Top 7 Loại lá trị ho hiệu quả cho người lớn và trẻ em

Thời tiết có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, không khí ngày càng ô nhiễm, khiến cho các bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị ho trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ, không tốt đối với sức khỏe. Bạn có thể trang bị cho mình cách chữa ho bằng các loại lá thiên nhiên giúp khỏi bệnh nhanh chóng. Cùng toplist tìm hiểu các loại lá trị ho hiệu quả nhất cho người lớn và trẻ em nhé.

Chữa ho bằng lá xương sông

Lá xương sông không chỉ là một loại gia vị giúp tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn mà nó còn được xem là một loại thuốc quý có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Trong Đông y, lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, trị tiêu đờm, đầy bụng, nôn mửa, tan máu đọng,… Dưới đây là một số bài thuốc điều trị ho bằng lá xương sông có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.


Cách 1: Chữa ho bằng lá xương sông cho trẻ em

  • Nguyên liệu:
  1. 2 – 3 lá xương sông
  2. 5 thìa mật ong
  • Cách thực hiện:
  1. Lá xương sông đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng
  2. Thái nhỏ lá sương xông, đem hấp cùng mật ong hoặc chưng cách thủy đến khi chín nhuyễn
  3. Chắt lấy nước cốt cho bé uống
  4. Nên cho trẻ uống 2 lần/ngày, mỗi lần chỉ dùng 1 – 2 thìa
  5. Sử dụng liên tiếp trong 5 ngày sẽ hết ho
  6. Cho trẻ em uống nước lá sương sông hấp với mật ong để điều trị ho

Cách 2: Chữa ho do viêm họng

  • Nguyên liệu: 15 – 20 gram lá xương sông
  • Cách thực hiện:
  1. Phơi lá xương sông cho khô
  2. Cho vào ấm cùng với nước vào, sắc lên
  3. Lấy nước lá xương sông uống thay nước hàng ngày
  4. Bạn cũng có thể sử dụng cách này để phòng bệnh rất hiệu quả.

Cách 3: Chữa ho bằng lá xương sông kết hợp giấm ăn

  • Nguyên liệu: 2 – 10 lá xương sông; 20 – 30ml giấm ăn
  • Cách thực hiện:
  1. Lá xương sông, rửa sạch, để ráo nước
  2. Đập nhẹ lá cho ra tình dầu, đem nhúng vào giấm để tinh dầu kết hợp với axit acetic giúp nâng cao hiệu quả diệt khuẩn,
  3. Dùng lá xương sông đã đập dập ngâm dấm để ngậm
  4. Thực hiện cách này 5 -7 ngày, bệnh sẽ tiến triển rõ rệt

Lưu ý: Những cách này chỉ có thể chữa những chứng viêm họng, thanh quản thể thông thường. Người bệnh nên đi khám cụ thể để phát hiện nguyên nhân và biến chứng. Trong quá trình điều trị cần giữ ấm cổ, mũi họng, răng miệng đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Không ăn uống đồ lạnh, đồ ướp đá, uống đủ nước.

Lá xương sông
Lá xương sông

Cách dùng lá bạc hà trị ho

Lá bạc hà có hương vị the mát, có tính sát khuẩn cao nên được xem như một vị thuốc chữa bệnh. Nếu bị ho, bạn có thể dùng lá bạc hà để điều trị vì mang lại hiệu quả rất cao. Người dùng có thể làm sirô lá bạc hà, sắc uống, dùng chung với những dược liệu khác,…


Bài thuốc thứ nhất

  • Chuẩn bị: Một ít lá bạc hà tươi, chanh, đường phèn
  • Cách thực hiện:
  1. Bước 1: Nấu đường phèn với một ít nước để đường tan ra.
  2. Bước 2: Rửa sạch lá bạc hà, để ráo nước. Sau khi nước đường sôi, cho lá bạc hà vào nồi đun cùng.
  3. Bước 3: Vắt nước cốt chanh ra một bát nhỏ. Khi nước chuyển sang màu xanh, cho nước cốt chanh vào nồi. Nấu cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại.
  4. Bước 4: Để dung dịch nguội, cho vào lọ thủy tinh. Bảo quản sirô trong ngăn mát tủ lạnh, để dành dùng dần.
  5. Cả chanh và bạc hà đều có tác dụng sát trùng cổ họng. Bạc hà giúp thông cổ, mát họng. Người bị ho có thể uống sirô chanh bạc hà để sát khuẩn, cải thiện chứng ho.

Bài thuốc thứ hai

  • Chuẩn bị: 6g lá bạc hà; 4g bạch chỉ; 5g phòng phong; 6g hành hoa; 6g kinh giới.
  • Cách thực hiện:
  1. Bước 1: Rửa các nguyên liệu với nước cho sạch đất bụi, thuốc trừ sâu trước khi chế biến.
  2. Bước 2: Nấu nước sôi, hãm các nguyên liệu.
  3. Bước 3: Uống nước thuốc khi còn ấm nóng.
  4. Bước 4: Đắp chăn kín, nằm nghỉ ngơi.
Nếu bị ho, bạn có thể dùng lá bạc hà để điều trị vì mang lại hiệu quả rất cao.
Nếu bị ho, bạn có thể dùng lá bạc hà để điều trị vì mang lại hiệu quả rất cao.

Cách trị ho bằng lá hẹ

Hẹ là loại thực phẩm rẻ tiền nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin A, C, K, các khoáng chất (magie, kali, phopho, canxi, folate) và chất chống oxy hóa. Hệ thống miễn dịch của chúng ta được hưởng lợi nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào trong lá hẹ. Chất này giúp cơ thể bạn có sức chống đỡ mạnh mẽ hơn với các tác nhân gây ho như, đồng thời giúp tổn thương viêm, sưng ở niêm mạc cổ họng và đường hô hấp nhanh lành. Đặc biệt, chất allicin trong lá hẹ còn hoạt động tương tự như một chất kháng sinh. Nó giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Trong Đông y, lá hẹ cũng là một vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc trị ho, viêm họng. Thảo mộc này có tính ấm, vị cay ngọt, có công dụng kháng khuẩn, ôn trung, trợ khí, tiêu đờm.


Cách trị ho bằng lá hẹ


Uống nước lá hẹ chữa ho, khó nuốt: Ho thường kèm kèm theo cảm giác đau họng, khó nuốt. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể uống nước lá hẹ tươi. Liều lượng và cách dùng như sau:

  • Nguyên liệu: 12-24g lá hẹ tươi
  • Cách làm:
  1. Lá lẹ nhặt bỏ những lá bị úa hoặc sâu bệnh, rửa sạch rồi ngâm với nước muối. Sau 15 phút vớt ra cho ráo nước.
  2. Cắt nhỏ lá hẹ, cho vào máy say sinh tố xay nhuyễn
  3. Thêm 1 ly nước ấm vào, quậy đều hỗn hợp, lọc lấy nước cốt
  4. Chia nước lá hẹ uống 2 -3 lần trong ngày

Cách trị ho bằng lá hẹ hấp mật ong: Lá hẹ và mật ong là cặp đôi hoàn hảo được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm họng. Nhờ chứa đặc tính kháng khuẩn, tiêu đàm, mật ong sẽ giúp làm tăng công dụng trị ho. Ngoài ra, mật ong còn chứa nhiều dưỡng chất quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi; Mật ong nguyên chấ
  • Cách làm:
  1. Sau khi rửa sạch lá hẹ, bạn cắt thành khúc ngắn khoảng 2cm
  2. Tiếp theo, cho lá hẹ vào một cái chén sành, đổ mật ong đến khi ngập mặt lá
  3. Đem mật ong và lá hẹ hấp cách thủy trong 20 – 30 phút
  4. Chắt lấy nước uống 4 – 5 lần/ngày để làm dịu cơn ho. Trẻ em có thể uống 3 – 5 ml/lần ( tương đương 1 muỗng canh ), người lớn thì uống mỗi lần khoảng 10 ml.

Mẹo chữa ho bằng lá hẹ kết hợp với hoa đu đủ đực và hạt chanh

  • Nguyên liệu:
  1. Lá hẹ và hoa đu đủ đực: Mỗi loại 15g
  2. Hạt chanh: 10g
  3. Nước đun sôi để nguội: 20ml
  • Cách làm:
  1. Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch, xay nhuyễn với nước
  2. Đổ hỗn hợp ra chén, thêm một chút đường và mật ong vào, trộn đều lên và đem hấp chín
  3. Chia uống làm 3 lần trong ngày. Kiên trì uống vài ngày sẽ thấy tình trạng ho được cải thiện.

Chườm lá hẹ chữa ho

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ
  • Cách làm:
  1. Đem lá hẹ hơ nóng, đắp trực tiếp vào cổ họng. Chú ý canh độ nóng cho vừa phải để không bị bỏng
  2. Khi lá hẹ hết nóng, bạn lại tiếp tục lấy lá hẹ mới hơ đắp tương tự
  3. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần áp dụng khoảng 15 phút
  4. Trị ho bằng lá hẹ theo cách này thích hợp với những người bị ho có biểu hiện nhiều đàm, sưng và đau nhiều ở cổ họng.

Bí quyết chữa ho bằng lá hẹ chưng đường phèn

  • Nguyên liệu: 100g lá hẸ; 3 thìa đường phèn
  • Cách làm:
  1. Rửa và cắt nhỏ lá hẹ, đem bỏ vào một cái chén sạch
  2. Đường phèn giã nhỏ, rải lên trên lá hẹ
  3. Đem hấp cách thủy 30 phút
  4. Chia ăn 2 lần mỗi ngày, nếu ăn được cả cái càng tốt.

Cách trị ho bằng lá hẹ kết hợp với nghệ và chanh

  • Nguyên liệu:
  1. Lá hẹ: 10g
  2. Củ nghệ vàng: 20g
  3. Chanh tươi: 1 quả
  4. Đường phèn hoặc đường kínH
  • Cách làm:
  1. Nghệ đem nướng chín, lột vỏ, cho vào cối giã nát
  2. Lá hẹ rửa và ngâm với nước muối pha loãng, cắt khúc ngắn
  3. Chanh cắt lát mỏng rồi cho vào chén cùng với nghệ, lá hẹ. Thêm chút đường phèn để tạo độ ngọt.
  4. Đem hấp cách thủy cho đến khi đường tan hết
  5. Chắt nước uống mỗi ngày 2 lần trước khi ăn

Cách trị ho bằng lá hẹ là mẹo tự nhiên nên tùy thuộc vào cơ địa, nó có thể cho hiệu quả với người này nhưng lại không cho tác dụng đối với người kia. Phương pháp này cũng lâu cho kết quả hơn thuốc tây nên khi áp dụng cần kiên trì.

Cách trị ho bằng lá hẹ
Cách trị ho bằng lá hẹ
Cách trị ho bằng lá hẹ hấp mật ong
Cách trị ho bằng lá hẹ hấp mật ong

Lá húng quế trị ho cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn

Sử dụng lá húng quế trị ho là một trong những phương pháp chữa ho an toàn được nhiều người áp dụng và mang đến hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát huy công dụng khi được áp dụng đúng cách, đúng liều lượng cho từng đối tượng.

Theo Y học cổ truyền, lá húng quế vị cay, mùi thơm dịu. Có công dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, lương huyết, kích thích sự hấp thu. Quả vị cay ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, trừ màng mộng, sáng mắt. Toàn thân húng quế được sử dụng để chữa ho, viêm họng, nghẹt mũi, nhức đầu, đầy bụng, khó tiêu, long đờm, lợi sữa…Theo các nghiên cứu khoa học, húng quế giàu sắt, kali, canxi, vitamin C và K, tinh dầu, chất xơ… Vì vậy húng quế có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, bảo vệ gan, làm giảm các chứng khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn. Không chỉ vậy, húng quế còn chứa một lượng lớn caffeic acid trong tinh dầu giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư miệng, ung thư vú… Đặc biệt, húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.


Cách trị ho bằng húng quế: Tùy thuộc vào từng đối tượng, từng triệu chứng bệnh mà có cách trị ho khác nhau. Cụ thể: Cha mẹ có thể tiến hành trị ho cho trẻ sơ sinh bằng cách bổ phế thông qua húng quế và khế chua. Phương pháp này được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 2 quả khế chua, 1 bó húng quế chỉ lấy phần hoa và lá non, 50g đường phèn (có thể thay thế bằng mật ong)
  • Trước tiên lấy khế chua vắt lấy nước. Hoa và lá húng quế thì đem giã nát, cho thêm mộc bát nước lọc để vắt lấy nước cốt vừa giã.
  • Hòa chung nước lá húng với nước khế ép, thêm đường phèn chuẩn bị, đem hấp cách thủy ít nhất trong 1 giờ.
  • Giữ lửa riu riu, sau 30 phút thì mở nắp nếm thử, nếu thấy chua thì thêm chút đường để bé dễ uống.
  • Đợi nước cô lại thì gạn ra bình thủy tinh sạch, bảo quản ở ngăn mát để dùng dần.
  • Dùng thìa nhỏ chấm nước lên miệng để con tự mút, thực hiện 3 lần/ngày giúp cải thiện đáng kể chứng ho của bé.

Cách dùng húng quế trị ho đờm ở trẻ nhỏ: Để trị ho đờm thông thường ở trẻ nhỏ, mẹ thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 15 lá húng quế, 4 – 5 quả quất xanh và một ít đường phèn.
  • Rửa sạch húng quế và quất rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm một lượng vừa đủ đường phèn.
  • Hấp cách thủy ở lửa riu riu khoảng 20 phút thì nếm thử, thêm đường nếu chưa vừa miệng.
  • Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày để thấy kết quả.

Cách dùng húng quế trị ho dị ứng ở trẻ: Húng quế có thể sử dụng kết hợp cùng gừng và mật ong để điều trị ho dị ứng ở cả trẻ em và người lớn. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm húng quế, 3 thì cà phê mật ong, một thìa gừng.
  • Húng quế rửa sạch, xay nhuyễn; cho mật ong, gừng đã đập nhỏ và 1 thì cà phê nước vào khuấy đều.
  • Cho trẻ uống 3 lần/ngày sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ho dị ứng.

Cách dùng húng quế trị ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng ở trẻ nhỏ: Để trị viêm họng, khàn tiếng kèm theo ho, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 20g lá húng quế tươi, 20g đường phèn.
  • Húng quế giã dập, hãm với 10ml nước sôi thêm đường phèn để ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống.
  • Sử dụng 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Mặc dù là một phương pháp được nhiều người đánh giá là mang lại những hiệu quả tích cực cho việc hỗ trợ điều trị các chứng ho, ho khan, ho có đờm. Tuy nhiên, dùng lá húng quế để chữa ho chỉ có thể sử dụng trong những trường hợp nhẹ, khi tình trạng mới xuất hiện.

húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.
húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.
Lá húng quế, gừng, đường phèn có thể hỗ trợ trị ho dị ứng ở trẻ
Lá húng quế, gừng, đường phèn có thể hỗ trợ trị ho dị ứng ở trẻ

Cách trị ho bằng rau tần dày (rau húng chanh)

Rau tần dày là loại thực vật thuộc họ hoa môi (Lamiaceae) có tên khoa học là Plectranthus amboinicus (Coleus amboinicus). Là một trong những loài cây thân thảo được trồng quanh nhà với mục đích chế biến món ăn, giúp khử mùi tanh của cá khi nấu canh, cây còn được sử dụng như một vị thuốc điều trị ho. Rau tần dày là một trong những loài cây trị ho hiệu quả, lành tính nhờ chứa lượng lớn tinh dầu có chất carvacrol và colein. Ngoài tác dụng chữa bệnh, trị ho, rau tần dày còn giúp tăng cường sức đề kháng của người bệnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây bệnh ở đường hô hấp và đường ruột.


Bật mí 5 cách trị ho bằng rau tần dày không phải ai cũng biết: Để chấm dứt tình trạng ho gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng sống, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng 5 cách trị ho bằng rau tần dày sau đây:


Trị ho do nhiệt, viêm họng

  • Nguyên liệu cần có: Đường phèn: 20 gram; Lá tần: 20 gram
  • Cách thực hiện đơn giản:
  1. Rau tần dày đã được rửa sạch và thái sợi nhỏ
  2. Sau đó cho vào cốc và chế nước sôi vào
  3. Tiếp đến thêm đường phèn vào và đậy nắp lại hãm trong vòng 15 phút
  • Cách dùng: Lọc lấy nước lá rau tần dày, chia đều ra làm hai và uống trong ngày. Với cách trị ho bằng rau tần dày, người bệnh chỉ cần thực hiện đều đặn mỗi ngày và chỉ sau vài ngày sử dụng, triệu chứng ho sẽ giảm một cách rõ rệt.

Chữa ho có đờm

  • Nguyên liệu: Đường phèn: 20 gram; Rau tần dày: 1 nắm; Quả quýt xanh: 4 – 5 quả
  • Cách làm:
  1. Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng, trừ đường phèn
  2. Sau đó cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn rồi thêm đường phèn vào, khuấy đều
  3. Cuối cùng đem hỗn hợp rau lá tần và quýt xanh hấp cách thủy
  • Cách dùng: Sau khoảng 20 phút hấp, người bệnh chờ hỗn hợp nguội và ăn cả cái lẫn nước. Mỗi ngày ăn một lần và ăn liên tục vài ngày cho đến khi ho giảm dần. Thực hiện cách trị ho bằng rau tần dày còn giúp làm loãng đờm và làm sạch vòm họng.

Trị ho do cảm sốt

  • Nguyên liệu: Rau tần dày: 1 nắm; Gừng tươi: 2 lát; Cam thảo đất: 1 nắm; Lá tía tô: 1 nắm
  • Cách thực hiện:
  1. Rau tần dày, lá tía tô rửa sạch đem thái sợi
  2. Nấu nước sôi rồi bỏ cam thảo và gừng tươi vào
  3. Sau đó, tắt bếp rồi bỏ lá tía tô và rau tần dày vào, đậy nắp hãm 5 phút
  • Cách dùng: Lọc lấy thuốc và uống khi nước còn ấm giúp đổ mồ hôi, giải cảm và hạ sốt. Đồng thời, cách trị ho bằng rau tần dày này còn giúp cắt nhanh cơn ho và nâng cao hệ miễn dịch khỏi tác nhân gây bệnh.

Điều trị ho do cảm lạnh

  • Nguyên liệu: Rau tần dày: 1 nắm' Bạc hà: 5 gram; Gừng tươi: 3 lát' Lá tía tô: 8 gram
  • Cách thực hiện:
  1. Nguyên liệu sau khi được rửa sạch, cho vào ấm và thêm lượng nước vừa đủ, sắc trên ngọn lửa nhỏ
  2. Sau đó, lọc lấy nước thuốc, chia đều ra uống trong ngày
  3. Áp dụng các trị ho bằng rau tần dày mỗi ngày không chỉ giúp đẩy lùi cơn ho, giảm ngứa rát ở vòm họng mà còn cải thiện tình trạng đắng miệng, sốt không đổ mồ hôi do bị cảm lạnh.

Trị ho bằng cách ngậm rau tần dày: Người bệnh có thể chữa ho bằng cách sử dụng 2 – 3 lá rau tần dày, nhai nhuyễn với vài hạt muối. Sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng và nuốt từ từ, giúp giảm ho.

Ngoài các cách nêu trên, bệnh nhân cũng có thể giã nát lá rau tần dày, vắt lấy nước cốt, pha với nước ấm và uống mỗi khi cảm thấy ngứa ngáy, buồn ho.


Với 5 cách trị ho bằng rau tần dày, bệnh nhân có thể tham khảo. Mặc dù thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên khá an toàn nhưng người bệnh nên cẩn thận không quá lạm dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài, tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Rau tần dày
Rau tần dày

Cách dùng rau diếp cá trị ho

Trong y học cổ truyền, rau diếp cá được sử dụng làm thuốc với tên gọi là ngư tinh thảo. Dược liệu này có tính mát, vị chua, có khả năng đi vào các kinh Can, Phế giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ thải độc gan, lợi tiểu, kháng viêm, khử khuẩn, tiêu thũng. Chính vì vậy, rau diếp cá thường có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu, bệnh trĩ, táo bón và một số bệnh lý ở đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi. Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy:

  1. Nước sắc rau diếp cá có tác dụng kháng lại phế cầu khuẩn và các chủng vi khuẩn như Streptoccocus pneumonia hay Staphylococcus aureus, đồng thời ức chế sự phát triển của virus gây cảm cúm và virus echo ở người. Thử nghiệm trên chuột bị lao cho thấy những con bị bệnh được uống nước sắc từ loại rau này có tỷ lệ tử vong thấp hơn.
  2. Đối với hệ hô hấp, tiêm dịch chiết từ diếp cá dưới da cho thấy tác dụng giảm ho. Dùng nước sắc rau diếp cá ở liều cao cũng cho thấy tác dụng tốt đối với các trường hợp bị áp xe phổi.
  3. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều vitamin C cùng các hợp chất methylnonylketon, quercitrin, decanonylacetaldehyde , alcaloid. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kích thích tổn thương mau lành và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

Cách dùng rau diếp cá trị ho: Để giảm ho và cải thiện các triệu chứng khó chịu liên quan, bạn có thể tham khảo cách sau:


Uống nước rau diếp cá trị ho

  • Chuẩn bị: 1 bó rau diếp cá
  • Cách thực hiện:
  1. Rau diếp cá nhặt lấy lá tươi và ngọn non, rửa sạch, ngâm trong nước muối 15 phút để khử sạch vi khuẩn. Vớt ra cho ráo nước
  2. Đem diếp cá say nhuyễn với 1 ly nước bằng máy xay sinh tố
  3. Lọc nước uống. Khi uống nên nhấp từ từ từng chút một để các chất trong rau diếp cá thấm sâu vào trong niêm mạc cổ họng nhằm phát huy tốt nhất khả năng sát khuẩn, cắt đứt cơn ho.
  • Tần suất thực hiện: Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần uống 1 ly. Có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.

Trị ho bằng rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo: Thành phần vitamin C trong nước vo gạo kết hợp với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm của rau diếp cá sẽ giúp xoa dịu cổ họng, làm nhanh lành tổn thương, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể có sức chống đỡ với bệnh.

  • Chuẩn bị: 1 nắm rau diếp cÁ. 1 chén nước vo gạo. Nên lấy nước vo gạo lần 2 để đảm bảo không còn lẫn bụi bẩn
  • Cách thực hiện:
  1. Trước tiên, tiến hành xay rau diếp cá và lọc lấy nước cốt
  2. Cho nước rau diếp cá vào một cái ly sạch và trộn lẫn với nước vo gạo đã chuẩn bị
  3. Đem hỗn hợp nấu sôi khoảng 10 phút cho chín
  4. Để nước nguội còn hơi âm ấm, chia làm 3 phần đều nhau uống vào buổi sáng, trưa, tối. Lưu ý uống sau khi ăn khoảng 60 phút để không làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Tần suất thực hiện: Khi dùng rau diếp cá trị ho theo cách này, bạn nên thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi hết ho hoàn toàn.
Rau diếp cá nổi tiếng với tác dụng trị ho
Rau diếp cá nổi tiếng với tác dụng trị ho
Công thức trị ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo
Công thức trị ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo

Dùng lá lược vàng chữa ho

Theo y học cổ truyền, cây lược vàng có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm. Thường được sử dụng để sắc uống hàng ngày để chữa bệnh. Y học hiện đại đã chỉ ra, trong cây lược vàng có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học như steroid, flavonoid, quercetin,… rất tốt cho sức khỏe.

  1. Chất steroid: Có tác dụng sát khuẩn, trừ viêm, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và tái tạo tế bào mới.
  2. Chất Quercetin: có khả năng tăng cường độ bền chắc của mạch máu, chống oxi hóa, tăng khả năng đào thải độc tố, giảm viêm, kháng khuẩn.

Chữa ho, viêm họng bằng cây lược vàng là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến với những ưu điểm là trị bệnh nhanh chóng, an toàn, không đau đớn.


Dùng cây lược vàng để chữa viêm họng: Nhiều người sử dụng cây lược vàng để điều trị bệnh viêm họng mang lại hiệu quả rất tốt, mặc dù bệnh đã chuyển sang mãn tính. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt bạn có thể tham khảo.

  • Nguyên liệu: Lá cây lược vàng; Muối
  • Cách thực hiện:
  1. Lấy lá cây lược vàng bánh tẻ rửa bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, để ráo
  2. Cắt nhỏ lá thành từng miếng vừa ăn
  3. Nhai lá đã cát cùng với ít muối trong miệng khoảng 10 phút
  4. Khi lá lược vàng tiết nước, ngậm và nuốt từ từ, nhổ bỏ bã
  5. Thực hiện cách này 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả

Lưu ý: Khi thực hiện chữa viêm họng bằng phương pháp này, bạn nên ngậm và nuốt nước từ từ, chúng sẽ chảy và thấm vào niêm mạc họng giảm các cơn đau rát do bệnh gây ra

Dùng cây lược vàng để chữa ho: Bạn cũng có thể dùng lá cây lược vàng để chữa ho vào những ngày đông lạnh, cách này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ con rất an toàn và hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Lá lược vàng
  • Cách thực hiện:
  1. Chọn những lá lược vàng tươi, đem rửa sạch bằng nước muối
  2. Vò nát lá rồi nhai nuốt, bỏ phần bã
  3. Mỗi ngày nhai 3 lần trước khi ăn
  4. Kiên trì thực hiện, sau 3 -4 ngày dẽ hết hẳn tình trạng ho khan

Trên đây là những phương pháp điều trị ho, viêm họng bằng cây lược vàng mang lại hiệu quả tốt bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu sau thời gian dài điều trị mà bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm và xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời

Chữa ho, viêm họng bằng cây lược vàng là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến với những ưu điểm là trị bệnh nhanh chóng, an toàn, không đau đớn.
Chữa ho, viêm họng bằng cây lược vàng là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến với những ưu điểm là trị bệnh nhanh chóng, an toàn, không đau đớn.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?