"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" đó là câu nói rất đúng khi ứng dụng vào xã hội cạnh tranh ngày nay, cần biết ưu thế của mình để phát huy, biết điểm yếu để bảo vệ, biết ưu điểm của đối thủ để né tránh, biết yếu điểm của đối thủ để tấn công vào đó. Cho dù trong bất cứ ngành nghề nào thì người ta cũng vận dụng điều này để chiến thắng đối thủ. Để giúp các bạn có một cuộc phỏng vấn vào ngân hàng tốt nhất, Toplist hy vọng những kinh nghiệm được giới thiệu dưới đây sẽ giúp các bạn tự tin hơn và đạt kết quả tốt.
Sau khi về nhà
Kết thúc buổi phỏng vấn
Trang phục khi đi phỏng vấn
Đối với nữ cũng tương tự, trang phục váy công sở có áo vest bên ngoài, áo sơ mi nên để nền trắng và mang theo túi xách tay đối với những vị trí như phó phòng, trưởng phòng, trưởng chi nhánh. Đối với những vị trí nhân viên bình thường thì có thể bỏ áo khoác vest ngoài, mặc váy liền họa tiết đơn giản hoặc quần âu với áo sơ mi là được. Trang điểm và nước hoa cũng không nên quá nặng.
Những thứ cần mang theo khi đi phỏng vấn
Những kiến thức và câu hỏi cần thiết khi bạn được mời phỏng vấn
Ở phần câu hỏi tổng quan, nhà tuyển dụng có thể đưa ra những câu hỏi như sau:
- “Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình?” Với câu hỏi này, ứng viên nên trả lời ngắn gọn đại khái bao gồm các ý: tên bạn, đã tốt nghiệp trường gì, vị trí và công việc ở công ty cũ (nếu có), một số thành tích (nên thể hiện bằng con số), điểm mạnh, sở thích cá nhân.
- “Bạn hiểu gì về công việc sắp tới ?” Đây là câu hỏi tương đối khó đòi hỏi các ứng viên phải tìm hiểu trước thật kỹ về vị trí mà mình định ứng tuyển.
- “Tại sao bạn lại chọn ngân hàng tôi làm việc?” Đây là câu hỏi thường gặp, để trả lời cho câu hỏi này ứng viên nên đưa ra 2 lý do dựa trên thế mạnh về khía cạnh tài chính của công ty và sự biểu hiện tuyệt vời trong trách nhiệm xã hội của ngân hàng đó.
- “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” Đây là một câu hỏi khá nhạy cảm làm nhiều bạn khó xử, bạn có thể nói ra một số đặc điểm mình không thích ở công ty cũ, tuy nhiên, hạn chế nói ra những điểm nhạy cảm đặc biệt là vấn đề tiền lương.
- “Điểm yếu của bạn là gì?” Với câu hỏi này ứng viên có sự chuẩn bị thật tốt, chọn lọc điểm yếu để nói với nhà tuyển dụng và các bạn nên bổ sung thêm câu: Tuy nhiên, em đang sửa đổi dần điểm yếu này để thể hiện mình là một con người cầu tiến.
Nếu gặp phải câu hỏi quá khó thì xử lý như thế nào?
- Xin thời gian để chuẩn bị câu trả lời (khoảng 3-5 phút).
- Trả lời câu hỏi bắt đầu bằng “Theo quan điểm của em thì…” để thể hiện đó là quan điểm cá nhân.
- Đối với trường hợp câu hỏi không thuộc lĩnh vực của bạn, bạn không biết mình phải nói cái gì thì nên nói thẳng rằng mình chưa tìm hiểu về lĩnh vực này và xin phép được trả lời sau qua email.
- Luôn để ý thái độ của nhà tuyển dụng để có thể điều chỉnh câu trả lời đi đúng hướng nhất có thể.
Tâm thế khi ngồi chờ đến lượt phỏng vấn
Hơn thế nữa, việc tạo cho mình một phong cách lịch sự cũng giúp các ứng viên tự tin hơn trước khi bước vào cuộc phỏng vấn mặt đối mặt với các sếp.
Trong quá trình phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn, hãy tập trung vào thông tin chính và đặc biệt nhấn mạnh đến chuyên ngành học hoặc kinh nghiệm phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển, không nên quá tập trung nói những thứ linh tinh như sở thích, chứng chỉ không liên quan.
Khi trả lời phỏng vấn, hãy thoải mái trả lời các câu hỏi được hỏi vì bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức rồi mà. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, cứ trả lời ý chính trước nếu được hỏi thêm thì sẽ diễn giải sau tránh trường hợp bạn nói quá nhiều đôi lúc lại thành thừa thông tin mà thiếu thời gian.