Việc dự trữ rau củ trong tủ lạnh đúng cách sẽ giúp bảo quản chúng được lâu, đồng thời cũng không làm mất đi chất dinh dưỡng. Cùng điểm qua những kinh nghiệm hay mà bạn nên áp dụng khi bảo quản rau củ trong tủ lạnh.
Bọc thực phẩm với túi nilon
Rau củ muốn tươi lâu thì cần độ ẩm từ 80-95% nhưng trong tủ lạnh thường có độ ẩm vào khoảng 65%. Vì vậy bạn nên cho chúng vào túi ni-lon hoặc màng bọc thực phẩm để ngăn sự bay hơi nước, độ ẩm sẽ cao hơn, giữ được độ tươi lâu hơn. Túi ni-lon mà bạn sử dụng nên được làm từ chất liệu PP để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình.
Nhưng việc bảo quản với túi nilon cũng tùy vào loại thực phẩm. Ví dụ như cà chua sẽ chín và úng nhanh hơn nếu bảo quản trong túi kín, tốt nhất là nên giữ trong môi trường tự nhiên, nấm rơm với cấu tạo 90% là nước sẽ đổ nhớt khi cất giữ trong túi nilon. Để bảo quản thực phẩm được tốt nhất, bạn cần chọn túi nilon chất lượng, làm từ chất liệu PP để đảm bảo an toàn cho thực phẩm và sức khỏe người dùng.
Ngoài ra nên lựa chọn túi nilon chất lượng để đảm bảo an toàn.
Bảo quản rau củ tươi lâu bằng hộp đựng rau củ
Đây là một trong những cách bảo quản rau trong tủ lạnh rất hiệu quả. Thông thường, độ ẩm thích hợp giúp giữ cho rau củ tươi lâu là từ 80 - 95%. Thế nhưng, trong tủ lạnh chỉ có độ ẩm khoảng 65%. Điều này dẫn đến tình trạng hơi nước trong rau củ nhanh chóng bay hơi, gây khô héo. Do đó, bạn nên chuẩn bị các hộp đựng rau củ bằng nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy kín để hạn chế sự bốc hơi nước nhằm bảo quản rau củ tươi lâu.
Đồng thời, nếu bạn sử dụng hộp nhựa để bảo quản rau, bạn nên lưu ý đến chất liệu hộp đựng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình. Riêng đối với nấm rơm, bạn nên bọc chúng trong túi giấy hoặc báo thay vì hộp nhựa, túi zip hay màng bọc.
Việc sử dụng hộp đựng rau củ còn giúp tiết kiệm diện tích trong tủ lạnh, cũng như sắp xếp tủ lạnh một cách gọn gàng ngăn nắp hơn rất nhiều.
Những loại rau củ quả không nên bảo quản trong tủ lạnh
Với các loại củ quả như khoai tây mới thu hoạch, cà chua chưa chín hẳn, bầu, bí đao (bí xanh), bí đỏ thì nếu bạn mua cả quả nguyên vẹn, không dập nát, bạn có thể giữ chúng trong nhiệt độ phòng mùa hè (28-30 độ) trong khoảng thời gian trung bình 5-7 ngày.
Chỉ có khoai tây mới thu hoạch thì mới cần bảo quản trong tủ lạnh, còn không bạn chỉ nên bọc nó trong túi giấy và để nơi thoáng mát. Cần tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc với khoai tây vì khi nó bắt đầu mọc mầm thì sẽ rất độc hại. Với cách này, bạn có thể bảo quản khoai tây trong vòng 10 ngày.
Đối với cà chua thì bạn nên chọn mua cà chua chưa chín hẳn, đợi đến 2 – 3 ngày sau chúng bắt đầu chín hẳn là vừa ăn. Nếu bảo quản cà chua trong tủ lạnh, quá trình chín của cà chua sẽ chậm lại và mất dần vị ngon.
Hành tây: Không bao giờ nên để hành tây trong tủ lạnh, vì hành sản sinh ra khí Ê-ty-len, làm mất mùi của lê và táo, đồng thời hút chất ẩm của các loại rau khác khiến chúng hỏng nhanh hơn. Hành tây để ở nơi thoáng mát, không ánh nắng có thể giữ được trong vòng 3-4 tuần.
Khoai lang: Không nên để trong tủ lạnh. Ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng khí, không có ánh nắng, khoai lang có thể giữ được trong vòng 1 tuần.
Chưa sử dụng liền, mua ngay thực phẩm đông lạnh
Bạn thường chỉ bất đắc dĩ mới sử dụng thực phẩm đông lạnh vì nghĩ ít chất dinh dưỡng, nhưng thực chất lại ngược như thế. Hoa quả đông lạnh có thể giữ được nhiều dưỡng chất hơn hoa quả tươi, miễn là chúng được làm đông lạnh ngay sau khi thu hoạch. Nghiên cứu này cũng chỉ ra kết quả trên các thực phẩm cụ thể như đậu xanh đông lạnh chứa nhiều dinh dưỡng hơn đậu xanh tươi khoảng 45%, đậu đỗ đông lạnh chứa lượng vitamin C nhiều hơn đậu đỗ tươi khoảng 30%…
Nếu nhà bạn đông thành viên và thường trữ lượng thức ăn cực lớn hay có nhu cầu buôn bán, thì bên cạnh tủ lạnh bạn cũng nên sắm thêm tủ đông để đáp ứng mong muốn sử dụng.
Thực phẩm đông lạnh giữ chất tốt hơn so với hoa quả tươi để quá lâu trong tủ lạnh.
Loại bỏ những phần hư hỏng trước khi cho vào tủ lạnh
Rau củ là một trong những loại thực phẩm thiết yếu trong đời sống của chúng ta. Được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn gia đình. Nhưng chúng lại rất dễ bị hư hỏng nếu không biết cách bảo quản. Lượng dinh dưỡng trong rau phụ thuộc rất nhiều vào cách các bạn bảo quản. Nhiều người cho rằng chỉ cần một chiếc tủ lạnh đủ tốt, cho rau củ quả vào trong là có thể bảo quản trong nhiều ngày. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm của phần lớn các bà mẹ nội trợ hiện nay.
Vì vậy, một thao tác đơn giản và cần thiết trước khi bảo quản thức ăn bằng tủ lạnh đó là loại bỏ những phần rau củ hư hỏng. Những phần hư hỏng của rau củ quả sẽ làm sản sinh khí ethylene tạo nên hiện tượng chín tự nhiên, hình thành nấm, vi khuẩn làm các phần đã hỏng này lây sang những phần khác hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
Vì thế, bạn cần cắt bỏ phần hư hại này trước khi cho cho vào tủ lạnh bảo quản nhé!
Lưu ý thời gian bảo quản
Các bạn cũng cần lưu ý đến thời gian tối đa bảo quản được rau, củ. Mỗi loại rau khác nhau sẽ có thời gian bảo quản khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên biết tới và nắm vững thời gian này để sử dụng nó, không bị hư hỏng, lãng phí.
Thời gian bảo quản trong tủ lạnh của một số loại rau quen thuộc là:
- Cải bắp, măng tây bảo quản từ 2 - 3 ngày.
- Bông cải xanh, bông cải trắng, hành lá bảo quản từ 3 - 5 ngày.
- Bí ngô, dưa chuột, các loại đậu bảo quản trong 1 tuần.
- Cà rốt, củ cải bảo quản trong 2 tuần.
Để thực phẩm luôn được tươi ngon, các bạn chỉ nên để rau, củ trong tủ lạnh tối đa từ 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, nếu có điều kiện đi chợ mỗi ngày, bạn nên mua vừa đủ nhu cầu hàng ngày của gia đình để luôn có rau củ tươi ngon nhất
Cách sắp xếp các loại hạt, rau mầm, quả, nấm tươi
Các loại hạt (đậu, đỗ tươi), quả cà, rau mầm, rau giá, nấm tươi, thời gian trữ lạnh chỉ nên trong vòng 4-6 ngày. Lưu ý, khi xếp nấm tươi vào tủ lạnh thì nên để trên cùng vì nấm rất dễ bị dập, nát. Khi bạn lấy nấm ra nấu ăn cũng chỉ nên rửa dưới vòi nước chứ không nên ngâm lâu trong nước.
Bầu, bí xanh, bí đỏ: Nếu đã cắt ra và không ăn hết, thì phần còn lại nhất định phải bọc giấy hoặc cho vào túi nilon có lỗ và cất trong tủ lạnh và nên được “tiêu thụ” trong vòng 2 ngày sau đó.
Su su, cà rốt, súp lơ: Tốt nhất là nên trữ lạnh ngay và sử dụng trong vòng 10 ngày sau đó. Với các loại củ, trước khi chế biến bạn chỉ nên rửa bằng nước nhẹ nhàng chứ không nên ngâm quá lâu. Nếu không sử dụng hết thì nên cho củ vào trong bọc nilon đục lỗ và bảo quản trong tủ lạnh tối đa 2 ngày nữa.
Bảo quản rau củ chỉ với một tờ giấy
Đối với các thực phẩm rau lá, ta có một mẹo nhỏ để hạn chế độ hư hỏng của chúng là bỏ rau trong tủ lạnh cùng 1 tờ giấy. Các loại rau sống thì việc giữ cho chúng tươi lâu khó hơn các loại thực phẩm khác. Dù cho bạn có bỏ rau vào túi nilon và cất vào tủ lạnh thì vẫn có thể bị héo úa, dập nát và nhớt. Trong trường hợp này cách bảo quản rau trong tủ lạnh được lâu chính là sử dụng thêm 1 tờ giấy.
Các bước thực hiện:
- Rửa rau cho thật sạch để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất, nếu còn bám trên rau sẽ khiến rau nhanh hỏng. Khi rửa bạn nhớ nhẹ tay để rau không bị dập nát, như vậy thời gian bảo quản được lâu hơn.
- Sau khi rau đã sạch bạn sử dụng khăn giấy hút bớt nước, bằng cách đặt rau vào giữa 2 tờ khăn giấy, rồi dùng tay ấn nhẹ nhàng để thấm bớt nước. Việc này nhằm ngăn tình trạng úng rau do lượng nước trên rau quá nhiều.
- Tiếp theo, bạn dùng 1 miếng khăn giấy khô khác gói phần rau đó lại. Miếng khăn giấy gói xung quanh rau có nhiệm vụ hấp thụ nước giúp rau giữ độ ẩm tốt hơn tránh tình trạng nhớt, khô héo khi được bảo quản.
- Cuối cùng bạn cho gói rau vào túi ziplock kéo khóa kín lại rồi cho vào ngăn mát trong tủ lạnh. Nếu bạn không có túi ziplock thì bạn có thể thay bằng túi ni lông, màng bọc thực phẩm hoặc hộp nhựa nhưng nhớ đậy kín, càng ít không khí bên trong túi càng tốt.
Cách bảo quản rau trong ngăn đá tủ lạnh
Các loại rau củ tốt nhất để bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh là ngô, đậu Hà Lan, đậu xanh, cà rốt, bí, bông cải xanh và các loại rau xanh như rau bina, cải bẹ, cải thìa, cải xoăn... Cách bảo quản rau củ trong tủ lạnh rất đơn giản theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn đem rau củ đi rửa sạch và tiến hành cắt bỏ thân, rễ hay những chỗ bị hư hỏng như bình thường.
- Bước 2: Bạn luộc rau củ sơ qua với nước sôi khoảng 2 - 3 phút, thì bạn vớt chúng ra và cho ngay vào chậu nước đá. Ngâm rau củ cho đến khi chúng nguội hẳn.
- Bước 3: Dùng vợt vớt rau củ ra và thấm khô chúng bằng một khay rộng có trải sẵn khăn giấy sạch.
- Bước 4: Bạn hãy chuẩn bị các đồ bảo quản rau trong ngăn đá như túi đông lạnh có khóa zip, hộp đựng bằng nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy kín. Sau đó, cho rau củ đã thấm khô vào túi/hộp và đặt vào ngăn đá.
Tuy nhiên, bạn đừng nhồi nhét quá nhiều mà hãy chừa một khoảng trống để phòng chất lỏng nở ra trong quá trình đông lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiến hành chia phần rau củ khi đông lạnh. Cách này vừa giúp đẩy nhanh thời gian rã đông và tiện lợi khi sử dụng.
Lau dọn tủ lạnh thường xuyên
Tủ lạnh giúp bảo quản thực phẩm tươi sống lâu hơn nhưng không có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại. Qua thời gian, các loại vi khuẩn này kháng đông và phát triển, gây hại đến sức khỏe của chúng ta mà không hề hay biết. Nên việc dọn tủ lạnh thường xuyên cũng giúp rau củ dự trữ được bảo vệ một cách tốt nhất.
Tốt hơn hết tủ lạnh nên được vệ sinh một tuần một lần. Hãy dành ra ít thời gian vào ngày cuối tuần để sắp xếp lại tủ lạnh nhà mình. Dùng khăn ẩm lau dọn sạch sẽ các ngăn tủ, bạn cần phân loại lại thức ăn, nên bỏ những loại thực phẩm đã bảo quản quá một tuần trong tủ để dành chỗ bổ sung thêm thực phẩm cho tuần mới. Thói quen này cũng sẽ giúp bạn quản lý thực đơn và thói quen ăn uống của gia đình mình tốt hơn.
Nếu không có thời gian dọn tủ lạnh một tuần một lần thì ít nhất một tháng bạn phải dọn tủ lạnh một lần để đảm bảo vệ sinh cũng như sức khỏe cho các thành viên gia đình bạn. Bên cạnh đó việc thường xuyên vệ sinh cũng khiến tủ lạnh nhà bạn mới hơn, không có mùi hôi khó chịu, hay các vết bẩn cứng đầu.
Không rửa rau lá trước khi giữ lạnh
Thói quen rửa sạch tất cả mọi thứ trước khi cho vào tủ lạnh nên thay đổi ngay lập tức, vì đây là điều khiến cho thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Nếu rửa rau củ quả quá sạch, thì bạn đã tạo điều kiện cho quá trình hình thành nấm mốc nhanh hơn.
Hầu hết các loại rau đều nên được giữ lạnh trước khi chế biến. Các loại rau như rau muống, rau ngót, rau dền, rau mồng tơi… thì không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh. Các loại lá này đều được bao bọc bên ngoài bởi một lớp bảo vệ tự nhiên. Thế nên, việc rửa rau đã vô tình khiến bạn loại bỏ lớp bảo vệ này làm rau nhanh hỏng hơn. Đối với các loại rau này, nên cho vào bọc nilon có đục lỗ rồi cất vào tủ lạnh.
Nếu rau quá bẩn thì chỉ nên rửa thật nhẹ nhàng rồi đợi ráo nước mới đem bảo quản lạnh. Nói chung, các loại rau ăn lá phải cho vào bọc nilon hoặc túi giấy rồi mới trữ trong tủ lạnh để tránh cho rau nhanh bị héo. Thời gian bảo quản rau cũng chỉ nên kéo dài tối đa 4 ngày trở lại.
Phân loại thực phẩm trước khi bảo quản ở tủ lạnh
Mỗi loại rau củ sẽ có thời gian và cách bảo quản khác nhau nên đòi hỏi bạn phải phân loại trước khi cho vào tủ lạnh. Nếu cho tất cả rau củ mới mua về vào, sẽ khiến chúng bị hư hỏng nhanh hơn, mất chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, khi sắp xếp các loại trái cây gần nhau cũng cần lưu ý. Một số loại trái cây có thể sản xuất ra ethylene (một chất có khả năng kích thích quá trình chín của hoa quả, kể cả khi quả đã được thu hoạch) như mận, xoài, lê, cà chua, chuối… sẽ nhanh làm hư hỏng các loại rau quả khác như cà tím, dưa hấu, khoai tây, bí ngô, cà rốt... nếu được đặt gần. Vì thế, cách tốt nhất để bảo quản thực phẩm là phân loại và để riêng.
Bảo quản riêng biệt từng loại thực phẩm khác nhau để tránh sự tác động qua lại làm hư hại rau củ nhanh.
Mua số lượng rau củ thích hợp
Rau củ là những loại thực phẩm quen thuốc và rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, vì nhiều lí do cũng như công việc bận rộn, nhiều người chọn cách mua cùng lúc nhiều loại rau củ quả về và dự trữ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi đó cũng kéo theo nhiều vấn đề bất tiện nhất định:
- Rau củ bị hỏng do quá nhiều đồ trong tủ, không có không gian
- Gây nên lãng phí khi chưa ăn đến những loại rau củ đó
- Rau củ bị mất chất và không còn ngon nếu bảo quản quá lâu trong tủ
- Bảo quản rau củ trong tủ lạnh nếu không biết cách sẽ rất lãng phí vì rau sẽ nhanh hỏng
Để giúp giữ được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng của rau, cần mua đồ tích đủ trong 1-2 ngày. Tránh việc vừa lãng phí bỏ đi do đồ bị hỏng vừa tiết kiệm tiền. Không nên mua đồ chất trong tủ nhiều trong cùng một lúc.
Lưu ý nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì tác động mạnh mẽ đến tốc độ các quá trình sinh hóa trong thực phẩm. Thông thường, nhiệt độ thấp sẽ làm chậm tốc độ phản ứng hô hấp trong rau củ quả cũng như ức chế sự phát triển của đa số vi sinh vật. Đồng thời, tính thấm màng tế bào sẽ giảm do tế bào chất bị co lại khi nhiệt độ thấp, giảm khả năng trao đổi chất.
Nhiệt độ tủ lạnh cũng tác động đến rau củ, góp phần giúp giữ độ tươi được lâu hơn. Bạn nên duy trì tủ lạnh ở nhiệt độ 34 – 40 độ F (tương đương với 1 – 4 độ C) để tránh cho vi khuẩn sinh sôi cũng như tránh làm thực phẩm bị đóng băng, mất chất. Nếu trên 4 độ C sẽ làm hình thành vi khuẩn có hại gây hư thối, còn dưới 1 độ C thì sẽ xuất hiện hiện tượng đóng băng. Mỗi loại rau củ sẽ được tươi ngon hơn ở nhiệt độ khác nhau, vậy nên việc phân loại cũng rất quan trọng.
Thêm vào đó, các tủ lạnh thông thường đều có ngăn rau củ riêng, bạn nên cho chúng vào đúng ngăn phù hợp để có hiệu quả bảo quản tốt nhất nhé!
Không cắt nhỏ rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Bạn thường dành thời gian để cắt sẵn rau và hoa quả cho tiện dụng khi ăn. Tuy nhiên, cách này lại vô tình làm mất chất dinh dưỡng và còn kích thích sản sinh những chất có hại cho sức khỏe. Bạn không nên cắt nhỏ rau củ ra rồi cho vào tủ lạnh bảo quản để khi cần có thể lấy ra sử dụng nhanh, việc làm này sẽ làm giảm đi lượng dưỡng chất có trong rau củ, lại tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn hình thành.
Thay bằng việc cắt nhỏ rau củ thì bạn chỉ nên cắt bỏ những phần hư hỏng của rau củ trước khi cho vào tủ lạnh. Thêm một kinh nghiệm để gia đình bạn luôn có rau tươi ngon cho mỗi bữa ăn: Hãy ăn rau theo mùa, vì rau chính vụ luôn tươi nhất, ít tồn dư thuốc trừ sâu hoặc các loại chất kích thích hơn rau trái vụ. Và hãy sắm một chai nước rửa rau nếu có thể, vì nó sẽ giúp loại bỏ các chất hoá học và bùn đất một cách nhanh chóng.