Top 10 Làng nghề mây tre đan nổi tiếng nhất Việt Nam

Nghề mây tre ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm trước. Trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, hiện nay nghề mây tre đan đang ngày càng khởi sắc và có chỗ đứng nhất định trên thị trường tiêu dùng. Hiện nay, mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu lớn ở Việt Nam, được nhiều người dân nước ngoài ưa chuộng, đặc biệt là các nước Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga… Cùng với quá trình hội nhập thương mại quốc tế, ngành mây tre đan cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành công. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc không biết làng nghề mây tre đan nổi tiếng nhất Việt Nam là ở đâu chưa? Nếu muốn biết nó là những địa danh nào thì hôm nay hãy cùng toplist tham khảo ngay top các làng nghề mây tre đan nổi tiếng nhất Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé.

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Mây tre đan Tăng Tiến với hơn 300 năm hình thành và phát triển tại xã Tăng Tiến - Việt Yên - Bắc Giang. Làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm đạt chất lượng cao như đệm, gối, túi xách, mành,... Các sản phẩm của làng nghề được các nghệ nhân lưu giữ cẩn thận và không có hiện tượng mối mọt hay phai màu. Chính cái chất lượng ấy đã giúp cho thương hiệu của làng nghề Tăng Tiến được người sử dụng tin dùng.


Đã từ lâu làng quê yên bình là điểm đến của nhiều thương lái cùng những du khách nước ngoài có sự quan tâm, yêu thích cây tre, cây mây cùng những sản phẩm làm ra từ mây tre, hình ảnh biểu trưng của người Việt. Chính vì thế mà sản phẩm mây tre đan nơi đây không ngừng vươn xa ra khắp các Châu như Á, Âu, Mỹ và châu Phi. Không chỉ có nghề truyền thống lâu đời, mặt hàng đẹp mà mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm ngày càng đa dạng đã chắp cánh cho mây tre đến được tay những người yêu thích sản phẩm mây tre.

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu

Vùng đất được coi là cha đẻ của nghề dệt cũng là nơi mây tre đan tồn tại và phát triển. Mây tre đan Thạch Cầu ở Nam Trực – Nam Định tồn tại và phát triển từ ngàn đời xưa.


Làng mây tre đan Thạch Cầu ở Nam Định đã hình thành và tồn tại từ bao thế hệ ở thôn Thạch Cầu, xã Nam Tiến (Nam Trực, Nam Định). Ở đây từ đứa trẻ lên mười đến các cụ ông, cụ bà “ngoại thất thập” vẫn ngày ngày thoăn thoắt đan tre nứa giúp cho cái nghề dân dã ấy được tiếp nối lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm.


“Thúng Thạch Cầu đứng đầu thiên hạ” là câu ca thể hiện niềm tự hào về làng nghề đan mây tre của người dân thôn Thạch Cầu, xã Nam Tiến. Chính điều đó đã giúp cho nghề truyền thống của Thạch Cầu gìn giữ và phát triển hàng trăm năm qua.

Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu
Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu
Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu
Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu

Mây tre đan Ngọc Động

Làng Ngọc Động, Duy Tiên, nơi đây có nghề mây tre đan truyền thống, đã và đang trên đà phát triển. Càng ngày tiếng tăm của làng nghề càng vang xa, người về đặt mua sản phẩm, người bán nguyên liệu ngày một tấp nập.


Làng mây tre đan Ngọc Động thuộc xã Hoàng Đông huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam cũng là một trong những làng nghề mây tre đan nổi tiếng của nước ta. Đây là làng nghề tồn tại khá lâu đời với những sản phẩm không phải từ nguyên liệu tre, nứa như các làng nghề khác, mà nó được hình thành từ cây mây và cây giang. Xuất phát từ hai loại cây này, những nghệ nhân khéo léo đã cho ra những sản phẩm như: ghế mây, khau, lọ, đĩa, bát,... với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau. Nghề mây tre đan của làng nghề Ngọc Động đã đem lại cho người dân nơi đây cuộc sống ổn định và sung túc hơn.


Có thể nói, Ngọc Động là nơi nổi danh nhất với sản phẩm mây xiên giang, bằng cách đan xiên các sợi mây liên kết với các nan giang tạo nên các loại sản phẩm có kết cấu bền vững rất cao, không biến dạng ở mọi điều kiện thời tiết khác nhau như những chiếc giỏ, va ly, khay, đĩa..., thậm chí cả những chiếc thạp lớn với độ cứng tuyệt vời, có thể ngồi lên mà không bẹp.

Mây tre đan Ngọc Động
Mây tre đan Ngọc Động
Mây tre đan Ngọc Động
Mây tre đan Ngọc Động

Mây tre đan Liên Khê

Mây tre đan Liên Khê thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên là một trong những làng nghề mây tre đan xuất khẩu nổi tiếng của nước ta. Làng nghề được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX và phát triển cho tới ngày nay. Thời gian đầu gây dựng nghề còn khá nhiều khó khăn và tưởng chừng như không thể tồn tại. Nhưng chính sự yêu nghề của con người nơi đây đã giúp cho làng nghề tồn tại và phát triển nhân rộng với nhiều cơ sở nhỏ lẻ trong xã Liên Khê.


Hiện nay, sản phẩm mây tre đan Liên Khê đang từng ngày phát triển mạnh mẽ trở thành thương hiệu quen thuộc được sử dụng trong việc trang trí các không gian nội thất mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Những sản phẩm của mây tre đan Liên Khê được xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Qua những đơn hàng xuất khẩu, sản phẩm mây tre đan Liên Khê chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng quốc tế, các đơn đặt hàng ngày một nhiều, tăng về số lượng và đa dạng về mẫu mã.

Lần đầu tiên tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2019, làng nghề mây tre đan Liên Khê sẽ đem đến nhiều mẫu mã sản phẩm phong phú, đa dạng như: Khay đựng đồ ăn, thùng cắm ô, giá đựng, chậu hoa, giỏ đựng đồ, hộp giấy ăn…

Với nét giản dị, mộc mạc nhưng không kém phần tinh xảo và lôi cuốn, có giá trị về thẩm mỹ và tính ứng dụng cao, hy vọng rằng những sản phẩm của mây tre đan Liên Khê sẽ từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường và ngày càng được du khách biết đến nhiều hơn.

Mây tre đan Liên Khê
Mây tre đan Liên Khê
Mây tre đan Liên Khê
Mây tre đan Liên Khê

Làng nghề mây tre đan Triệu Xá

Làng nghề mây tre đan Triệu Xá thuộc xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2006. Nơi đây hiện vẫn duy trì, phát triển đa dạng các sản phẩm mây tre đan với tính thẩm mỹ cao và là một điểm đến du lịch làng nghề hấp dẫn.


Theo các cụ cao tuổi, từ xa xưa, có một số người trong làng đi học nghề mây tre đan ở các vùng làng nghề của tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) và Hưng Yên… và sau đó trở về địa phương làm nghề, truyền dạy cho mọi người. Ban đầu sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt và lao động, sản xuất như: Rổ, rá, thúng, mủng, nong, nia… rồi sau này được nâng cấp trở thành các sản phẩm mỹ nghệ. Nghề mây tre đan ở Triệu Xá đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân, nhất là vào dịp nông nhàn và mang lại nguồn thu nhập hiện tại khá ổn định, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho địa phương.


Không giống như các nghề truyền thống khác, nghề mây tre đan không quá khó, ai cũng có thể làm và làm trong thời gian nào trong năm cũng được. Vào những ngày không phải trong mùa vụ, đi dọc theo những con đường nhỏ trong làng không khó để bắt gặp cảnh mọi người từ già đến trẻ tập trung ở các nhà để cùng nhau làm. Ngay cả trẻ con mới sáu, bảy tuổi ở đây cũng đã biết đan, lát... Sau thời gian học hành, nhiều em tham gia phụ giúp bố, mẹ làm nghề. Là một trong những người gắn bó lâu năm với nghề mây tre đan, ông Tạ Đức Trung chia sẻ: “Nghề này nhìn đơn giản, nhưng đòi hỏi người làm phải chăm chỉ, cần mẫn. Nếu chịu khó, một người có thể làm được từ 15 - 20 sản phẩm trong năm đến ba ngày”. Những năm gần đây, bên cạnh các khách hàng thường xuyên tìm về đặt hàng, khá đông khách tham quan, du lịch đến Triệu Xá theo các tua du lịch làng nghề. Họ háo hức tìm hiểu, tập làm sản phẩm và tìm mua những đồ mây tre mỹ nghệ làm quà lưu niệm. Điều này đã mở ra hướng đi cho việc duy trì, phát triển làng nghề từ du lịch.

Làng nghề mây tre đan Triệu Xá
Làng nghề mây tre đan Triệu Xá
Làng nghề mây tre đan Triệu Xá
Làng nghề mây tre đan Triệu Xá

Làng nghề mây tre đan Ninh Sở

Làng nghề đan, song, mây, tre, giang Ninh Sở là một trong những làng nghề truyền thống có lâu đời của quê hương Thường Tín. Mây tre đan Ninh Sở cũng được hình thành từ khá lâu và có thể coi là sớm nhất ở mảnh đất Hà Nội hiện nay. Mây tre đan Ninh Sở thuộc Ninh Sở - Thường Tín - Hà Nội là làng nghề nổi tiếng với những vật dụng gắn liền với người nông dân một nắng hai sương như nơm, giỏ,.... để bắt tôm cá. Sự thông minh và sáng tạo của người dân nơi đây đã giúp họ có cuộc sống đầy đủ hơn nhờ vào sản lượng tôm, cá đánh bắt mỗi ngày trong thời gian đất nước loạn lạc và đi vào đổi mới. Tuy nhiên, đất nước đang trên đà phát triển, công nghệ sản xuất mới được đưa vào sử dụng nhưng những vật dụng đó vẫn còn hữu ích cho những người nông dân ở những vùng kinh tế khó khăn.


Nghề tre đan tại đây ngày càng được phát triển, tinh xảo đến mức người thợ chỉ cần nhìn vào ảnh mà nghĩ được cách đan, tạo thành những bức tranh phong cảnh hay chân dung rất sinh động, như những tác phẩm nghệ thuật. Từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, nhiều nghệ nhân làng tre đan Ninh Sở có sản phẩm được đem trưng bày ở các hội chợ mỹ nghệ trong nước. Năm 1931, những sản phẩm song, mây, tre, giang đan của Ninh Sở được trưng bày tại triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại Paris - Thủ đô nước Pháp. Ngày nay, nhiều sản phẩm song, mây, tre đan Ninh Sở được xuất khẩu sang một số nước Châu Á, Châu Âu.


Làng nghề mây tre đan Ninh Sở
Làng nghề mây tre đan Ninh Sở
Làng nghề mây tre đan Ninh Sở
Làng nghề mây tre đan Ninh Sở

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh

Đây là một trong những làng nghề từ thế kỉ thứ XVII của nước ta. Làng nghề Phú Vinh thuộc xã Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Nội. Làng Phú Vinh nổi tiếng với các sản phẩm mây tre đan đẹp mắt, tinh tế, hàng trăm mẫu mã, thể loại khác nhau. Đây còn là địa điểm du lịch được nhiều du khách tìm đến.


Các sản phẩm mây tre đan ở đây đa dạng, trải qua thời gian đã được kết hợp cả màu sắc truyền thống và hiện đại với những nét tinh tế độc đáo riêng của làng nghề. Không chỉ làm ra những vật dụng hàng ngày như: khay, đĩa, rổ, rá,…người dân nơi đây còn thể hiện nét tài hoa trong những món đồ lưu niệm đẹp mắt, đòi hỏi kỹ thuật cao như: khung ảnh, đồ trang trí, tranh chân dung, hoành phi, câu đối,…và cả những sản phẩm nội thất cho những ai ưa sự độc đáo như: bàn ghế, bình hoa, đèn ngủ,…Chỉ từ những sợi mây, thanh tre trắng phau, người thợ làng nghề với đôi bàn tay như có thần có thể tạo ra những mặt hàng đẹp mắt, hấp dẫn nhiều khách hàng.

Bằng sự sáng tạo, khéo léo của mình, người dân ở đây đã sản xuất ra không biết bao nhiêu những loại đồ mây tre đan đơn giản, mộc mạc đậm chất làng quê. Với đôi tay khéo léo của mình làng nghề đã phát triển và tạo dựng nhiều cơ sở trong huyện để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Niềm đam mê và tình yêu với nghề truyền thống đã được thể hiện trên từng sản phẩm của những người thợ. Chính vì vậy mà những sản phẩm đó đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Làng nghề mây tre đan Phú Vinh

Mây tre đan Bao La

Khởi nguồn là một làng nghề sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu và có nguy cơ mai một khi chỉ chuyên đan lát các sản phẩm mây tre gia dụng, làng Bao La (xã Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đã có bước “lột xác” ngoạn mục khi tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hữu ích… phục vụ cuộc sống hàng ngày, không chỉ cho người dân Việt Nam mà đã vươn rộng ra thị trường thế giới.


Làng nghề mây tre đan Bao La là một làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển trên 600 năm tại Thừa Thiên - Huế, đã và đang tạo ra nhiều việc làm thường xuyên cho các hộ sản xuất mây tre tại địa phương.


Mây tre đan Bao La thuộc Quảng Phú - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế tự hào là nơi sản xuất thúng bền và chất lượng nhất của nước ta. Thúng là sản phẩm chính của làng nghề Bao La từ bao đời nay. Chúng gần gũi, gắn bó với người nông dân trong những ngày mùa màng của quê hương. Từ những nguyên liệu bằng tre, nứa thì sản phẩm như thúng, nia, giần, sàng,... lần lượt ra đời phục vụ cuộc sống của người lao động trong khắp cả nước.

Mây tre đan Bao La
Mây tre đan Bao La
Mây tre đan Bao La
Mây tre đan Bao La

Làng nghề mây tre đan Thu Hồng

Người xưa có câu:“Gốm sứ Bát Tràng - Lụa làng Vạn Phúc - Tre trúc Thu Hồng - Đúc đồng Ngũ Xã…”Tự bao giờ câu ca xưa gợi nhớ về những miền đất với những làng nghề nổi tiếng. Ai cũng biết gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, đồng Ngũ Xã nhưng chưa hẳn đã biết về làng tre trúc Thu Hồng - một làng nghề yên tĩnh, êm đềm bên con sông Cà Lồ uốn lượn.


Làng Thu Hồng xưa nay là thôn Thu Thủy thuộc xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, nằm ven sông Cà Lồ chảy ra sông Cầu tại ngã ba Xà, có Quốc lộ 16 chạy qua. Là một làng ven sông, Thu Hồng ẩn mình dưới bụi tre trúc, mang nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.Với địa thế ấy, dân làng sống bám theo sông Cà Lồ, đóng bè kéo vó kiếm kế sinh nhai. Trước kia, hàng trăm hộ dân làm nghề tre trúc ngôi làng nhỏ bé trở nên sôi động với âm thanh của tiếng cưa, tiếng đục đẽo…


Ngày xưa, làng ở ven đê chỉ quanh năm chiêm khê mùa thối, chẳng có gì để xây dựng đình thờ thành hoàng làng. Xung quanh làng khi đó chỉ có tre và trúc nên dân làng đã làm đình thờ thành hoàng bằng thứ nguyên liệu sẵn có này.Trải qua bao năm, dần dần người ta làm mọi vật dụng trong nhà đều bằng tre trúc từ cái rổ, rá, thúng… đến cái bàn, ghế, trường kỉ, giường tre, chõng tre. Ban đầu, các sản phẩm này chỉ mang tính phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình chứ chưa được coi là một thứ hàng hóa. Tuy nhiên, dưới bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của người dân Thu Hồng, những sản phẩm làm từ tre trúc ấy được dân khắp nơi ưa chuộng, trở thành hàng hóa lúc nào không hay. Tre, trúc trong làng không đủ, người dân phải chuyển tre trúc ở vùng khác về.


Để tạo được một sản phẩm tre trúc hoàn hảo, người thợ rất khéo léo, có con mắt thẩm mĩ. Công đoạn tìm nguyên liệu phù hợp cũng rất công phu. Muốn tìm tre đẹp, người ta phải mua ở Hải Dương, Bắc Kạn, hay vào các làng mua tre bối chặt về, tận dụng cả cây làm những sản phẩm khác nhau.Với cây tre, người thợ lấy thân tre làm chân giường, chõng, ghế, tay tre làm đồ mỹ nghệ, chữ Nho, trang trí ghế, nan chõng, nan giường tre, gốc tre làm tượng ông Phúc, Lộc, Thọ…Cùng với bàn tay khéo léo và đức tính cần cù, chăm chỉ, sản phẩm của các nghệ nhân làng tuy giản dị nhưng chắc, bền và đẹp. Dân làng học nghề rất sáng dạ. Dường như sự khéo léo, tỉ mỉ đã ăn sâu vào bên trong người dân Thu Hồng, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Làng sống bằng nghề, phụ nữ cũng làm nghề. Bởi vậy, cái tên Thu Hồng đã nổi tiếng, sánh ngang với gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc… Vì thế, nơi đây vẫn lưu truyền câu ca: “Gỗ thợ Me, tre thợ Hồng.”Quả thực, người thợ làng tre trúc Thu Hồng có những ngón nghề không ai bắt chước được. Họ đục tre bằng tay vừa bén, vừa chắc không thể vỡ. Bí quyết làm nghề của người Thu Hồng không có nơi đâu bì được. Một cây tre rất cong, người thợ có thể “lấy mực” mà không cần phải dây.


Kỹ thuật đục, các lỗ đục khi cắm các thanh xà vào nhau cũng rất im, bén chắc mà không vỡ mối đục. Đó là kinh nghiệm của nhiều đời làm nghề truyền lại, là tinh hoa của bao năm gắn bó với nghề. Trong kháng chiến, nhà tranh tre vách nứa Thu Hồng theo chân các chiến sĩ ở mọi chiến trường. Cũng như bao làng nghề khác ở đất Thăng Long, với hơn 300 năm tồn tại, làng nghề tre trúc Thu Hồng đã trải qua bao thăng trầm. Có thời gian tưởng như nghề sẽ dần mai một, nhất là từ khi làng gọi tên Thu Thủy.


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hàng hóa trở nên phong phú nhiều chủng loại, nhiều chất liệu, hàng từ Trung Quốc sang rẻ, bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vì thế, dân làng cũng chuyển đổi các xưởng sản xuất đồ tre trúc sang các nghề khác dễ kiếm tiền hơn như buôn bán phế liệu, đúc xoong nồi…Mỗi làng quê Bắc Bộ đểu ẩn mình sau lũy tre làng. Tre trúc rất đỗi gần gũi thân quen. Người ta vẫn không thể gạt sản phẩm từ tre ra khỏi cuộc sống. Với nét giản dị, mộc mạc, dân dã mang tính truyền thống, sản phẩm tre trúc của làng Thu Hồng xưa giờ đây lại sống dậy, hòa mình vào cuộc sống nhộn nhịp phố phường, hay yên bình nơi thôn dã.Người thợ trong làng năng động, mải miết tạo những nét quê, nét truyền thống cho mỗi sản phẩm. Ngoài sản phẩm truyền thống, họ còn làm những sản phẩm với quy mô lớn hơn như nhà ở, các công trình kiến trúc.Với chính sách khôi phục các làng nghề truyền thống của Đảng và Nhà nước, đã có bao làng nghề bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Tre trúc Thu Hồng cũng vậy. Giờ đây, vào làng vẫn thấy các nghệ nhân làng say sưa đục đẽo trên thân tre mảnh dẻ, dẻo dai. Lòng tâm huyết với nghề là sức mạnh để duy trì và phát triển một làng nghề truyền thống./.

Tre trúc Thu Hồng
Tre trúc Thu Hồng
Tre trúc Thu Hồng
Tre trúc Thu Hồng

Mây tre đan Vân Sơn

Được thành lập từ năm 2013, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp mây tre đan đang "sống dở, chết dở" thì hợp tác xã (HTX) mây tre đan Vân Sơn lại nhanh chóng phát triển và dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường cả nước. Thành công của HTX Vân Sơn không chỉ mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nghèo địa phương, mà còn tạo luồng sinh khí mới cho nền kinh tế tập thể vốn èo uột của huyện miền núi rẻo cao Tuyên Hóa.


Sau mấy năm đi vào hoạt động, quy mô nhà xưởng cũng như thiết bị máy móc của HTX Vân Sơn đã mở rộng hơn nhiều. Sản phẩm mây tre đan Vân Sơn đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và dần khẳng định thương hiệu. Thị trường tiêu thụ cũng được trải dài từ Hà Nội vào tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Điều đáng nói là thu nhập của người lao động ở HTX không ngừng tăng lên, hiện nay bình quân thu nhập đạt trên 54 triệu đồng/người/năm. Hàng năm, HTX Vân Sơn cũng phối hợp với các địa phương trong huyện và mở rộng sang huyện Minh Hóa tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, qua đó tạo tiền đề thành lập các tổ hợp tác liên kết cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Mây tre đan Vân Sơn
Mây tre đan Vân Sơn
Mây tre đan Vân Sơn
Mây tre đan Vân Sơn

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?