Hiện nay trên thị trường xuất hiện tràn ngập các loại sữa cho trẻ em, nên việc lựa chọn sữa mẹ hay sữa ngoài luôn là điều băn khoăn của không ít bậc cha mẹ. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé và việc nuôi con bằng sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích mà có thể một số các bà mẹ chưa biết. Hãy tham khảo bài viết này các mẹ nhé!
Giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp người mẹ tự tin vào khả năng chăm sóc con của mình. Trẻ bú giúp mẹ đốt cháy lượng calo nhiều hơn và giúp tử cung co nhanh hơn. Vì vậy, người mẹ sẽ sớm lấy lại được vóc dáng và cân nặng như trước đây của mình. Thậm chí có một số mẹ sau khi nuôi con bằng sữa mẹ còn có vóc dáng đẹp hơn xưa.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bạn đốt cháy calo và giảm cân. Cho con bú mẹ giúp bạn thúc đẩy việc giảm cân sau khi sinh. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng các bà mẹ nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần đã giảm vòng hông và cân nặng sau khi sinh nhiều hơn so với các bà mẹ không con bú lúc một tháng sau khi sinh. Điều này là do cơ thể cần thêm năng lượng cần thiết để sản xuất sữa mẹ (lên đến 500 Kcal mỗi ngày)
Kinh tế
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tiết kiệm tối ưu so với sữa bột vì mẹ không cần phải tốn nhiều tiền để mua sữa cho con. Trẻ bú mẹ hoàn toàn thường ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn các trẻ bú bình, ăn sữa ngoài. Điều này giúp các trẻ bú mẹ ít phải đi khám bệnh viện hơn.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ tiết kiệm hơn nhiều so với việc cho bé ăn bằng sữa công thức, vì chi phí thức ăn bổ sung cần thiết cho người mẹ không đáng kể so với chi phí khi mua sữa công thức cho bé. Điều này giúp mẹ tiết kiệm một khoản tiền để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày của gia đình tốt hơn.
Bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn
Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, chàm/eczema.
Sữa mẹ chứa các tế bào bạch cầu (lympho bào, đại thực bào), globulin miễn dịch (IgA, IgG, IgM), một số yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus Bifidus (Lactose, Oligosaccharid, yếu tố Bifidus), giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai, viêm màng não và nhiễm khuẩn tiết niệu.
Sữa mẹ cũng chứa những kháng thể chống các bệnh nhiễm khuẩn mà bà mẹ từng mắc. Khi bà mẹ bị nhiễm khuẩn, các tế bào bạch cầu hoạt động và sản xuất kháng thể để bảo vệ người mẹ, một số tế bào bạch cầu đi tới vú và sản xuất kháng thể tại đó, các kháng thể này được tiết vào sữa để bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn. Vì vậy khi mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn thì vẫn có thể cho con bú, không nên cách ly mẹ và con.
Được thử nghiệm nhiều mùi vị
Phụ nữ trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ cần thêm khoảng 500 kcal mỗi ngày, do đó cần được ăn uống đa dạng và cân bằng các chất dinh dưỡng.
Thông qua nguồn sữa mẹ, trẻ cũng được nếm các mùi vị phong phú của thức ăn. Điều này thú vị hơn nhiều so với trẻ chỉ được nếm duy nhất một mùi vị từ sữa bình.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp gắn kết mẹ con. Cho con bú có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Có một thống kê với tỷ lệ khá cao trên mỗi trẻ sơ sinh được bú mẹ, nguy cơ bị tiểu đường khi trở thành người lớn giảm đi đáng kể. Thật vậy, trẻ sơ sinh bú mẹ ít có khả năng nhiễm bệnh tiểu đường trong suốt cuộc đời chúng.
Cho con bú là một biện pháp tránh thai tự nhiên
Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, sự rụng trứng và kinh nguyệt của bạn thường sẽ bị tạm ngưng trong hầu hết thời gian cho con bú, ít nhất cho đến khi em bé bắt đầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng khác (dưới dạng sữa công thức hay thức ăn giặm).
Ở một số bà mẹ hiện tượng gián đoạn này sẽ kéo dài cho đến khi cai sữa bé yêu. Thậm chí đôi khi còn kéo dài một vài tháng sau khi đã cai sữa. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo hoàn toàn rằng bạn có thể tránh thai nhờ vào việc cho con bú. Do đó, để tránh thai an toàn trong giai đoạn cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Ngăn ngừa béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ
Theo một số nghiên cứu, sữa mẹ có khả năng ngăn ngừa béo phì cho trẻ về sau. Vì vậy trẻ bú mẹ có khả năng ít bị béo phì hơn trẻ bú bình.
Ngoài ra, trẻ bú mẹ luôn được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng nên lớn nhanh, phòng được nguy cơ suy dinh dưỡng. Đồng thời, sữa mẹ góp phần làm giảm cholesterol và huyết áp trong giai đoạn sau này của bé.
Giúp trẻ dễ tiêu hóa
Thành phần của sữa mẹ bao gồm lactose, protein và chất béo dễ tiêu hóa nên dễ dàng cho bé hấp thu hơn nhiều so với sữa bột bên ngoài. Hơn thế nữa, Khi trẻ bú mẹ, thì lactose trong sữa mẹ đi vào thực quản bé sau đó lên men và tạo thành khí ga, trong môi trường acid của hệ tiêu hóa của trẻ luôn sản sinh một loại men tên là Bifidobacterium (đây là loại men tiêu hóa tốt và có lợi cho đường ruột)
Sữa mẹ chứa nhiều đạm whey, loại đạm dễ tiêu hóa.Trong khí đó, sữa bò chứa thành phần đạm casein sẽ làm bé khó tiêu hóa hơn.
Giúp mẹ tăng lượng sữa
Các mẹ biết không, cho trẻ bú thường xuyên và đúng cách sẽ giúp kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động. Như vậy, sẽ đảm bảo đủ lượng sữa cho bé bú và giúp bé phát triển toàn diện.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp mẹ hạn chế stress và trầm cảm sau sinh nữa. Các mẹ hãy gia nhập hội nuôi con bằng sữa mẹ ngay thôi nào.
Sợi dây gắn kết mẹ và con
Các mẹ thường âu yếm, nâng niu khi cho con bú, do vậy bé cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhờ đó mà tình cảm mẹ con được hình thành và gắn bó hơn. Hơn nữa trong quá trình bé bú mẹ, sự tiếp xúc giữa làn da mẹ và bé chính là cầu nối gắn kết tình cảm giữa hai mẹ con. Cả hai đều thích thú sự tiếp xúc này vì nó đem đến cho bé cảm giác an toàn khi nằm trong lòng mẹ, và mẹ thấy bình yên khi có con bên cạnh.
Cho con bú bằng sữa mẹ là sợi dây hoàn hảo gắn kết tình cảm mẹ con. Khi bú mẹ, cả thế giới của con đều hướng về mẹ yêu. Hơn nữa, việc cho bú làm cơ thể mẹ sản sinh ra hormone oxytocin, hormone tình yêu, thúc đẩy cảm giác hạnh phúc cho mẹ lẫn con.
Thuận tiện, đảm bảo vệ sinh
Không giống như việc cho trẻ bú bình, các mẹ luôn phải chú ý giữ vệ sinh bình. Sữa mẹ rất an toàn và luôn có sẵn. Một điều chắc chắn là sữa mẹ không bao giờ thiếu dưỡng chất, bị hư hỏng hoặc nhiễm độc tố (trừ trường hợp người mẹ mắc phải chứng bệnh ảnh hưởng tới sữa mẹ).
Khi cho con bú dù là ban đêm hay ban ngày các mẹ cũng không phải lo lắng, thức dậy để lủi thủi pha sữa hoặc hâm nóng sữa. Sữa mẹ luôn sẵn sàng cho bé ở mọi lúc, mọi nơi, khi bé cần là mẹ có thể cho bú ngay.
Ngoài ra, sữa mẹ luôn đúng nhiệt độ và 100% vệ sinh lại không mất thời gian chuẩn bị, bạn có thể dành nhiều thời gian bên bé. Đặc biệt hơn nữa, khi các mẹ phải đi ra ngoài, bạn cũng không cần chuẩn bị trước bình sữa cho bé, vì sữa mẹ luôn sẵn sàng cho bé.
Tăng trí thông minh cho trẻ sơ sinh
Một câu nói nghe đã quá quen thuộc “sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”! Đúng vậy, sữa mẹ không chỉ giúp bé lớn về thể chất mà còn phát triển nhanh về trí tuệ. Những trẻ bú sữa mẹ phát thường thông minh hơn so với các bạn cùng trang lứa đang uống sữa ngoài.
Công nhận là sữa công thức ngày nay rất tốt, rất hiện đại và dần khẳng định vai trò cũng như vị thế của mình. Nhưng sữa công thức vẫn không thể bằng sữa “tự nhiên” được. Khả năng nhận thức cũng như năng động của trẻ tốt hơn nhiều so với các bé bú sữa công thức. bởi vậy thay vì mua sữa công thức đắt tiền để bổ sung DHA thì mẹ nên tích cực cho bé bú bằng sữa mẹ nhé. Nó là phương pháp tối ưu cho bé đấy.
Bú mẹ giúp trẻ ổn định trọng lượng lâu dài
Cho bé bú giúp nhóc con của mẹ có khả năng duy trì thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời. Làm sao mà việc này có thể xảy ra được nhỉ? Theo nghiên cứu, em bé được bú sữa mẹ thường tăng cân ở một tỷ lệ ổn định hơn và chậm hơn, điều này rất tốt để duy trì cảm giác no sau này.
Khi được nuôi dưỡng bằng vú mẹ, trẻ có thể chủ động quyết định khi nào chúng đói, cho phép chúng tìm hiểu và phát hiện khi nào thì no. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh béo phì khi trẻ lớn hơn.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Các mẹ biết không, chất kháng thể có trong sữa mẹ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm tai, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm màng não và các bệnh về mắt... Ngoài ra, sữa mẹ còn củng cố hệ miễn dịch bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật, giúp bảo vệ cơ thể bé tránh khỏi vi khuẩn và virus gây bệnh nữa đấy. Nó có khả năng bảo vệ bé khỏi dị ứng, hen suyễn, béo phì. Do đó, sữa mẹ còn có thể phần nào bảo vệ bé khỏi hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Khi bạn cho bé bú mẹ, bạn đã chia sẻ với bé một phần hệ miễn dịch của thông qua các kháng thể có trong sữa mẹ. Đây là điều tuyệt vời cho bé vì hệ thống phòng vệ tự nhiên của bé chưa hoàn thiện và chưa được huấn luyện đầy đủ khi mới sinh.Ngoài các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ bé, sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli), rất quan trọng cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của bé.Nuôi con bằng sữa mẹ là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bé ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé được sinh ra.
Ngăn ngừa ung thư vú và ung thư buồng trứng cho mẹ
Phần lớn các mẹ lo ngại việc cho con bú sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của đôi “gò bồng đào”. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho biết việc nuôi con bằng sữa mẹ giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng cho mẹ. Vì nó ngăn chặn sự rụng trứng, làm giảm thiểu lượng Estrogen trong cơ thể đây là một trong những chất kích thích sự phát triển tế bào ung thư.
Vì vậy, ngoài việc ăn uống đúng cách, có chế độ tập luyện phù hợp các mẹ đừng bỏ qua việc nuôi con bằng sữa mẹ để giảm thiểu đối đa nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú hay ung thư buồng trứng bạn nhé.