Ước tính số lượng loài hiện tại của Trái Đất dao động từ 10 triệu đến 14 triệu, trong đó chỉ có khoảng 1,2 triệu đã được ghi nhận. Hơn 99% tất cả các loài, chiếm hơn 5 tỷ loài, đã từng sống được ước tính là tuyệt chủng. Dưới đây là top 15 loài vật có quy mô lớn nhất hiện nay!
Cá
Cá là động vật có hộp sọ sống dưới nước, thiếu chân tay và chỉ có thể tồn tại trong nước. Số lượng chính xác của các loài cá trên toàn thế giới vẫn chưa được biết, vì người ta tin rằng còn nhiều loài cá chưa được phát hiện. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính rằng tổng số loài cá trên thế giới là khoảng 33.600. Các loài cá khác nhau tồn tại trên toàn cầu và thích nghi với việc sống trong các điều kiện môi trường nước khác nhau, như biển, sông, suối, ao, hồ,…
Các loài cá có thể tìm thấy trong gần như toàn bộ các vùng chứa nước lớn, bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt, ở các độ sâu từ mức chỉ ngay dưới bề mặt tới độ sâu vài nghìn mét. Tuy nhiên, các hồ nước siêu mặn như Hồ Muối Lớn (Great Salt Lake tại Hoa Kỳ) hay Biển Chết không hỗ trợ sự sinh tồn của cá. Một vài loài cá đã được nhân giống đặc biệt để nuôi trong các bể cá cảnh và có thể sống trong môi trường trong nhà. Việc đánh bắt cá phục vụ cho các mục đích như làm thực phẩm hay giải trí, thể thao được gọi chung là nghề cá (ngư nghiệp). Sản lượng hàng năm từ tất cả các lĩnh vực nói trên ở phạm vi toàn thế giới là khoảng 100 triệu tấn. Việc đánh bắt quá mức là mối đe dọa đối với nhiều loài cá. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2003, tạp chí Nature đã thông báo rằng tất cả các loài cá lớn trong các đại dương đã bị đánh bắt quá mức một cách có hệ thống và chỉ còn lại không nhiều hơn 10% mức của thập niên 1950. Trong số đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là cá mập, cá tuyết Đại Tây Dương, cá ngừ vây xanh và cá mòi Thái Bình Dương.
Số lượng: 3,5 nghìn tỷ
Ong
Có khoảng 21 000 loài và 520 chi ong trên thế giới. Chúng có thể được tìm thấy ở mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Ong đã thích nghi với việc ăn mật hoa và phấn hoa, sử dụng mật hoa chủ yếu làm nguồn năng lượng và sử dụng phấn hoa để lấy protein và các chất dinh dưỡng khác.
Ong đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của thực vật có hoa, là nhóm sinh vật thụ phấn lớn nhất trong các hệ sinh thái liên quan đến hoa. Ong có một vòi dài mà chúng sử dụng để hút mật hoa thực vật. Tùy theo nhu cầu hiện tại, đàn ong có thể tập trung vừa lấy mật vừa lấy phấn. Cả trong trường hợp thứ nhất và thứ hai, ong đều góp phần vào quá trình thụ phấn của cây, nhưng trong trường hợp lấy phấn hoa, quá trình này hiệu quả hơn nhiều.
Cơ thể của hầu hết các loài ong được bao phủ bởi nhiều nhung mao phân nhánh tĩnh điện giúp thúc đẩy sự kết dính và vận chuyển phấn hoa. Định kỳ, chúng tự làm sạch phấn hoa, thu thập bằng bàn chải (nằm ở chân ở hầu hết các loài), sau đó chuyển vào giỏ phấn đặc biệt nằm giữa hai chân sau. Ong là loài côn trùng có tổ chức cao. Đặc biệt, ong xã hội cùng nhau tìm kiếm thức ăn, nước uống, nhà ở, nếu cần thiết sẽ cùng nhau bảo vệ mình khỏi kẻ thù. Trong tổ ong, các con ong cùng nhau xây tổ ong, chăm sóc con non, tử cung.
Số lượng: 2 tỷ
Con người
Trong nhân khẩu học, dân số thế giới là tổng số người hiện đang sống trên Trái Đất, và được ước tính đạt mốc gần 8 tỷ người tính đến ngày 15 tháng 11 năm 2022. Theo dự đoán của tổ chức Liên Hiệp Quốc, dân số toàn cầu sẽ đạt 9 tỉ vào năm 2037.
Người, con người, loài người hay nhân loại (danh pháp khoa học: Homo sapiens, nghĩa đen: người tinh khôn) là loài linh trưởng đông đảo và lan rộng nhất. Người có hai đặc trưng cơ bản là đi đứng bằng hai chân và bộ não lớn phức tạp; những đặc điểm cho phép họ phát triển công cụ, văn hóa và ngôn ngữ tiên tiến. Người là một động vật có tính xã hội cao, có xu hướng sống trong các cơ cấu xã hội phức tạp theo quan hệ hợp tác hoặc cạnh tranh; chẳng hạn như gia đình, các mạng lưới thân tộc hay cao hơn như nhà nước hoặc dân tộc. Tương tác xã hội giữa người với người đã thiết lập các khái niệm như giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội và nghi lễ; những điều góp phần củng cố xã hội loài người. Trí tò mò muốn thấu hiểu và lý giải các hiện tượng tự nhiên cùng với khát khao muốn ảnh hưởng và chế ngự các hiện tượng đó đã thúc đẩy con người phát triển khoa học, triết học, thần thoại, tôn giáo và nhiều lĩnh vực khác.
Con người có vỏ não trước trán rất lớn và phát triển, đây là phân khu đảm nhận chức năng nhận thức bậc cao. Họ rất thông minh, có khả năng ghi nhớ từng hồi (episodic memory), có nét mặt biểu cảm linh hoạt, có sự tự nhận thức và lý thuyết tâm trí (theory of mind). Trí óc con người có khả năng nội quan, suy tư, tưởng tượng, tự ý chí hành động và hình thành thế giới quan về tồn tại. Những ưu điểm này đã cho phép con người đạt được những thành tựu công nghệ và công cụ phức tạp thông qua lý tính và sự truyền tải kiến thức cho các thế hệ tương lai. Ngôn ngữ, nghệ thuật và thương mại là những thứ tạo nên danh tính con người. Các tuyến thương mại đường dài có lẽ đã dẫn đến sự bùng nổ văn hóa và phân phối tài nguyên có lợi cho con người, một ưu thế cực lớn khi so với những sinh vật khác.
Số lượng: 7,8 tỷ
Gà
Trong thế giới loài chim, gà là loài vật có số lượng áp đảo nhất với 24 tỉ cá thể (thống kê vào năm 2003). Con người thường sử dụng thịt gà, trứng gà và lông gà. Ngoài ra, ngày nay, người ta còn dùng gà để làm các thí nghiệm nghiên cứu khoa học trong các ngành sinh học, vật lý, hóa học. Chiếm 23 trên tổng số 30 tỷ loài vật được nuôi ở các trang trại, gà đang trở thành 'ông hoàng' ngành chăn nuôi toàn cầu. Trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) bao gồm những nước giàu, lượng tiêu thụ thịt bò và lợn hầu như không đổi kể từ năm 1990, nhưng lượng thịt gà bán ra lại tăng đến 70% từ đó đến nay.
Chưa dừng lại ở đó, loài gà đang chiếm tới 23 tỷ trên tổng số 30 tỷ loài vật đang được chăn nuôi ở các trang trại. Số liệu của chuyên gia Cáy Bennett từ trường đại học Leicester cho thấy tổng số gà nuôi ở các trang trại đã vượt tổng số chim khác trên toàn hành tinh cộng lại. Vậy tại sao thịt gà lại vượt qua các loại thịt khác để trở thành ông hoàng ngành chăn nuôi? Câu trả lời vô cùng đơn giản, thịt gà rẻ và ngon.
Tại Mỹ, 1 pound (0,45kg) thịt gà chỉ có giá 1,92 USD trong khi giá thịt bò lên tới 5,8 USD. Nguyên nhân chính của tình trạng này bắt đầu từ thập niên 1940 khi chính phủ Mỹ phát động phong trào thi đua "Chăn nuôi gà cho ngày mai" nhằm thúc đẩy năng suất của các trang trại. Kể từ đây, ngành chăn nuôi gà đã có sự lột xác hoàn toàn với số lượng lớn gà được xuất truồng với kích cỡ to hơn.
Số lượng: 23,7 tỷ
Rắn
Trên 20 họ rắn hiện nay đang được công nhận, bao gồm khoảng 500 chi với khoảng 3.400-3.550 loài. Có khoảng 3.500 loài rắn phân bố từ vùng phía bắc tới vòng Bắc Cực tại Scandinavia cho tới phía nam tại Australia. Rắn có thể được thấy trên gần như mọi châu lục (trừ châu Nam Cực), trong lòng đại dương, cũng như cao tới cao độ 4.900 m (16.000 ft) trong khu vực dãy núi Himalaya ở châu Á. Có nhiều hòn đảo không có rắn, như Ireland, Iceland và New Zealand (mặc dù vùng biển ven New Zealand thỉnh thoảng vẫn thấy có rắn đẻn sọc dưa (Pelamis platura) và rắn cạp nia biển (Laticauda colubrina).
Người ta thường chia phân bộ này thành 2 cận bộ là Alethinophidia và Scolecophidia. Sự chia tách này dựa theo các đặc trưng hình thái học và sự tương đồng trình tự DNA ti thể. Alethinophidia đôi khi được chia tách tiếp thành Henophidia và Caenophidia, với nhóm thứ hai bao gồm các loài rắn dạng "rắn nước" (Colubridae, Viperidae, Elapidae, Hydrophiidae và Attractaspididae) và Acrochordidae, trong khi các họ rắn dạng Alethinophidia còn lại tạo thành Henophidia. Tất cả các loài rắn hiện đại được gộp nhóm trong phân bộ Serpentes trong phân loại học Linnaeus, một phần của bộ Squamata (bò sát có vảy), mặc dù vị trí chính xác của chúng trong phạm vi bò sát có vảy vẫn là điều gây mâu thuẫn. Có nhiều tranh luận liên quan tới hệ thống học trong phạm vi nhóm này. Chẳng hạn, nhiều nguồn coi Boidae và Pythonidae chỉ là một họ trong khi quan hệ họ hàng của chúng không thực sự gần, trong khi lại coi Elapidae (rắn hổ) và Hydrophiidae (rắn biển) là các họ tách biệt vì các lý do thực tiễn trong khi quan hệ của chúng là rất gần gũi.
Số lượng: 16,5 tỷ
Nhuyễn thể
Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi. Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 93.000 loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc và hơn 70.000 loài đã tuyệt chủng. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.
Ngành Thân mềm có độ đa dạng cao, không chỉ về kích thước mà còn về cấu trúc giải phẫu học, bên cạnh sự đa dạng về ứng xử và môi trường sống. Ngành này được chia thành 9 hoặc 10 lớp, trong đó có 2 lớp tuyệt chủng hoàn toàn. Các loài chân đầu (Cephalopoda) như mực ống, mực nang và bạch tuộc là các nhóm có thần kinh cao nhất trong tất cả các loài động vật không xương sống, và mực khổng lồ hay mực ống khổng lồ là những loài động vật không xương sống lớn nhất đã được biết đến. Năm 1877, người ta đã phát hiện xác của loài này dạt vào ven bờ Đại Tây Dương, dài 18m (kể cả tua miệng), cả cơ thể nặng khoảng hơn một tấn. Động vật chân bụng (ốc sên và ốc) là nhóm có số loài nhiều nhất đã được phân loại, chiếm khoảng 80% trong tổng số loài động vật thân mềm. Nghiên cứu khoa học về động vật thân mềm được gọi là nhuyễn thể học.
Số lượng: 500 nghìn tỷ
Dơi
Dơi (danh pháp khoa học: Chiroptera) là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 40% số loài). Từ Chiroptera trong tiếng Hy Lạp là ghép bởi 2 từ: cheir (χειρ) "bàn tay" và pteron (πτερον) "cánh". Như tên gọi, cấu tạo hai chi trước của chúng giống như bàn tay con người với các ngón tay được nối liền bởi màng da và tạo thành đôi cánh. (chính xác thì ở dơi cánh được tạo bởi màng da nối liền xương cánh tay và các ngón tay)
Dơi là động vật có vú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn bay, sóc bay... trông có vẻ như có thể bay nhưng thực ra chúng chỉ có thể lượn - trong một khoảng cách có giới hạn. Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi. Loài dơi nhỏ nhất là dơi mũi lợn Kitti chỉ dài 29–33 mm, nặng khoảng 2 gam. Loài lớn nhất là dơi quả đầu vàng lớn với sải cánh dài 1,5 m và cân nặng khoảng 1,2 kg. Các loài trong bộ này có nhiều nét chung với thú ăn sâu bọ và có thể coi như một nhánh Thú ăn sâu bọ thích nghi với vận chuyển bay. Chi trước biến đổi thành cánh da. Ngón tay, trừ ngón một rất dài và căng màng da mỏng không lông. Màng da nối không chỉ chi trước với chi sau và cả chi sau với đuôi. Cơ ngực lớn. Dơi còn đặc trưng với tư thế treo thân độc đáo (đu mình treo ngược).
Số lượng: 14 tỷ
Bò sát
Tổ tiên của bò sát đã được hình thành cách đây khoáng 280 - 230 triệu năm. Do những điều kiện thuận lợi, bò sát đã phát triển rất mạnh mẽ. Đây là thời kì phồn thịnh nhất của chúng, được gọi là Thời đại Bò sát hoặc Thời đại khủng long. Trong Thời đại Khủng long có nhiều loài bò sát to lớn. hình thù kì lạ, thích nghi với những môi trường sống và điều kiện sống rất khác nhau.
Cách đây 65 triệu năm, khí hậu trái đất lúc đó thay đổi đột ngột, ảnh hưởng tới sự quang hợp của thực vật làm các loài khủng long cỡ lớn bị tiêu diệt hàng loạt vì thiếu thức ăn và nơi tránh rét, chỉ còn lại một số loài Bò sát cỡ nhỏ như thằn lằn, rắn, rùa, cá sấu,... tồn tại đến ngày nay do kích thước nhỏ dễ tìm nơi ẩn náu để trú rét và yêu cầu về thức ăn cũng không cao. Bò sát hiện được chia thành 4 bộ : Bộ Đầu mỏ - Bộ Có vảy - Bộ Cá sấu - Bộ Rùa. Bộ Đầu mỏ hiện nay chỉ còn 1 loài sống trên vài hòn đảo nhỏ thuộc Tân Tây Lan với tên gọi là Nhông Tân Tây Lan.
Bộ Có vảy bao gồm các loài sống chủ yếu trên cạn. Thường gặp nhất có lẽ là các loại rắn cạn. Rắn độc thường có màu sặc sỡ, đầu có dạng hình tam giác, có răng nọc còn rắn lành không có những đặc điểm trên. Khi gặp rắn ta không nên quá sợ đến mất bình tĩnh và không nên giết chúng vì thường thì chúng không chủ động tấn công chúng ta, hơn nữa rắn là loài bò sát có ích lợi lớn.
Số lượng: 10 triệu tỷ
Chim
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học New South Wales (Úc) cho thấy hiện có 9.700 loài chim đang sinh sống trên thế giới với 50 tỉ cá thể, theo The Guardian. Con số này nhiều gấp 6 lần dân số thế giới hiện nay là gần 8 tỉ. Trong số này có 4 loài chim được các nhà nghiên cứu xếp vào “câu lạc bộ tỉ con”, tức mỗi loài có tới hơn 1 tỉ cá thể. Chúng gồm chim sẻ, chim sáo châu Âu, mòng biển mỏ vành khuyên và chim én.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có số lượng loài chim quý hiếm nhiều hơn so với các loài chim thông thường. “Chúng có thể hiếm vì những lý do tự nhiên như chỉ có thể sống trên một hòn đảo nào đó hay trên đỉnh núi nào đó, hoặc đôi khi nó trở nên hiếm vì những tác động của con người”, theo một trong các tác giả nghiên cứu, nhà sinh thái học Will Cornwell. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu quan sát của eBird, một trong những dự án khoa học cộng đồng lớn nhất thế giới.
Theo các tác giả, nghiên cứu này có thể giúp lập biểu đồ về các loài chim nhằm theo dõi và nắm bắt được những loài nào được suy giảm và cần được bảo tồn. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu quan sát của eBird, một trong những dự án khoa học cộng đồng lớn nhất thế giới. Theo các tác giả, nghiên cứu này có thể giúp lập biểu đồ về các loài chim nhằm theo dõi và nắm bắt được những loài nào được suy giảm và cần được bảo tồn.
Số lượng: 10 triệu tỷ
Kiến
Kiến là những kỹ sư sinh thái quan trọng, đảm nhận vai trò di chuyển đất, phân bổ hạt và tái chế chất hữu cơ. Việc xác định được số lượng kiến trên toàn cầu đặc biệt quan trọng nếu muốn đo lường hậu quả đến từ những thay đổi trong môi trường sống của chúng, bao gồm những hậu quả đến từ biến đổi khí hậu.
Trước đây, một số cuộc nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu cách thức kiến phân bổ khắp thế giới. Tuy nhiên, mãi đến gần đây vẫn chưa có số liệu cụ thể về số lượng kiến trên thế giới. Trong nỗ lực mới, đội ngũ chuyên gia quốc tế do nhà sinh học Mark Wong của Đại học Tây Úc dẫn đầu, đã phân tích 465 báo cáo đo đạc số lượng kiến ở từng địa phương nghiên cứu. Họ ngạc nhiên khi phát hiện dù kiến tập trung đông đảo ở vùng nhiệt đới, nhưng ở một số khu vực chính lại có ít hoặc thậm chí không có dữ liệu, bao gồm Trung Phi và châu Á. Đến nay, giới khoa học phân loại được hơn 15.700 loài và phân loài được tìm thấy. Gần 2/3 số này được tìm thấy ở hai dạng hệ sinh thái: rừng nhiệt đới và thảo nguyên.
Dựa trên số lượng kiến được ước tính, mà trên thực tế chắc chắn phải nhiều hơn thế, nhóm chuyên gia tính toán được tổng sinh khối của kiến trên toàn cầu là 12 triệu tấn, cao hơn cả số loài chim hoang dã và động vật có vú, và tương đương 20% của loài người.
Số lượng: 10 nghìn triệu tỷ
Cừu
Cừu là gia súc nhỏ nhai lại có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Australia, Nam Phi với mục đích lấy thịt cừu, lông cừu, sữa cừu, da cừu và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Theo thống kê của FAO, số lượng cừu trên thế giới có khoảng hơn 1 tỷ con. Trong đó, đàn cừu tập trung nhiều nhất ở các nước đang phát triển như ở châu Á có 463.575.597 con (chiếm 44,41% tổng đàn cừu của cả thế giới), châu Phi 255.481.282 con (chiếm 24,47% tổng đàn cừu thế giới), châu Đại Dương có số lượng cừu đứng thứ 3 thế giới là 104.238.100 (chiếm 9,98% tổng đàn), châu Âu có số lượng cừu là 96.788.620 con (chiếm 9,27% tổng đàn) và châu Mỹ có 93.101.675 con (chiếm 8,92% tổng đàn).
Ngày nay, những nước có ngành chăn nuôi cừu phát triển, có số lượng nhiều, chất lượng giống tốt phải kể đến Vương quốc Anh, Australia, New Zealand, Mỹ, Canada, Nam Phi và nhiều nhất là Trung Quốc. Mật độ chăn nuôi cừu trên thế giới tập trung nhiều nhất ở châu Á là các nước thuộc Nam Á, Tây Á và các nước Trung Đông, còn ở Trung Quốc, Mông Cổ thì tập trung phía Bắc Trung Quốc và vùng Nội Mông (Trung Á). Ở Việt Nam, cừu được chăn nuôi muộn hơn các súc vật khác như bò, gà, heo, cừu đã có từ trên 100 năm do người Chà Và (Ấn Độ) mang tới vùng Ninh Thuận gọi là cừu Phan Rang).
Số lượng: 1,1 tỷ
Bồ câu
Ban đầu, con người nuôi bồ câu để làm thức ăn. Chúng là một nguồn bổ sung protein cực ổn, giống như gà vậy. Chưa kể, bồ câu còn có thể huấn luyện để đưa thư. Vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên (TCN), người Hy Lạp sử dụng chim câu để chuyển kết quả thi Olympic đến các thị trấn, thành phố lân cận. Và tới thế kỷ 16, chim câu chạm đến thời cực thịnh. Người ta nuôi chúng theo sở thích, hoặc để trình diễn. Thậm chí như Hoàng đế Akbar tại Ấn Độ còn nuôi tới 10.000 con chim câu, với mục đích để... sưu tầm.
Nhìn chung, con người và bồ câu có một mối liên hệ hết sức chặt chẽ. Đó là lý do vì sao khi người châu Âu khai phá Bắc Mỹ vào thế kỷ 17 đã mang theo loài chim này. Và chẳng ai ngờ rằng, chúng thích nghi rất nhanh. "Chúng đã bỏ trốn khỏi chủ nuôi - đó là cách để hình thành những đàn chim hoang tại các thành phố trên toàn thế giới" - theo Elizabeth Carlen, nhà sinh học chuyên nghiên cứu chim bồ câu tại ĐH Fordham (Mỹ).
Khi bỏ trốn thành công, số lượng chim câu tại các thành phố đã bùng nổ. Carlen cho biết, nguyên nhân vì các thành phố cung cấp một môi trường hoàn hảo như "đo ni đóng giày" cho chúng. Chúng có thể sinh tồn bằng bất kỳ thứ gì, kể cả thức ăn bỏ đi từ loài người. "Chúng ta có thể thấy bồ câu ăn được mọi thứ, từ cơm, bánh mì, thậm chí cả bánh doughnut. Chúng có khả năng sinh tồn từ thức ăn thừa của con người và nhờ vậy sống sót thành công trong các thành phố lớn" - Carlen chia sẻ thêm. Đó là chưa kể đến việc con người cũng chủ động cho chúng ăn nữa.
Số lượng: 3,5 tỷ
Muỗi
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh. Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài cm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với Carbon dioxide (hay còn gọi là Cacbonic) trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.
Số lượng: 1 triệu tỷ
Cây
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng trái đất có 3,04 nghìn tỷ cây xanh đang tồn tại, nhiều gấp 7,5 lần so với các ước tính được đưa ra trước đó. Nhóm nghiên cứu do các chuyên gia của đại học Yale, Mỹ dẫn đầu sử dụng công nghệ ảnh vệ tinh, kiểm kê rừng và siêu máy tính để lập bản đồ số lượng cây xanh trên toàn thế giới. Kết quả nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Thiên nhiên (PDF), CNN đưa tin.
Các nhà nghiên cứu từ 15 quốc gia góp sức trong nghiên cứu số lượng cây xanh tồn tại trên Trái đất. Họ cho rằng đây là nghiên cứu toàn diện nhất về tình trạng cây cối trên "hành tinh xanh". Trung bình, mỗi người sống trên trái đất sẽ có 422 cây xanh, tương đương với một khu rừng nhỏ. Tuy nhiên, số cây xanh đã giảm 46% so với thời điểm loài người xuất hiện trên trái đất. Đáng lo ngại, tốc độ phá rừng đang diễn ra mạnh mẽ, khiến số lượng cây xanh có thể tiếp tục giảm.
“Cây xanh là một trong những sinh vật quan trọng và nổi bật nhất trên trái đất nhưng chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu về quy mô tồn tại của chúng. Chúng chứa một lượng lớn carbon, giữ nước và tạo ra không khí trong lành cùng rất nhiều lợi ích quan trọng cho con người”, chuyên gia Thomas Crowther của Viện nghiên cứu Môi trường và Lâm nghiệp Đại học Yale cho biết.
Số lượng: 2,8 nghìn tỷ
Chuột
Chuột được các nhà khoa học xếp vào top 10 con vật thông minh nhất hành tinh bên cạnh cá heo, quạ, tinh tinh, voi và con người. Thậm chí các nhà khoa học Pháp còn khẳng định chuột là loài thông minh thứ 3 chỉ sau con người và tinh tinh bởi chúng có hệ gene giống con người đến 85%. "Chúng có khả năng tiên tri và linh cảm cực kỳ phi thường. Không những thế chúng còn có khả năng thông báo cho đồng loại", Michel Daniel viết.
Chẳng hạn nếu loại thuốc diệt chuột mới được đem ra sử dụng thì chỉ trong vài giờ, tin tức lan truyền qua cộng đồng chuột hữu hiệu đến nỗi không có con nào chịu ăn thức ăn có thuốc. Chuột thường nghi hoặc bất cứ thức ăn nào đặt trong lãnh địa của chúng. Khi lần đầu gặp mồi mới, chúng chỉ ăn khối lượng để nếu có độc thì cũng chỉ gây ra các triệu chứng mà không gây tử vong. Nếu triệu chứng xảy ra, chuột sẽ tránh chất độc và báo động cho đồng loại không đến gần miếng mồi. Một số loài chuột còn biết giả chết nếu chúng quá sợ hãi và không tìm được đường thoát thân. Tuy là loài vật thông minh, nhưng chuột quả thực là đáng sợ với cuộc sống của con người, không phải thói quen gặm nhấm tất cả đồ đạc hay là trung gian truyền bệnh mà chính là khả năng sinh sản “khủng khiếp” của chúng.
Theo đó, loài chuột sẽ có thể thụ thai khi chỉ mới 5 tuần tuổi và sinh sản không ngớt, bất kể mùa và khí hậu. Mỗi lứa, chuột có thể đẻ 6-20 con non. Điều đáng nói là cứ mỗi 3 tuần, một con chuột có thể mang thai và sinh đẻ tiếp một lứa. Vì vậy trung bình một năm mỗi con chuột cái có thể đẻ ra 150 chuột con. Rõ ràng nếu con người không tìm cách kiểm soát và tiêu diệt, không biết loài chuột sẽ trở nên khổng lồ đến như thế nào?
Số lượng: 6,5 tỷ