Top 10 Loại trà thảo dược uống thay nước ngọt tốt cho sức khỏe

Một trong những phương pháp chữa bệnh, cải thiện sức khỏe được ưa chuộng nhất hiện nay là phương pháp đông y, được nhiều người tin tưởng và sử dụng bởi cách chữa bênh bằng đông y mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp người bệnh điều trị bệnh tốt và cải thiện sức khỏe. Những nguyên liệu đó đều có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên rất tốt cho sức khỏe. Hẳn mỗi chúng ta ai cũng biết hoặc có một số loại cây có ngay trong gia đình hay khu vườn quanh nhà như: gừng, xả, quế… có tác dụng chữa bênh, chăm sóc sức khỏe rất tốt. Hãy cùng toplist điểm danh 10 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe nhất từ tự nhiên.

Trà Táo Đỏ

Trà táo đỏ chính là quả táo đỏ phơi hoặc sấy khô, để nguyên quả hoặc thái lát và đóng thành gói và nấu với nước tạo thành loại trà vô cùng tốt cho sức khỏe. Theo y học, táo đỏ được xem là một vị thuốc Bắc giúp bổ dưỡng, bởi trong táo đỏ chứa các thành phần như: protein, canxi, phốt pho, sắt, và nhiều loại vitamin A, C, B1, B2,... Vì thế uống trà táo đỏ sẽ mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.


Các thành phần dinh dưỡng của táo đỏ có tác dụng an thần, khi bị mất ngủ hoặc mệt mỏi, căng thẳng đầu óc. Táo đỏ là một vị thuốc vị ngọt chua, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ ích khí, sinh tân dịch có thể giúp lá lách và dạ dày khỏe mạnh, khí huyết được lưu thông đẩy lùi các chứng biếng ăn, đầy hơi, tiêu chảy,... điều trị chứng rối loạn khí huyết và ho. Táo đỏ chứa hàm lượng Vitamin C cao và có chức năng bảo vệ gan. Ngoài ra, trong táo đỏ khô có chứa các flavonoid với vai trò quan trọng chống oxy hóa, chống gốc tự do, ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Mẹ bầu uống trà táo đỏ để da đẹp hơn nhờ lượng vitamin C và vitamin E dồi dào; bổ máu, ngăn ngừa nhiễm lạnh,... Trà táo đỏ còn có tác dụng giảm cân, làm đẹp da, giúp cho xương chắc khỏe, chống viêm và kháng khuẩn.


Bạn nên uống trà táo đỏ sau khi ngủ dậy hoặc sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ. Pha trà táo đỏ cùng đường phèn hoặc gừng sẽ bổ và ngon miệng hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trà Hoa Hồng

Trà hoa hồng thường được làm từ nụ hoa hồng chưa nở, cánh hoa còn tươi và ôm sát nhụy, được phơi hoặc sấy khô, bảo quản kín và pha với nước sôi như các loại trà khác.


Trong làm đẹp, hoa hồng được xem là một thành phần lành tính và rất tốt cho da. Theo nghiên cứu, cánh hoa hồng chứa nhiều Vitamin A, E và C mang đến nhiều công dụng có lợi có lợi cho da như giữ ẩm và làm da săn chắc, giảm nếp nhăn và hạn chế xuất hiện quầng thâm, sở hữu lượng Vitamin C dồi dào giúp chống oxi hóa cao nguồn vitamin C từ viên thuốc. Cho da khỏe, hạn chế tổn thương do dị ứng, đỏ rát, cháy nắng. Bên cạnh đó, trà hoa hồng hỗ trợ giảm cân rất tốt bởi nó chứa ít calo, đồng thời đóng vai trò quan trọng vào quá trình trao đổi chất thông qua việc cung cấp nước cho cơ thể. Uống trà hoa hồng trước bữa ăn từ 20-30 phút sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp bạn hạn chế hấp thụ calo và chất béo từ thức ăn.


Trà hoa hồng giúp bảo vệ cơ thể khỏi và chữa lành các tế bào tổn thương tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Có tác dụng chữa đau họng và cảm cúm nhờ lượng Vitamin C trong trà hoa hồng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng ruột và tiêu hóa chất béo, giảm căng thẳng, ngăn ngừa ung thư.


Bạn nên uống riêng mình trà hoa hồng, không nên thêm một số loại trà khác. Tránh uống khi đói hoặc trước khi đi ngủ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trà Gừng

Gừng là một loại nguyên liệu, gia vị mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong nhà bếp hoặc được trồng ngoài vườn ở môc gia đình. Gừng có tính ấm và là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trà gừng cũng có tác dụng tương tự.


Các hợp chất chống oxy hóa có trong gừng giúp chống lại ung thư bằng cách làm giảm sự tổn thương mô oxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Shogoal là thành phần cay của gừng, nó giúp kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện trao đổi chất trong cơ thể, loại bỏ chứng khó tiêu, ợ hơi. Gừng có chứa crôm, magiê và kẽm, giúp duy trì lưu lượng máu khỏe mạnh và bình thường. Nếu uống trà gừng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn chống lại bệnh tim mạch hay huyết áp cao và cân bằng lượng cholesterol, ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ.


Trong gừng có chứa chất men zingibain. Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu, đau đầu hoặc căng thẳng, buồn nôn chỉ cần uống một tách trà gừng là có thể cải thiện được tình trạng nhanh chóng. Độ nóng và cay của trà gừng có hiệu ứng làm nóng các đường hô hấp và ngay lập tức sẽ làm giảm cảm giác nghẹt mũi mà bạn đang gặp phải.


Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người bị mắc bệnh loét dạ dày hay viêm ruột không nên uống trà gừng. Không nên uống trà gừng khi đói hoặc uống quá 5 ly trong một ngày

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trà Hoa Đậu Biếc

Đậu biếc còn được gọi là Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc… là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, phổ biến nhất là màu xanh tím. Hoa đậu biếc mang vẻ đẹp cuốn hút cùng với ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc. Chúng vừa đại diện cho sự duyên dáng, dịu dàng vừa mang đến cảm giác thân thuộc, gần gũi.


Hoa mọc thành chùm ở nách lá, kích thước khoảng 4×3 cm. Cánh hoa có thể thuộc loại cánh đơn hoặc kép. Hoa đậu biếc có thành phần hóa học khá phong phú và đa dạng. Với nhiều chất hữu cơ vừa tạo sắc hoa rực rỡ vừa mang lại giá trị sức khỏe cao.


Trà hoa Đậu biếc sẽ giúp cải thiện sức khỏe bằng cách ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra. Trà hoa Đậu biếc có công dụng cải thiện thị lực, an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tác dụng làm đẹp, ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng, tính kháng khuẩn, tốt cho tim mạch,… và vô vàn công dụng khác đối với sức khỏe của bạn.


Hoa đậu biếc có rất nhiều công dụng, tuy nhiên, vì nó chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên lưu ý cẩn thận hạn chế dùng trong các trường hợp: Có thai, đang hành kinh, đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang dùng thuốc chống đông máu,...


Hoa Đậu biếc (dùng tươi, sấy khô hay tán thành bột) khi ngâm trong nước khoảng 5 phút sẽ được một loại nước có màu xanh biếc, không mùi vị. Lọc xác hoa lấy phần nước. Sau đó đổ vào hỗn hợp đường (mật ong), đá hoặc sinh tố, cocktail (có thêm trái cây khác như dâu tây, táo…), thêm một chút hương vani thì sẽ thành một thức uống có màu sắc tuyệt đẹp, ngon miệng và rất tốt cho sức khỏe.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trà Hoa Cúc

Trà hoa cúc là trà từ hoa cúc khô. Trà được phơi, ủ, sấy từ hoa khô giữ được màu vàng và hương thơm nhẹ dễ chịu. Trà hoa cúc có chứa nhiều chất chống oxi hóa, các vitamin A; B6; B9 giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ đôi mắt và các khoáng chất sắt, đồng, manga, kali và canxi có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, làm tăng lưu lượng máu, chữa lành các mao mạch và giảm các triệu chứng liên quan đến huyết áp cao, như là mất ngủ, đau đầu và chóng mặt, chống lại vi khuẩn, cho xương chắc khỏe. Ngoài ra hoa cúc có chứa nhiều thành phần có lợi khác như tinh dầu, tanin, chất nhầy, flavonoid, axit hữu cơ… có tác dụng làm mát tự nhiên giúp giảm nhiệt và các triệu chứng viêm như viêm khớp, vấn đề về da như mụn trứng cá. Hoa cúc hiệu quả trong việc giảm vi khuẩn gây ra viêm họng và nhiễm trùng da. Cũng nhờ vào tác dụng kháng sinh của hoa cúc, việc uống trà hoa cúc sẽ thúc đẩy nướu khỏe mạnh, bảo vệ răng miệng.


Trà và cà phê thường chứa chất caffein, khi dùng lượng lớn sẽ gây cho chúng ta cảm giác bồn chồn, mất ngủ và lo lắng. Nhưng trà hoa cúc là một thức uống nhẹ nhàng, hoàn toàn không chứa caffein và có vị ngọt nhẹ. Nhiều người thưởng thức trà hoa cúc thay thế cho các đồ uống chứa caffein. Nếu bạn đang lên kế hoạch cai nghiện, uống trà hoa cúc thay vì đồ uống chứa caffein là lựa chọn hoàn hảo. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng trà hoa cúc giúp thúc đẩy việc kiểm soát lượng đường máu nhờ đặc tính kháng viêm ngăn ngừa các ảnh hưởng đến tuyến tụy để sản xuất insulin,thúc đẩy việc kiểm soát lượng đường máu.


Trà hoa cúc rất dễn là, nếu nhà bạn có trồng hoa cúc, bạn chỉ việc ngắt những bông hoa cúc đã nở rồi sấy hoặc phơi khô dưới nắng trong vài ngày và bảo quản kín. Nếu không có hoa cúc tươi, bạn có thể ra các cửa hàng đông y, hoặc những cửa hàng bán thực phẩm, nguyên liệu pha trà để mua cúc khô. Thả 3 - 5 bông hoa cúc khô vào nước mới đun sôi và đợi khoảng 5 phút là bạn đã có cốc trà hoa cúc thơm dịu nhẹ để thưởng thức. Trà hoa cúc nên uống vào buổi tối, sau bữa ăn khoảng nửa tiếng để thúc đẩy tiêu hóa, an thần, dễ ngủ.


Lưu ý với những nếu bạn dị ứng với phấn hoa có thể sẽ dị ứng với trà hoa cúc. Và không nên uống quá nhiều một lúc sẽ gây cảm giác buồn nôn, khó thở. Những người có bệnh hen suyễn không nên sử dụng trà hoa cúc.


Trà hoa cúc giúp an thần, dễ ngủ
Trà hoa cúc giúp an thần, dễ ngủ
Trà hoa cúc tốt cho sức khỏe
Trà hoa cúc tốt cho sức khỏe

Trà Atiso

Atiso là một loại cây có nguồn gốc từ miền Nam Châu âu được người Pháp đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XX. Atiso được trồng nhiều ở vùng có khí hậu lạnh như Đà lạt, Sa pa, Tam đảo,... tại Việt Nam. Cây Atiso dùng được cả lá và hoa. Hoa Atiso thường sẽ thu hoạch trong khoảng thời gian tháng 2 – tháng 3. Tùy vào thời điểm trồng và cách chăm sóc. Hoa cần được thu hoạch vào ngày nắng ráo, thoáng mát mới giữ được màu hoa tươi.


Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc. Lá cây Atiso có vị đắng giúp lợi tiểu và được dùng để điều trị bệnh phù, thấp khớp. Thân và rễ Atisô thái mỏng, phơi khô có công dụng như lá.


Hoa Atiso ăn rất tốt cho sức khỏe, nó cung cấp khoảng 9,3% carbohydrate, 1,5% chất xơ, rất ít chất béo và protein. Năng lượng cung cấp rất thấp, chỉ khoảng 40 đến 50 kcal nhưng lại rất giàu vitamin và chất khoáng như kali, phosphor, calci, natri, lưu huỳnh và magiê. Hoa Atiso khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ. Đặc biệt thích hợp cho người bị đái tháo đường do có rất ít đường. Hoa cũng giúp thải bớt chất độc cho những người mất cân bằng do uống nhiều rượu. Ngoài ra Atiso là loại thực vật có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại rau, Atiso xếp thứ 7 về hàm lượng chất chống oxy hóa. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa có rất nhiều trong atiso. Các flavonoid trong atisô rất có ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Atiso còn được sử dụng như các chất bổ dưỡng cho gan được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước. Trong Atisô có cynarin và silymarin, hai chất chống oxy hóa có khả năng cải thiện sức khỏe của gan bằng cách giảm độc tố và giúp loại bỏ chúng khỏi gan và cơ thể. Atiso làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.


Bạn có thể mua hoa Atiso về phơi khô cất trữ dùng dần hoặc mua trà Atiso dạng túi lọc dùng rất tiện. Chỉ cần cho 1 hoặc 2 túi trà vào cốc nước sôi, để vài phút là có thể sử dụng, có thể uống nhiều lần trong một ngày. Lưu ý, Atiso có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên, vì vậy nếu bàng quang của bạn đã phải hoạt động quá mức thì không nên sử dụng Atiso.


Trà Atiso rất tốt cho sức khỏe
Trà Atiso rất tốt cho sức khỏe
Trà Atiso dạng túi lọc
Trà Atiso dạng túi lọc

Trà Xanh

Trà xanh không còn quá xa lạ với bất kì ai. Hầu hết gia đình nào cũng thường xuyên uống trà xanh hoặc tự trồng một cây trà xanh. Cây trà xanh phát triển tốt hơn ở vùng đất feralit đồi núi, khí hậu lạnh. Lá trà càng già uống càng thơm. Không chỉ là thức uống quen thuộc mà trà xanh còn có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.


Trong lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây ung thư. Uống trà xanh giúp giảm lượng cholesterol và do đó, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Trà xanh chứa một lượng nhỏ cafeine và tannin, giúp làm giảm lượng nước trong các mô và thắt chặt vùng da quanh mắt, giúp giảm sưng và quầng thâm mắt. Các thành phần có trong trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh răng miệng. Trà xanh chứa florua cao, trà xanh còn giúp hệ xương của bạn khỏe mạnh. Do đó, để bảo vệ hệ xương cho mình, hãy uống trà xanh mỗi ngày.


Trà xanh có thể giúp da bạn khoẻ mạnh hơn bằng cách uống lẫn bôi ngoài da. Trà xanh có chứa rất nhiều thành phần EGCG. EGCG là một trong số rất nhiều thành phần chống oxy hoá của trà xanh. Trà xanh giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, uống trà xanh giảm huyết áp, tốt với những ai mắc huyết áp cao. Trà xanh có chứa chất polyphenol và flavonoid, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn, và có khả năng chống lại chứng nhiễm trùng.


Tuy nhiên nếu bạn mới bắt đầu sử dụng, chưa uống quen thì không nên uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tỉnh ngủ, thậm chí là nôn nao khó chịu. Nên uống loãng và uống ít một. Trà xanh pha với mật ong uống rất toots và ngon miệng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trà Nụ Hoa Tam Thất

Nụ hoa tam thất là bộ phận lấy trên cây tam thất, đây là cây thân thảo sống được ở vùng núi cao lạnh. Thời điểm hái nụ hoa là vào tháng 6- 8 hàng năm, nụ hoa có màu lục nhạt, đường kính từ 3 -5 cm. Mọi người thường nhầm lẫn giữa nụ hoa tam thất và hoa tam thất. Nụ hoa tam thất được sử dụng như một loại trà uống cao cấp ngoài ra còn hỗ trợ điều trị bệnh mà ít người biết đến những tác dụng to lớn nụ hoa tam thất đem lại.


Về thành phần hóa học, trong nụ tam thất có chứa hoạt chất nhân sâm rb1, rb2, đây là các chất có tác dụng tốt cho người bị bệnh về hệ tim mạch, giúp an thần tốt, còn khử 16 axit amin như phenylalanin, leucin, valin, prolin,... các chất vô cơ như Fe và Ca...


Trong nụ tam thất có chứa hoạt chất Saponin ginsenoid thuộc nhóm Rb, ức chế khu thần kinh trung ương, làm tăng lưu thông tuần hoàn máu, rất tốt trong việc an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ tốt. Trọng nụ tam thất có chứa nhiều vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu giúp ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não. Nụ hoa tâm thất rất tốt cho người tiểu đường, mỡ máu bởi có tác dụng làm giảm quá trình hấp thụ đường ở ruột, giảm cholesterol và lipid trong máu. Nụ hoa tam thất có tính hàn nên hỗ trợ rất tốt cho những người đang mắc bệnh về gan như nóng trong,vàng da, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, thanh nhiệt, giải độc. Noto ginsenosid trong nụ tam thất có tác dụng làm giãn mạch, phòng tránh được bệnh xơ vữa động mạch.


Cách sử dụng như các loại trà thảo mộc thông thường. Pha nụ hoa tam thất khô với nước sôi và thay nước thường xuyên uống khi nào hết vị ngọt đắng thì thôi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trà Kỷ Tử

Kỷ tử còn có tên là Câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, câu kỷ tử. Câu kỷ tử hay kỷ tử là quả chín phơi khô của cây khởi tử. Cây khởi tử là dạng cây nhỏ, chỉ cao từ 0,5 đến 1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc. Khởi tử ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10. Hoa có màu tím đỏ. Quả mọng, hình trứng, khi chín có màu tím đỏ hay vàng đỏ.


Theo Đông Y Kỷ Tử có tính hơi hàn, không độc; vị ngọt, tính bình. Thành phần hóa học của quả kỷ tử chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin, polysaccharid, vitamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Fe


Kỷ tử là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời chống lại các gốc tự do, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi mức độ căng thẳng và có khả năng chống viêm cao. Trà kỷ tử cung cấp nồng độ vitamin C và vitamin A cao. Đây là hai chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để xây dựng khả năng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm lạnh. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lại sự phát triển của khối u, giải độc cơ thể khỏi các độc tố có hại. Hàm lượng beta-carotene trong kỷ tử không chỉ giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh mà thậm chí còn ngăn ngừa tình trạng ung thư da. Loại quả này còn giúp tăng cường sức khỏe mắt bằng cách bảo vệ võng mạc khỏi các tế bào hạch và hỗ trợ điều trị cho bệnh tăng nhãn áp. Bổ sung kỷ tử vào chế độ ăn uống sẽ giúp tăng độ nhạy cảm với insulin và ổn định mức đường huyết.


Cách pha trà kỷ tử rất đơn giản, dùng 500ml nước sôi và hãm cùng 30 gram quả kỷ tử khô trong khoảng 20 phút, có thể hãm vài lần nước sôi cho tới khi nước nhạt thì thôi. Ngoài ra, có thể kết hợp với một số trà thảo mộc khác để tăng cường hiệu quả như : Trà Hoa Cúc, Nụ Hoa Tam Thất, Táo Đỏ… Phụ nữ đang mang thai không nên dùng kỷ tử

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trà Quế

Có lẽ nhiều bạn biết đến quế là một loại gia vị rất thơm sử dụng trong nấu nướng. Nhưng trà quế cũng rất tuyệt vời với hương vị ngọt đắng, the the cay của trà cùng với rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.


Trà quế là thức uống tuyệt vời cho bạn giảm cân và giải độc tố cho cở thể. Trà quế sẽ làm cho bạn có cảm giác không thèm ăn, mặc dù đến giờ ăn rồi nhưng bụng vẫn cảm giác còn hơi no, điều này sẽ giúp bạn chỉ ăn một lượng thức ăn vừa phải. Trong quế có chứa hợp chất kháng viêm diệt khuẩn rất hiệu quả, đồng thời quế cũng có mùi hương quế đặc trưng khác biệt. Uống trà quế thường xuyên sẽ giúp bạn giảm hẳn hôi miệng, đồng thời răng lợi cũng trở nên khỏe hơn. Nếu bạn thường xuyên bận rộn và rơi vào trạng thái căng thẳng thì hãy uống trà quế sẽ giúp cho đầu óc bạn tĩnh táo, thư giãn. Đặc biệt là dùng vào sáng sớm sẽ có hiệu quả cao, giúp bạn có được sự tập trung tốt trong một ngày làm việc.


Trong quế có chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa như polyphenol, proanthocyanidins giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể con người. Nếu dùng trà quế thường xuyên còn giúp cơ thể bạn có thể kháng lại được sự sâm nhập của các virus, vi khuẩn có hại đi vào cơ thể. Trong quế có chứa một hợp chất chống đông máu rất thích hợp sử dụng cho phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu đến ngày đèn đỏ bạn có thể dùng trà quế để hạ được cơn đau khó chịu. Quế là một loại thảo mộc, dược liệu có hàm lượng chất chống oxi hóa nhiều nhất. Các hợp chất này sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do có thể gây ung thư ở người. Và cũng nhờ các hợp chất chống õi hóa và chất xơ trong quế nên trà quế cũng rất tốt cho làn da của các chị em.


Dùng trà quế với mật ong hay trà cam quế, trà quế táo đỏ rất ngon và tác dụng tốt tới sức khỏe của bạn hơn rất nhiều.


Ảnh minh hóa
Ảnh minh hóa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?