Một vài năm trở lại đây, tình trạng các "bà hỏa" nổi giận gây thiệt hại nặng nề về người và của không còn xa lạ với chúng ta. Từ vụ cháy chung cư Carina Plaza (quận 8, tp Hồ Chí Minh), dư luận đang vô cùng hoang mang và đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để hạn chế tối đa thiệt hại khi gặp hỏa hoạn? Câu trả lời là ngoài cách thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ tại nơi mình sinh sống thì mỗi người nên học cách tự thoát hiểm. Với các bậc cha mẹ, bạn càng cần phải nâng cao kiến thức và trang bị cho con cái mình những kĩ năng cơ bản nhất để trẻ có thể tự thoát thân khi gặp sự cố cháy nổ.
Hướng dẫn con cách xác định các lối thoát hiểm
Nếu gia đình bạn ở "nhà mặt đất", bạn có thể chỉ cho con cách thoát hiểm khi gặp sự cố bằng các cửa chính hoặc cửa phụ. Con cần xác định được vị trí các cửa trong ngôi nhà và rời khỏi "hiện trường" một cách nhanh nhất có thể. Nếu tình trạng cháy nổ xảy ra ở tầng 1 mà con đang ở tầng cao hơn, tuyệt đối con không được di chuyển xuống thấp mà cần gọi cứu hỏa, sau đó chạy lên tầng thượng, tìm cách ra tín hiệu cho người xung quanh để được giúp đỡ.
Con nên di chuyển từ tầng thượng xuống bằng những cách an toàn nhất để tránh tình trạng ngạt hoặc bị bỏng do cháy nổ gây ra. Còn nếu gia đình bạn ở nhà chung cư, khi có hỏa hoạn xảy ra, con không nên đi thang máy bởi khi đó thang máy rất dễ trục trặc, con có thể bị kẹt trong đó hoặc ngạt khí thở. Thoát hiểm bằng thang bộ là lựa chọn hoàn hảo cho con trong trường hợp này. Con cần tìm cách ra khỏi tòa chung cư an toàn và mau lẹ.
Dạy trẻ cách xử trí khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa.
Bạn nên dạy dạy bé nên giữ bình tĩnh, dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn cho đến khi lửa tắt hẳn. Cha mẹ cũng có thể thưc hành cùng trẻ bằng cách dung chăn, quần áo… trùm kín chỗ bị lửa cháy để cắt đứt nguồn ô-xy khiến lửa bùng cháy. Nếu đứng gần khu vực có nước, bằng mọi cách dội nước lên khu vực bị cháy để dập tắt lửa. Lăn xuống đất cũng là cách con nên làm khi bị lửa bắt vào quần áo.
Bên cạnh đó chúng ta phải dùng ướt quần áo và chăn khoác lên người để tránh bị bỏng nặng. Điều quan trọng là phải hít thở đều, không hoảng loạn bình tĩnh để xử lý tình huống. Trong trường hợp nếu kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà. Bởi gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại trong một vụ hỏa hoạn.
Trường hợp xấu nhất xảy ra khi con không thể thoát ra ngoài, hãy nhanh chóng tìm đến cửa sổ hoặc ban công để ra tín hiệu xin giúp. Trong quá trình chạy thoát, con chỉ được đóng chứ không khóa các cửa, tận dụng dây rợ, các vật chắc chắn hoặc quần áo buộc thành dây để tụt xuống đất. Con nên chú ý nơi tiếp đất của mình để tránh bị thương.
Dạy con các tư thế di chuyển khỏi đám cháy một cách an toàn
Trên thực tế, nhiều trẻ em bị bỏng hoặc ngạt khí khi đang cố gắng thoát khỏi đám cháy. Bởi lẽ, các em không nắm được các kĩ năng cũng như tư thế di chuyển đúng, ít gây hại nhất khi thoát thân. Cha mẹ nên hướng dẫn con khi gặp sự cố cần nhanh chóng tìm một chiếc khăn hoặc tấm vải bất kì (ga giường, áo, khăn trải bàn...) thấm nước, bịt lên mũi rồi mới chạy thoát. Cách làm này sẽ giúp con tránh được mùi khét trong không khí và cơ thể dễ thở hơn.
Con cũng có thể mặc nguyên một chiếc áo đã được nhúng nước để tránh bị bỏng. Khi phát hiện đám cháy con nên nằm hoặc hạ người xuống, tay ôm đầu và bò ngay ra khỏi "hiện trường". Con nên chú ý tránh những vật dụng bắt lửa đang cháy và che chắn phần đầu cẩn thận để không bị vật nào rơi trúng. Trong quá trình di chuyển, con nên thở bằng miệng thay vì dùng mũi quá nhiều.
Dạy trẻ tuyệt đối không dùng thang máy
Khi bạn đang sống trong một chung cư cao tầng thì việc sử dụng thanh máy khi xảy ra hỏa hoạn là một việc làm tối kỵ nhất. Mẹ hãy ghi nhớ dặn con tuyệt đối không được sử dụng thang máy vì thang máy có thể ngừng giữa chừng do mất điện, vì thế vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Với những trung cư cao tầng hay những tòa nhà cao, thông thường sẽ có hướng dẫn lối đi để chạy thoát an toàn.
Mẹ nên chỉ cho bé lối đi an toàn nhất bằng cách nhìn theo sự chỉ dẫn trên trần nhà chữ Exit màu xanh lá cây và luôn đi theo hướng của mũi tên đó để thoát hiểm an toàn. Khi nhìn thâý cháy, các bạn nhỏ phải thật nhanh chóng tìm ra được cầu thang bộ và chạy thoát bằng cầu thang bộ, trong trường hợp đám cháy quá lớn và nhiều khói, cháy từ dưới lên trên thì cha mẹ phải nhắc nhở bé nên chạy lên tầng cao hơn sẽ tốt hơn là việc chạy xuống dưới. Vì khi càng chạy xuông dưới để thoát ra ngoài thì đám cháy lại cháy lại càng lớn, nhiều khói gây khó thở và ngạt khí.
Dạy trẻ cách xử trí khi lửa bắt nguồn từ cửa chính
Kỹ năng thoát hiểm cha mẹ cần dạy trẻ lửa bắt nguồn từ cửa chính:
- Dùng mu bàn tay chạm nhẹ vào tay nắm cửa, nếu cảm thấy không nóng thì có thể thoát ra khỏi cửa chính.
- Trường hợp khói quá nhiều, lấy vải ướt chén kín các khe cửa để ngăn không cho khói luồn vào phòng.
- Trường hợp con không thể thoát ra ngoài bằng bất cứ cách nào, cha mẹ nên hướng dẫn con chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà vì đây chính là những nơi đầu tiên lính cứu hỏa sẽ để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại trong đám cháy.
5 cách đề phòng hỏa hoạn
Thực tế không phải lúc nào ba mẹ cũng có thể ở bên cạnh để bảo đảm an toàn cho con. Vậy thì tại sao chúng ta không giúp trẻ hiểu biết hơn về những nguy hiểm có thể gặp phải, đồng thời dạy cho trẻ những cách để tự bảo vệ mình ngay từ hôm nay? Hỏa hoạn phần lớn xảy ra là do nguyên nhân của sự vô ý, không chú ý trong cuộc sống hàng ngày. Để phòng hỏa hoạn thì bạn cần phải lường trước những tình huống như thế.
Cha mẹ cần dạy trẻ 5 cách để phòng chống hỏa hoạn:
- Tránh xa nơi nguy hiểm, không tò mò.
- Không chơi những đồ phát cháy như diêm, bật lửa, hay lửa ở gần đồ vật dễ gây cháy và khu vực dễ cháy nổ.
- Thay thế bếp, ổ điện cũ, hư hỏng.
- Cẩn thận khi dung bếp và thiết bị điện.
- Không xịt gián và kiến gần bếp gas.
Nhắc nhở con nên nhanh chóng rời khỏi nơi có đám cháy
Trẻ em thường có những suy nghĩ rất ngây thơ, đôi khi thấy đám cháy xảy ra, trẻ vẫn cố nán lại để lấy món đồ chơi con yêu thích hoặc chờ đợi con vật nuôi trong nhà chạy ra cùng. Điều này vô cùng nguy hiểm và làm tăng khả năng sát thương với bé. Vậy nên, cha mẹ hãy nhắc nhở con cái nên biết cách nhanh chóng rời khỏi khu vực đám cháy.
Bạn cần giải thích cho con hiểu, khi hỏa hoạn xảy ra, tính mạng của con là trên hết, các món đồ chơi hoặc thú cưng có thể tìm hoặc mua lại được. Nếu con không biết cách thoát thân, con có thể bị mắc kẹt trong đám cháy và gặp những nguy hiểm khôn lường.
Dạy con những kiến thức cơ bản nhất về cháy nổ.
Ở trường, con bạn có thể được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức cơ bản nhất về cháy nổ, cách phòng tránh và xử lí khi gặp đám cháy. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần giúp bé hiểu được nguyên nhân, tác hại và cách phòng cháy chữa cháy. Đầu tiên, cha mẹ nên phân tích cho con hiểu những thiệt hại có thể gặp khi cháy nổ xảy ra. Bạn có thể cho bé xem các hình ảnh hoặc video về cháy nổ để bé hình dung một đám cháy nhìn sẽ như thế nào. Tiếp đó, bạn có thể chỉ cho con cách nhận biết đám cháy bằng các giác quan (ngửi thấy mùi khét, nhìn thấy khói bốc lên, nghe thấy tiếng nổ...).
Nếu gia đình bạn đang ở chung cư, bạn có thể nhắc bé cách bấm hoặc nghe tiếng chuông báo động khi có hỏa hoạn xảy ra. Bé cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cứu hỏa 114 hoặc cứu thương 115. Từ việc hình dung ra những kiến thức cơ bản về cháy nổ, con sẽ nhận biết, ghi nhớ và có cách xử trí hợp lí khi gặp sự cố.