như là một biểu tượng của Phượng Hoàng Cổ TrấnLầu Phong Thúy Hồng Kiều được thiết kế với lối kiến trúc cổ đại của Trung Quốc. Ngôi lầu bao gồm hai tầng, được xây dựng với chất liệu gỗ, với mái vòng cong đặc trưng và được treo đèn lồng màu đỏ.
- Những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn: Phượng Hoàng Cổ Trấn nằm cạnh con sông Đà Giang thơ mộng, chiều dài của trấn tiếp giáp với sông khoảng một km, vẻ đẹp của phượng hoàng cổ trấn nổi tiếng với 10 cây cầu bắc qua sông.Một số cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn không được đặt tên nhưng có 6 cây cầu được đặt tên theo các hiện tượng của thiên nhiên rất đặc biệt cầu vồng (Hồng Kiều), tuyết (Tuyết Kiều), gió (Phong Kiều), mưa (Vũ Kiều), mây (Vân Kiều), sương mù (Vụ Kiều)
- Khu phố cổ Phượng Hoàng Cổ Trấn: Nổi bật nhất của Phượng Hoàng Cổ Trấn là kiến trúc cổ xưa của những ngồi nhà, và các ngôi nhà được xây dựng men theo dòng sông Đà Giang.Những ngôi nhà được xây dựng 2 đến 3 tầng ngay cạnh sông và được xây dựng san sát nhau cho bạn một quang cảnh khá là đẹp và lạ mắt, vào buổi tối ánh đèn của nhưng ngôi nhà phản chiếu xuống dòng sông tạo nên một cảnh đẹp mê hoặc lung linh, huyền ảo.
- Sông Đà Giang: Đà Giang là con sông có ý nghĩa rất lớn và quan trọng nhất đối với người dân ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tuy đây không hẳn là một địa điểm du lịch ở Phượng Hoàng Cổ Trấn nhưng không ai nào đến đây là không yêu mến vẻ đẹp của dòng sông này.Chèo thuyền dọc theo dòng Đà Giang, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô gái người Miêu vừa giặt quần áo vừa ngân nga vài khúc hát dân ca, những người đàn ông bận bịu chèo thuyền hoặc câu cá…
- Đoạt Thúy lâu: Đoạt Thúy lâu là một phòng tranh lớn của đại danh họa Hoàng Vĩnh Ngọc. Nơi đây trưng bày những bức tranh mực cỡ lớn, các bức hoành phi, vẽ thư pháp, chắc chắn sẽ làm choáng ngợp không ít du khách. Một cảm xúc lâng lâng, vượt qua thời gian và không gian là cảm nhận mà Đoạt Thúy lâu đem tới cho lữ khách phương xa.
- Từ đường Gia tộc họ Dương: Gia tộc họ Dương nổi tiếng là một dòng họ danh giá bởi công lao bảo vệ triều đình và tinh thần yêu nước, trung thành với bề trên, bất biến qua bao đời. Từ đường gia tộc họ Dương ở Phượng Hoàng Cổ Trấn nói riêng và trên lãnh thổ Trung Quốc nói chung đều có những giá trị nghệ thuật đáng kể với nhiều nét nghẹ thuật địa phương.
Cảnh đẹp ở Trương Gia Giới
- Công viên quốc gia Trương Gia Giới: Công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới là một trong những công viên rừng cấp quốc gia đầu tiên ở Trung Quốc.
- Cầu kính Trương Gia Giới: Đây là cây cầu đáy kính cao và dài nhất thế giới ở công viên quốc gia Trương Gia Giới, Hồ Nam, Trung Quốc.Cây cầu dài khoảng 430 m, nằm trên độ cao 300 m, vắt qua hai ngọn núi của Trương Gia Giới, bên dưới là vực thẳm.
- Thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên: Khu danh thắng Vũ Lăng Nguyên nằm ở phía bắc thành phố Trương Gia Giới, là một trong những địa điểm du lịch thu hút khách bậc nhất của tỉnh Hồ Nam và là một trong 40 địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc.
- Cổng trời Thiên Môn Sơn: Thiên Môn để lên được đến đỉnh thì bạn phải đi một con đường bộ dài 11km với 99 khúc quanh tượng trưng cho 9 tầng mây và 999 bậc thang để lên đến đỉnh tạo cho bạn cảm giác vô cùng thú vị.
- Thác Uyên Ương, hồ Bảo Phong: Đến Trương Gia Giới, bạn sẽ không thể bỏ qua Hồ Bảo Phong – một hồ nước ngọt nằm trong khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên. Bạn nên đi thuyền để có thể tận hưởng hết vẻ đẹp huyền ảo của hồ Bảo Phong.
Nhà nghỉ, khách sạn tại Phượng Hoàng cổ trấn
Mặc dù mới được khai thác du lịch gần đây, thế nhưng Phượng Hoàng cổ trấn đã có đầy đủ tiện ích dịch vụ để phục vụ khách thập phương. Dưới đây là những điểm lưu trú tuyệt vời gợi ý cho bạn khi đến đây:
Moon Land Art Hotel
Địa chỉ: No.8 Baoziwan Rd, Tuojiang Zhen, Fenghuang county, Hunan, 416200 Phượng Hoàng cổ trấn, Trung Quốc
Tiện ích: Wifi miễn phí, chỗ đậu xe, đưa đón, sân bay, quầy bar...
Fenghuang Relay Sunshine Hostel
Địa chỉ: No.16 Xinshichang Road, 416200 Phượng Hoàng cổ trấn, Trung Quốc
Tiện ích: Wifi miễn phí, chỗ đậu xe
Phoenix Melody Inn
Địa chỉ: No. 135, Hui Long Ge, Fenghuang Ancient Town, 416200 Phượng Hoàng cổ trấn, Trung Quốc
Tiện ích: Wifi, xe đưa đón sân bay,..
Flower Time Inn
Địa chỉ: No.157 Laoyingshao Street, 410620 Phượng Hoàng cổ trấn, Trung Quốc
Tiện ích: Wifi, chỗ đỗ xe, xe đưa đón sân bay, quầy bar
Giá cả các nhà nghỉ, khách sạn tại đây phụ thuộc vào thời điểm đặt phòng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn thì bạn nên đặt trước 30 - 60 ngày để săn được những phòng đẹp, giá rẻ.