Top 10 Loại siêu gia vị giúp bạn tránh xa dịch bệnh trong mùa cúm

Gia vị là những loại hạt, vỏ cây, rễ cây, quả của các loại cây và có thể chống lại các chứng buồn nôn, bệnh huyết áp cao và thậm chí cả ung thư. Nó ngăn ngừa được nhiều bệnh tật và gia tăng hương vị cho các món ăn mà không cần thêm chất béo, muối và calo. Bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu 5 loại siêu gia vị dưới đây nhé

Hành lá

Thân, lá và rễ đều có tác dụng tốt cho sức khỏe. Hành lá chứa protein, tinh bột và các vitamin, khoáng chất khác. Cả thân, rễ và lá hành đều có chứa chất dinh dưỡng allium với các tác dụng khác nhau. Đặc biệt rễ hành chứa allicin, có thể chống lại quá trình oxy hóa và khử trùng.


Các tác dụng của hành lá:


- Tỏa nhiệt: Dầu dễ bay hơi và các hoạt chất khác có trong hành lá có thể kích thích tuyến mồ hôi của cơ thể, giúp tỏa nhiệt hiệu quả.

- Kháng khuẩn: Allicin có trong hành tiết ra dầu, có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt là chống trực khuẩn lỵ và nấm da.

- Thúc đẩy tiêu hóa: Hành không chỉ làm tăng hương vị món ăn, mà còn thúc đẩy sự tiết dịch tiêu hóa, tăng cường chức năng lá lách và cảm giác thèm ăn, có tác dụng tốt trong việc cải thiện chứng khó tiêu và mất cảm giác ngon miệng.

- Ngăn ngừa ung thư chống ruột kết: Hành tây chứa pectin và allicin, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

- Giảm cholesterol: Ăn hành lá thường xuyên có thể làm giảm cholesterol. Ngay cả đối với những người thừa cân, cholesterol của họ sẽ không tăng và vóc dáng của họ sẽ được cải thiện hơn.

Hành lá
Hành lá
Hành lá
Hành lá

Gừng

Gừng từ lâu đã nổi tiếng vì được sử dụng trong nấu ăn. Nhưng, bạn có biết rằng gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe?

Có rất nhiều hình thức và cách sử dụng gừng để có lợi cho sức khỏe của bạn. Phổ biến nhất bao gồm:

  • Gừng nguyên chất: có thể đặt gừng thái lát tươi vào nước hoa quả mỗi sáng hoặc dùng nó để thêm vào nước ép trái cây tự chế.
  • Tinh dầu gừng: Loại gừng có tiềm năng nhất là dầu gừng vì nó chứa hàm lượng gừng cao nhất. Đây là loại gừng số 1 có thể được sử dụng làm thuốc. Thông thường, 2-3 giọt tinh dầu là liều điều trị được khuyến cáo và dùng đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Trà gừng: Loại gừng dạng lỏng này thường được sử dụng để giảm buồn nôn, giải quyết rắc rối dạ dày và thư giãn cơ thể. Dùng một cốc, 2-3 lần mỗi ngày để giảm viêm. Ngoài ra, thêm một chút mật ong nguyên chất và chanh vào trà gừng để làm tăng thêm hương vị tuyệt vời.
  • Bột gừng: Sử dụng bột gừng để nấu ăn là một cách tuyệt vời để tận dụng lợi thế của siêu gia vị này. Sử dụng bột gừng trong việc làm bánh và hỗn hợp trái cây cho các bữa ăn. Ngoài ra, có thể dùng dưới dạng bổ sung như một viên nang gừng với liều khuyến cáo là 1.000 miligam mỗi ngày.


Gừng
Gừng
Gừng
Gừng

Sả

Sả có công dụng giữ ấm cơ thể hiệu quả nhờ đặc tính là có vị cay, tính ấm, bổ tỳ vị. Sả còn chứa các chất Citral và Geraniol giúp giảm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Bạn có thể nấu nước sả với các loại rau như tía tô, kinh giới, lá bưởi... để xông hơi, giúp điều hòa thân nhiệt, thoát mồ hôi, giải cảm.


Từ lâu, sả được coi như một giải pháp hữu hiệu đối với những người bị cảm cúm, cảm lạnh. Bạn có thể đổ 1 cốc nước sôi trên 5/6 lá sả tươi (hoặc 1 thìa lá khô) uống lúc nóng, hoặc bạn cũng có thể thái nhỏ sả, cho vào một túi lưới rồi thả vào bồn tắm nước nóng để ngâm mình, xông hơi. Hiện nay, nhiều người cũng sử dụng sả trong pha chế để đem lại mùi thơm, vị ngon và tốt cho sức khỏe.

Sả
Sả
Sả
Sả

Quế

Quế là một trong những gia vị có tuổi đời hàng nghìn năm, xứng đáng là một loại thực phẩm chức năng cần được thừa kế nghiêm túc, trong y học cổ truyền phương Đông, quế được sử dụng trong các bài thuốc, thức ăn chữa cảm lạnh, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng kinh. Tác dụng tiếp thêm năng lượng, sức sống cũng làm cho quế trở nên nổi tiếng. Quế còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và hâm nóng cơ thể. Và gần đây quế được dùng hỗ trợ cai thuốc lá cùng một số gia vị khác như gừng, nghệ, húng láng, hoa cúc, chanh quả v.v...


Ở đây, dùng quế làm gia vị, cho nên chỉ cần biết dược tính của quế chi trong Đông y. Quế chi tính ấm, vị cay hơi ngọt, không độc. Quế chi làm thông kinh mạch, ấm cơ thể, trừ độc khí bên ngoài xâm nhập, chữa cảm gió đổ mồ hôi, nhức đầu, đau mình, đau nhức các khớp xương, gân cơ.


Quế chi hợp với táo tàu, cam thảo, sắc uống tăng cường sức đề kháng, điều hoà giao lưu các mảng mỡ bảo vệ cơ thể và nội tạng. Quế chi hợp với thược dược, cam thảo sắc uống, bồi bổ tân dịch, đánh tan khí độc, gió độc. Quế chi hợp với rễ thược dược, cam thảo, táo tàu, gừng sống, sắc uống, chữa nhức đầu, nóng đổ mồ hôi, sợ gió. Tạo hương vị dễ chịu độc đáo cho món ăn.

Quế
có hương vị ngọt, cay và mùi thơm đặc trưng đồng thời là nguồn cung cấp các khoáng chất như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm và ma giê. Nó chứa một lượng cao vitamin A, niacin, axit pantothenic và pyridoxine. Quế còn chứa chất xơ và chất chống oxy hoá.


Quế
Quế
Quế
Quế

Tỏi

Tỏi không chỉ là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp, giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp.


Tỏi có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi ăn sống:

  • Phòng và điều trị cảm cúm
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
  • Cải thiện chức năng xương khớp
  • Phòng ngừa các bệnh tim mạch...
Tỏi tía
Tỏi tía
Tỏi
Tỏi

Củ nghệ

Cây nghệ là một cây thuộc họ Gừng, có xuất thân từ các nước nhiệt đới thuộc quốc gia Ấn độ. Nhiệt độ sinh trưởng tốt của nghệ khoảng từ 20 đến 30 độ. Là Cây được trồng và thu hoạch củ ở sâu dưới đất là chủ yếu. Cây con được trồng từ củ sau khi đã thu hoạch. Củ nghệ có màu vàng cam, vỏ có màu vàng nhạt hơn chút, có mùi thơm. Lá nghệ có màu xanh vạch kẻ vạch đều 2 bên, cuống dài khoảng 50 đến 115 cm. Cây thường thấp và mọc thành các khóm cây cạnh nhau.


Nghiên cứu của Đại học Dược khoa Ấn Độ cho biết, curcumin là thành phần của rễ củ nghệ nằm dưới đất, có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, giới y học đang đi sâu thăm dò khả năng tẩy trừ gốc tự do mang oxy của nó trong quá trình phản ứng viêm. Do có hoạt tính kháng viêm vượt trội, nó cũng có thể tẩy trừ gốc tự do thuộc superoxide radicals hiệu quả. Ngoài ra nghệ còn có các tác dụng khác như: Điều trị cơn đau, điều trị viêm kết mạc, điều trị viêm khớp, chống ung thư, làm đẹp da...


Củ nghệ
Củ nghệ
Củ nghệ
Củ nghệ

Ớt đỏ khô

Một nghiên cứu được công bố năm 2017 cho thấy tỷ lệ tử vong thấp hơn do bệnh mạch máu, đau tim và đột quỵ ở những người ăn ớt. Các nhà nghiên cứu cho biết gia vị này có thể làm giảm mức cholesterol LDL trong cơ thể khi được sử dụng trong chừng mực. Ớt đỏ khô cũng là một loại gia vị có thể giúp bạn làm ấm cơ thể, tránh bệnh cảm cúm.


Tiến sĩ Zhiming Zhu, tác giả cao cấp của một nghiên cứu khác năm 2017, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc thưởng thức hương vị cay là một cách quan trọng để giảm lượng muối và giúp giảm huyết áp, bất kể loại thực phẩm và lượng thức ăn. Ớt đỏ khô còn làm giảm nguy cơ ung thư da và ruột kết. Các nghiên cứu hỗ trợ rằng bằng cách thêm ớt đỏ khô vào bữa ăn, nó giúp chúng ta ăn ít calo hơn. Sẽ không hại gì khi thêm một chút ớt đỏ khô vào một lát pizza hoặc trong mì ống.

Ớt đỏ khô
Ớt đỏ khô
Ớt đỏ khô
Ớt đỏ khô

Muối ăn

Gia vị tưởng rất bình thường như muối ăn lại có khả năng chữa viêm họng rất hiệu quả. Muối có tính sát khuẩn cao, có thể làm sạch cổ họng, ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh và lây lan. Mỗi ngày, bạn nên súc miệng vài lần với nước muối để giảm đau rát cổ họng.


Không cần tiêu tốn tiền vào các loại thuốc đắt đỏ, với những gia vị sẵn có, bạn có thể tự trị cảm cúm tại nhà. Tuy nhiên, nếu áp dụng những cách trên mà triệu chứng cảm cúm không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và phát hiện đúng bệnh, vì rất có thể, bạn không nhiễm cảm cúm thông thường. Muối ăn vừa dễ tìm vừa có giá thành không quá cao nên đừng ngại ngần sử dụng chúng cho việc tránh cảm cúm và các bệnh liên quan nhé.

Muối ăn
Muối ăn
Muối ăn
Muối ăn

Hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen là một loại gia vị thường dùng trong các bữa ăn của người Việt, có vị thơm và hơi cay có thể giúp làm ấm cơ thể và giảm các triệu chứng khó thở do cúm. Ngoài ra, tiêu đen còn được người Trung Quốc sử dụng để làm giảm đờm. Hạt tiêu đen có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn, điều trị bệnh cúm và đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả. Khi cơ thể chúng ta hấp thụ hạt tiêu, nó sẽ tạo ra nhiệt, giúp giữ ấm cơ thể.


Nhìn chung, các loại hạt tiêu giàu hàm lượng các chất protein và carbon hydrat cao khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng, giúp bổ thận, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá. Vào những ngày đông rét buốt, nếu cho vào món ăn một chút tiêu, không những sẽ tăng cường vị ngon, dậy mùi thơm mà giúp còn giúp phòng bệnh hiệu quả. Tiêu đen có thể chữa được các loại bệnh phổ biến trong mùa lạnh như cảm lạnh, phòng cảm cúm. Thậm chí, hạt tiêu đen còn rất tốt cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ung thư, giảm đau khớp.

Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen

Cam thảo

Từ xa xưa cam thảo đã là một vị thuốc khá quen thuộc với nhiều người, vì nó có tác dụng bồi bổ, tăng trọng lượng của cơ thể, duy trì sức khỏe dẻo dai. Đây là loài cây lâu năm thân cao khoảng 1m tới 1.5m. Rễ cây có màu vàng nhạt, toàn thân đều có lông tơ. Lá kép lông chim lẻ, dài khoảng 5cm.

Được biết đến là loại thảo mộc có chứa hợp chất glycyrrhizin, có tác dụng lớn trong việc chống lại các loại virus, bệnh cúm và các bệnh về đường hô hấp, do đó, muốn phòng ngừa cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn chỉ cần ngậm một miếng nhỏ rễ cam thảo sẽ giúp giảm ho và làm ấm cơ thể rất tốt. Ngoài ra, cam thảo có vị ngọt nên rất dễ sử dụng. Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong Ðông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc

Cam thảo
Cam thảo
Cam thảo
Cam thảo

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?