Top 12 Kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình hiệu quả nhất

Bé nhà bạn không hợp tác khi bắt đầu tập bú bình sữa? Liệu bạn đã biết được nguyên nhân do đâu. Cùng Toplist tìm hiểu cách giúp trẻ bú bình và kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình “dễ như trở bàn tay” trong bài viết sau đây!

Đục lỗ núm bình sữa đúng cách

Mẹ nên sử dụng các dụng cụ dập lỗ chuyên dụng từ những thương hiệu uy tín. Nhiều mẹ cảm thấy không cần thiết khi phải bỏ một số tiền ra để mua dụng cụ đục lỗ núm ty cho bé, thay vào đó các mẹ sử dụng kim khâu hoặc kim trong lọ keo 502 để đục lỗ. Tuy nhiên sử dụng kim để đục lỗ sẽ có những vấn đề như sau:

  • Lỗ bạn tạo ra sẽ không đều và mép tròn như dập.
  • Để tạo được lỗ lớn bạn cần phải chọc đi chọc lại nhiều lần có khả năng làm hỏng núm.
  • Các dụng cụ dập lỗ đều có size phù hợp theo độ tuổi của bé nên mẹ sẽ lựa chọn dễ dàng hơn.

Một số lưu ý khi đục lỗ núm bình sữa:

  • Không đục vào lỗ thoát khí, nếu đục nhầm vào lỗ này sẽ khiến sữa chảy ra ồ ạt và bé bị sặc sữa. Một số bình sữa Pigeon hay Comoto thì thiết kế núm ti khác nên bạn cần kiểm tra kỹ trước khi đục.
  • Không đục vào lỗ cũ đã có sẵn, mình sẽ đục vào gần lỗ cũ có sẵn.
  • Để lỗ đục không bị quá to sau khi đục, thì bố mẹ hãy kéo núm xuống căng 1 chút trước khi đục.
  • Đối với các núm cao su thì lỗ sau khi đục sẽ không rõ ràng như các núm silicon.
Đục lỗ núm bình sữa đúng cách
Đục lỗ núm bình sữa đúng cách
Đục lỗ núm bình sữa đúng cách
Đục lỗ núm bình sữa đúng cách

Cho trẻ ngậm núm ti giả trước khi bú bình

Một em bé sẽ học cách mút khác nhau trên những loại núm vú khác nhau. Hình dạng của trợ ti, núm vú giả hoặc núm bình không giống với hình dạng của núm vú của mẹ. Dòng sữa từ núm vú dù là sữa mẹ hay sữa công thức thì cũng đều khác nhau. Khi bé quen với sự khác biệt trong cách bú, hoặc sự khác biệt về tình trạng xuống sữa, bé có thể bối rối và bắt đầu khó bú ở vú mẹ hoặc bỏ bú hoàn toàn.


Sự nhầm lẫn núm vú không xảy ra với tất cả các bé. Một số bé có thể vừa bú mẹ vừa bú bình song song, hay vừa bú mẹ vừa bú núm vú giả. Tuy nhiên, rất nhiều bé không thể. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy chờ đợi ít nhất 4-6 tuần trước khi giới thiệu với bé về núm vú nhân tạo.


Với những trẻ có thói quen ngậm ti giả hoặc đang trong giai đoạn mọc răng, trước khi đến giờ bú bình vài phút, mẹ có thể cho trẻ ngậm hoặc nhai núm ti giả. Sau đó mới lấy núm ti giả và thay bằng bình sữa.

Cho trẻ ngậm núm ti giả trước khi bú bình
Cho trẻ ngậm núm ti giả trước khi bú bình
Cho trẻ ngậm núm ti giả trước khi bú bình
Cho trẻ ngậm núm ti giả trước khi bú bình

Vệ sinh, khử trùng đúng cách

Mẹ hãy nhớ, luôn rửa núm ti bằng nước rửa chuyên dụng và nước sạch, sau đó khử trùng, luộc núm cho sạch sẽ rồi mới để bé sử dụng. Sau khi bé ti, mẹ cần vệ sinh ngay để hạn chế sự tích tụ và sinh sôi của các vi khuẩn.


Các mẹ nên lưu ý, để tiệt trùng bình sữa đạt hiệu quả tốt nhất thì cần rửa bình sữa và các vật dụng sau khi cho bé bú xong, để tránh các bã sữa khô lại trong bình và gây khó khăn cho lần rửa trước khi bé bú nhé. Cách tiệt trùng:

  • Bước 1: Đổ khoảng 150ml nước vào khoang máy tiệt trùng bình sữa.
  • Bước 2: Đặt bình sữa vào giá đỡ (cần phải úp ngược bình sữa xuống), cho vào máy tiệt trùng sau đó đặt khay phụ kiện gồm núm ti, núm vú giả, ắp bình sữa,… ở phía trên.
  • Bước 3: Đậy nắp lại, cắm điện và bật nút công tắc.
  • Bước 4: Máy sẽ hoạt động khi đèn sáng và ngắt khi đèn tắt. Một số loại máy có màn hình điện tử có hiện số phút tiệt trùng để mẹ tiện theo dõi, thường thời gian tiệt trùng khoảng 6 phút.
  • Bước 5: Thiết bị sẽ tự động ngắt sau khi kết thúc giai đoạn tiệt trùng. Các vật dụng trong máy sẽ được giữ vô trùng, không bị vi khuẩn xâm nhập trong vòng 3 giờ đồng hồ nếu vẫn đậy nắp.

Nếu cần sử dụng ngay bình sữa mẹ nên sử dụng cặp gắp chuyên dụng để tránh vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc và xâm nhập.


Cách tiệt trùng bình sữa không cần máy tiệt trùng bằng phương pháp đun sôi. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một cái nồi inox, cho nước lạnh vào ngập 2/3 nồi, nên dùng nồi inox chuyên dùng để khử trùng bình sữa mẹ nên để riêng và không sử dụng cùng các mục đích khác như nấu ăn hay hầm, rán,…
  • Nếu bình sữa được làm từ thủy tinh, mẹ có thể cho riêng bình vào nồi nước lạnh trước, 5- 10 phút sau khi nước sôi mới cần cho núm vú, nắp bình và các sản phẩm nhựa khác vào, đậy nắp và đun thêm 3 - 5 phút. Chờ đến khi nước nguội, dùng kẹp gắp bình và núm vú giả ra.
  • Đối với chai nhựa, mẹ phải đợi khi nước sôi mới được cho vào, đun tiếp 3 - 5 phút. Sau khi dùng kẹp gắp ra, mẹ đặt tất cả bình và núm vú lộn ngược, để ráo ở nơi thông thoáng.
Vệ sinh, khử trùng đúng cách
Vệ sinh, khử trùng đúng cách
Vệ sinh, khử trùng đúng cách
Vệ sinh, khử trùng đúng cách

Tạo môi trường thích hợp khi cho bé bú

Nhiều mẹ cho rằng, trong việc nuôi dạy con nên tập bé bú bình càng sớm càng tốt vì lúc đó con chưa biết phân biệt vú mẹ với bình sữa. Tuy nhiên đối với 1 em bé sơ sinh thì ti bình chỉ là phụ, ti mẹ mới là chính. Nếu cho ti bình quá sớm sẽ làm bé bỏ ti mẹ. Điều này làm mẹ có nguy cơ mất sữa hoặc làm trẻ có khớp ngậm không đúng dẫn đến mẹ bị đau rát đầu ti hoặc nứt đầu ti…


Vì thế, một trong những cách tập cho trẻ bú bình hiệu quả nhất các bậc cha mẹ cần nhớ là chỉ nên cho bé tập ti bình sau 6 tuần tuổi. Vì lúc này con đã có kỹ năng bú mẹ tương đối thuần thục. Nếu mẹ sắp đi làm trở lại thì nên tập ti bình cho trẻ trước từ 2 đến 4 tuần. Mẹ nên tập nhiều lần trong ngày với thời gian tăng dần kết hợp với bú mẹ bình thường.


Khi cho trẻ bú bình, các mẹ nên để cho trẻ trong môi trường yên tĩnh, không tạo ra những yếu tố thu hút trẻ khiến trẻ mất tập trung.

Tạo môi trường thích hợp khi cho bé bú
Tạo môi trường thích hợp khi cho bé bú
Tạo môi trường thích hợp khi cho bé bú
Tạo môi trường thích hợp khi cho bé bú

Chọn bình sữa phù hợp

Bình sữa là điều mới mẻ với những trẻ chưa từng bú bình. Có những em bé rất dễ tính, có thể vừa bú mẹ vừa bú bình. Tuy nhiên cũng có 1 số trẻ nhất quyết không chịu ti bình khi đã quen ti mẹ. Đối với những trường hợp này, mẹ cần cho bé làm quen với bình sữa, ban đầu mẹ chỉ nên cho một ít sữa vào bình và kiên trì cho con làm quen. Ngay cả khi trẻ chỉ ngậm bình và nhai nhai chứ không mút cũng là dấu hiệu tốt.


Thông thường, bé càng lớn có lực bú càng tốt nên cần những núm ty đáp ứng khả năng bú nhanh và khỏe hơn của bé. Khi đó, bên cạnh việc nâng size bình, mẹ cũng cần tăng size núm để bé bú được theo đúng nhu cầu, không cảm thấy chán nản vì bú mãi sữa không ra dẫn đến lười bú bình.


Đối với bé đang trong thời kỳ mọc răng (từ 6 tháng tuổi) thường có sở thích nhai cắn, vừa bú vừa nhai núm. Chiếc núm mềm lúc này cũng khiến bé không còn thích thú nữa, hoặc bé chỉ ngậm nhai núm mà không chịu bú. Do đó, mẹ cũng nên đổi một chiếc núm loại dai và cứng hơn để bé bú đã miệng và không chán bú bình. Một số bé chỉ cần được mẹ âu yếm, vuốt ve và ngậm núm vú trong lúc bú mẹ là đã thoải mái và thích thú. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé không thể xa rời ti mẹ, ngay cả khi không đói. Lúc này núm ti giả sẽ hỗ trợ mẹ xoa dịu bé bởi núm vú giả giống vú mẹ, giúp bé hết khóc, quấy nhiễu.

Chọn bình sữa phù hợp
Chọn bình sữa phù hợp
Chọn bình sữa phù hợp
Chọn bình sữa phù hợp

Thay đổi núm ti mềm hơn

Ba mẹ có thể chọn núm vú cao su tự nhiên hoặc núm vú silicone. Silicone là hợp chất của cao su, nó gần giống cao su thiên nhiên về độ đàn hồi nhưng trong hơn, bền nhiệt hơn và bền lâu hơn. Núm vú cao su tự nhiên mềm hơn nhưng có màu đục, và do không bền nhiệt nên khi bị đun sôi thì hay bị co dãn và có tuổi thọ thấp. Vì vậy nếu dùng núm vú cao su tự nhiên, mẹ nên thay núm vú cao su tự nhiên sau mỗi 1 tháng. Núm vú cao su tự nhiên cũng dễ bị hấp thụ chất bên ngoài (như sữa, nước trái cây) nên dễ bị “dơ” hơn. Lưu ý quan trọng khác khi sử dụng núm vú cao su tự nhiên là một số trẻ có thể bị dự ứng với nó.


Một số loại núm ti bình phổ thông được làm từ chất liệu khá cứng so với việc ty sữa mẹ trước đó khiến cho trẻ cảm thấy khó mút sữa hơn và không hợp tác.


Theo khuyến cáo từ các bác sĩ nhi khoa, mẹ nên thay núm bình sữa 1 - 2 tháng/lần cho bé. Vì trong khoảng thời gian này, trẻ sơ sinh phát triển và thay đổi khá nhanh về nhu cầu ăn, khả năng vận động cơ hàm, răng miệng, kết hợp với vấn đề đảm bảo vệ sinh. Cho nên, việc thay núm là rất cần thiết để đáp ứng “khẩu vị” của bé.


Một số mẹ lầm tưởng rằng núm ti mới đầu còn cứng, sau 1 - 2 tháng sử dụng núm mềm hơn là lúc mà bé thích dùng nhất nên không thay mới. Tuy nhiên, mẹ quên mất về sự phát triển của bé theo từng giai đoạn cũng khiến nhu cầu dùng núm mềm hay cứng của bé cũng có sự thay đổi.


Ví dụ: Khi 3, 4 tháng bé chỉ thích dùng núm mềm nhưng sang tháng thứ 5, 6 bé lại chỉ thích những chiếc núm cứng mà trước đó nhất định không chịu ti.

Thay đổi núm ti mềm hơn
Thay đổi núm ti mềm hơn
Thay đổi núm ti mềm hơn
Thay đổi núm ti mềm hơn

Nên cho trẻ bú bình khi trẻ thực sự đói

Đến giai đoạn cần thiết, mẹ cần phải tập cho trẻ biết bú bình để dành thời gian đi làm trở lại. Điều này thực sự gây khó khăn cho nhiều chị em. Những kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình khoa học, bổ ích sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn trở thành huấn luyện viên tài năng của bé!


Theo nhiều mẹ từng trải qua giai đoạn tập cho bé bú bình, việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình thường làm trẻ khó chịu vì núm vú không giống nhau. Thậm chí, nhiều cục cưng còn phản ứng rất dữ dội, gào khóc hoặc bỏ bữa luôn. Với bí quyết của các chị em đã thành công, các mẹ có thể tìm được cách hiệu quả giúp con vui vẻ ti bình.


Nếu ép trẻ bú bình khi trẻ không đói thì việc trẻ phản đối và không hợp tác là điều rất bình thường. Hãy để trẻ thực sự cảm thấy đói và cần nạp năng lượng. Khi đó, việc bú bình đối với trẻ có thể hợp tác hơn. Nếu trẻ đã ăn dặm, không nên ép trẻ ăn nhiều thức ăn quá mỗi bữa ăn vì như vậy bé sẽ no và uống ít uống sữa hơn.

Nên cho trẻ bú bình khi trẻ thực sự đói
Nên cho trẻ bú bình khi trẻ thực sự đói
Nên cho trẻ bú bình khi trẻ thực sự đói
Nên cho trẻ bú bình khi trẻ thực sự đói

Cách pha sữa đúng quy chuẩn

Bước 1: Vệ sinh các dụng cụ pha sữa cho trẻ sơ sinh:

  • Tiệt trùng các dụng cụ pha sữa, bình sữa bằng cách đặt nồi đun sôi nước, rồi đặt các bình sữa vào đun sôi tiếp 15 phút nữa.
  • Sau đó, cho núm vú, nắp đậy, nắp vặn vào đun tiếp 5 phút. Mẹ hãy lưu lý rằng nước sôi phải đổ đầy để núm vú, bình sữa không tiếp xúc với đáy nồi.
  • Trường hợp bạn dùng bình thủy tinh cho bé, mẹ đừng vớt bình ngay sau khi nấu để tránh sự thay đổi nhiệt độ làm vỡ bình bạn nhé.
  • Sau khi đã vệ sinh các dụng cụ pha sữa, ba mẹ cũng nhớ phải rửa tay sạch sẽ nha.

Bước 2: Pha sữa đúng theo tỉ lệ và hướng dẫn trên bao bì của hộp sữa:

  • Mỗi loại sữa sẽ có một cách pha chế cụ thể, nên ba mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nắp hoặc bao bì của hộp sữa để biết pha bao nhiêu thìa sữa với bao nhiêu ml nước ở bao nhiêu độ. Hãy dùng thìa đong sữa được để sẵn trong hộp để pha chính xác tỉ lệ, nhằm đảm bảo đúng dinh dưỡng cho bé nhé.
  • Ba mẹ nên pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc pha sữa quá đặc có thể khiến bé bị táo bón cũng như khiến thận bị quá tải… Ngược lại, nếu bạn pha quá loãng, sữa đó sẽ không còn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé. Chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ, bạn mới nên thay đổi tỉ lệ pha sữa.
  • Đầu tiên, bạn đun sôi nước để nguội theo nhiệt độ thích hợp, thông thường là từ 40 - 50 độ C, rót lượng nước cần dùng vào bình. Trước khi pha, ba mẹ nên nhỏ vài giọt vào mu bàn tay để thử độ nóng của nước, tránh để nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh có thể sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng của sữa.
  • Sau khi cho đủ lượng sữa vào nước, ba mẹ hãy đậy nắp bình và lắc đều đến khi sữa tan hoàn toàn. Nếu lắc mãi mà sữa vẫn vón cục, bạn nên kiểm tra lại hạn sử dụng của sữa, tránh để bé uống sữa có vấn đề.
  • Nếu bé uống không hết, bạn có thể uống hộ hoặc đổ bỏ phần sữa thừa. Tuyệt đối không cho bé uống lại lượng sữa đó để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên đậy kín hộp sữa và để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nên dùng hết trong vòng 1 tháng.
Cách pha sữa đúng quy chuẩn
Cách pha sữa đúng quy chuẩn
Cách pha sữa đúng quy chuẩn
Cách pha sữa đúng quy chuẩn

Lắp núm ti đúng cách

Bất kể bé sơ sinh nào dù là bú mẹ hoàn toàn hay sử dụng sữa công thức đều có ít nhất 1 bình sữa. Việc lắp núm ti hay bình sữa tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bạn không lắp đúng chuẩn sẽ khiến sữa bị rò rỉ hoặc phần chống sặc không hoạt động đúng cách làm bé nuốt phải nhiều khí.


Cách lắp núm ti với bình sữa cổ hẹp:

  • Bước 1: Lắp núm ti từ dưới nắp vặn lên trên.
  • Bước 2: Lắp nắp vặn núm ti vào cổ bình.
  • Bước 3: Vặn vừa khít và chắc chắn.
  • Bước 4: Đậy nắp đậy để bảo quản bình sữa.

Cách lắp núm ti với bình sữa cổ rộng:

  • Bước 1: Bóp và giữ chặt phần vách núm ti.
  • Bước 2: Lắp núm ti từ trên nắp vặn xuống dưới.
  • Bước 3: Nhấn nhẹ núm vú cho khít với nắp vặn.
  • Bước 4: Dùng ngón tay bóp nhẹ van thông khí để chắc chắn van được mở.
Lắp núm ti đúng cách
Lắp núm ti đúng cách
Lắp núm ti đúng cách
Lắp núm ti đúng cách

Các dấu hiệu nên thay mới

Ngoài việc thay núm ti theo thời gian định kì được khuyến cáo như trên, mẹ cần thay núm ti ngay khi núm có một trong các dấu hiệu bất thường sau:

  • Sữa chảy ra thành dòng hoặc chảy không đều: Núm ti bình sữa có tác dụng điều chỉnh dòng sữa chảy xuống, bình thường khi dốc xuống, sữa chỉ chảy từng giọt. Tuy nhiên, nếu sữa chảy thành dòng hoặc chảy xuống nhiều hơn chứng tỏ rằng các lỗ trên núm đã quá to rồi. Sữa xuống quá nhiều và quá nhanh sẽ khiến bé không nuốt kịp, dẫn đến hiện tượng sặc sữa.
  • Núm cao su có hiện tượng biến dạng và mỏng hơn: Mẹ có thể kiếm tra độ đàn hồi của núm vú ti bằng cách cầm chóp của núm và kéo ra. Nếu như núm ti trở lại gần như hình dáng ban đầu thì chứng tỏ độ đàn hồi của núm còn rất tốt. Ngược lại, mẹ cần thay núm ti mới cho bé. Khi núm vú bình sữa mỏng đi, cho thấy rằng núm ti bình sữa đang bị yếu. Mẹ có thể kiểm tra độ khỏe của núm bằng cách thử ấn nhẹ đầu ti lõm xuống. Nếu núm ti nảy lên và trở về hình dáng ban đầu thì chất lượng núm còn rất tốt. Ngược lại thì mẹ cần thay núm ti mới cho bé.
  • Núm bị nhạt màu và phồng lên: Khi núm ti bình sữa có hiện tượng đổi màu, bị phình ra hay bị dính lại cho thấy chất lượng vú đã xuống cấp do sử dụng thời gian dài và cần được thay mới.
  • Núm bình rách hoặc nứt: Núm ti bị trầy xước, nứt, rách là trường hợp đặc biệt mẹ cần thay núm ti mới ngay lập tức cho bé. Bởi những vết trầy xước này có thể khiến lượng sữa trong bình tiết ra nhiều hơn, nếu bé không nuốt kịp sẽ bị sặc sữa. Đây cũng là nơi ẩn nấp và sinh sôi của các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Nhu cầu ăn của bé có sự thay đổi: Thời gian thay núm ti bình sữa còn phụ thuộc vào sự phát triển của bé. Nhiều bà mẹ trẻ lần đầu nuôi con nhỏ nên cũng ngạc nhiên khi núm ti cũng có size, các hãng thường thiết kế núm số 1, 2, 3 hay S, M, L, lỗ núm 1 tia, 2 tia, đa tia… thích hợp cho trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau
Các dấu hiệu nên thay mới
Các dấu hiệu nên thay mới
Các dấu hiệu nên thay mới
Các dấu hiệu nên thay mới

Lí do khiến bé không chịu bú bình

Những lý do khiến bé nhà bạn không chịu bú bình:

  • Núm ti bình quá cứng: Một số loại núm ty bình phổ thông được làm từ chất liệu khá cứng so với việc ty sữa mẹ trước đó khiến cho trẻ cảm thấy khó mút sữa hơn và không hợp tác.
  • Loại bình sữa không phù hợp với bé: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bình sữa với kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. Tất nhiên, không phải loại bình sữa nào cũng phù hợp với bé nhà bạn.
  • Bé quen hơi sữa mẹ: Nhiều mẹ không quen vắt sữa cho bé bú bình mà sử dụng sữa công thức để thay sữa mẹ cho trẻ, tuy nhiên trẻ có thể còn quen hơi sữa mẹ và chưa quen mùi vị sữa công thức nên từ chối và không chịu ti bình.
  • Bé đến giai đoạn mọc răng: Một số trẻ đến giai đoạn mọc răng cũng xuất hiện tình trạng chống đối với bú bình. Do trẻ ngứa lợi nên thích cắn chặt răng vào núm ty chứ không chịu mút sữa.
  • Bé chưa thực sự đói: Nhiều trẻ bình thường có thể ti mẹ mọi lúc kể cả khi không đói, vì trẻ thích cảm giác mút mát và nằm trong lòng mẹ. Nên mẹ nhầm tưởng rằng con rất nhanh đói và cho bú bình theo thời gian bú mẹ. Tuy nhiên, trẻ thường chỉ bú bình khi cảm thấy thực sự đói, nên nếu cho trẻ bú khi không đói chúng sẽ không hợp tác.
  • Thay đổi thói quen bú đột ngột: Nhiều bé chưa tập làm quen sớm với việc bú bình thì cần thời gian để trẻ biết cách bú bình và làm quen với việc ti bình.
Lí do khiến bé không chịu bú bình
Lí do khiến bé không chịu bú bình
Lí do khiến bé không chịu bú bình
Lí do khiến bé không chịu bú bình

Nên bắt đầu cho trẻ học cách bú bình bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức giống sữa mẹ

Vẫn biết rằng sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sơ sinh và bà mẹ nào cũng muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng vì một số lý do về sức khỏe hoặc tinh thần mà mẹ buộc phải chọn cách nuôi con bằng sữa công thức.


Vì trẻ quen với việc sử dụng sữa mẹ, nên khi học cho bú bình, mẹ hãy vắt sữa của mình vào bình và cho trẻ tập bú. Khi trẻ quen với sữa mẹ, việc hợp tác sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sau khi trẻ quen, bố mẹ có thể đổi sang sữa công thức. Tuy nhiên nếu được, tốt nhất vẫn nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ bằng cách vắt sữa để vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng tốt nhất, vừa giảm chi phí nuôi con.


Trẻ sơ sinh vị giác còn trống rỗng, như "tờ giấy trắng" và bé sẽ dễ dàng chấp nhận loại thức ăn được tiếp xúc lúc đầu đời. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà có thể tùy ý chọn dùng sữa bất kỳ cho bé. Mặc dù bạn đã chọn đúng sữa dành cho nhóm tuổi của bé, vẫn cần cho bé dùng thử và theo dõi để đảm bảo bé không dị ứng với sữa đã chọn và nó phù hợp với tiêu hóa của bé.


Nếu thấy bé có các dấu hiệu dị ứng hay rối loạn tiêu hóa khi dùng sữa, ba mẹ hãy cho bé ngưng ngay và thăm khám, xin tư vấn từ các bác sỹ trước khi quyết định dùng tiếp, ngưng hay đổi sang loại sữa mới.

Nên bắt đầu cho trẻ học cách bú bình bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức giống sữa mẹ
Nên bắt đầu cho trẻ học cách bú bình bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức giống sữa mẹ
Nên bắt đầu cho trẻ học cách bú bình bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức giống sữa mẹ
Nên bắt đầu cho trẻ học cách bú bình bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức giống sữa mẹ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?