Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự khỏe mạnh hay bất kì bất thường nào ở cơ thể chúng ta. Bên cạnh dùng thuốc đặc trị thì dinh dưỡng cũng là vấn đề thường xuyên được lưu ý để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa bệnh. Vậy bị bệnh sỏi thận nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu những lời khuyên hữu ích ngay sau đây nhé.
Kiểm soát các thực phẩm giàu vitamin C
Nếu cơ thể bị dư thừa vitamin C thì lượng vitamin C thừa đọng ấy sẽ bị chuyển hóa thành oxalate- chính là chất cấu tạo nên sỏi thận. Vì vậy, khi bác sĩ của bạn đã khuyến nghị nên giảm oxalate trong chế độ ăn thì bạn hãy ngừng việc cung cấp quá nhiều vitamin C vào cơ thể. Bổ sung quá 3000mg vitamin C vào cơ thể mỗi ngày có thể dẫn đến việc hình thành sỏi thận.
Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua các thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, chanh, cà chua, bông cải xanh. Nhưng bạn cần dùng với liều lượng hợp lý và tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để có cách sử dụng hợp lý nhất. Như thế bạn vừa khai thác lợi ích tối đa của loại vitamin này, vừa tránh bệnh sỏi thận diễn biến xấu đi. Nước ép trái cây tuy rất tốt, nhưng người bị sỏi thận nên hạn chế dùng các loại nước ép giàu C hoặc pha loãng khi uống. Một vài loại nước khác như nước dâu ngô cũng giúp giảm sỏi thận rất tốt bạn nhé.
Không ăn quá mặn
Như chúng ta đã biết muối chính là thủ phạm gây ra bệnh sỏi thận, đặc biệt là bệnh sỏi canxi. Chính thói quen ăn mặn hàng ngày khiến nguy cơ này tăng lên. Lúc này bạn cần chú ý không được ăn đồ mặn, tránh hoặc hạn chế ăn muối, nước mắm, các loại thịt cá khô… Bởi đồ mặn có chứa lượng muối lớn. Khi bạn ăn vào sẽ càng làm tăng gánh nặng cho thận, thậm chí còn kích thích hình thành tích tụ thêm các tinh thể trong thận khiến bệnh nặng hơn. Do đó trong chế độ ăn của người bị sỏi thận chỉ nên ưu tiên các thực phẩmvà các món ăn có vị nhạt (tức là ăn nhạt hơn 1 chút so với bình thường).
Cách này sẽ góp phần hỗ trợ lớn vào quá trình điều trị sỏi thận, ngăn chặn sỏi thận tiến triển nặng. Giảm muối (sodium) trong chế độ ăn uống giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu và làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi. Chế độ ăn giảm muối tốt nhất nên thực hiện là không thêm muối vào thức ăn và tránh những thực phẩm natri cao như: Thịt chế biến, thực phẩm ăn nhanh nhiều muối (súp đóng hộp,mì hoặc cơm trộn). Do đó bạn nên nêm nếm gia vị vừa phải trong các món ăn để ngon miệng và chữa sỏi thận. Ngoài ra các thực phẩm có hàm lượng natri cao như: Thịt hun khói cũng phải hạn chế bạn nhé.
Nước ngọt có gas
Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của đồ uống có gas với sỏi thận các chuyên gia đã chỉ ra rằng: Việc sử dụng đồ uống có gas làm tăng nguy cơ sỏi thận lên 23%- 33% so với nhóm không sử dụng. Trong nước ngọt có chứa chất phốt phát- một loại chất đã được xác định là góp phần gây nên sỏi thận. Trong nước ngọt đóng lon, các nhà sản xuất dùng đường fructose- hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II- một protein điều chỉnh sự cân bằng muối. Điều này có nghĩa là muối được tái hấp thu vào thận, dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì, suy thận, cao huyết áp.
Như vậy hầu hết các bệnh của con người đều có thể từ ăn uống mà ra. Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh là chìa khóa vàng giúp duy trì sức khỏe tốt, giảm thiểu bệnh tật cho cơ thể bạn. Trong đó bạn nên hạn chế những đồ uống có ga và những thực phẩm không tốt cho bệnh sỏi thận nhé.
Bổ sung chất xơ không hòa tan
Thực phẩm giàu chất xơ là nguồn thực phẩm hàng đầu mà những người bị sỏi thận cần chú ý bổ sung. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả trái cây tươi. Khi cơ thể được bổ sung đủ chất xơ sẽ kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, làm giảm khó khăn khi đại tiện. Đặc biệt nó rất tốt với những người sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ điển hình như: Ngũ cốc nguyên hạt, tất cả các loại rau xanh đậm và đậu. Tuy nhiên cũng có một số loại rau xanh già có chất xơ khó tiêu. Vì thế bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của các chuyên gia để bổ sung chất xơ phù hợp.
Mặt khác, chất xơ bao gồm hai loại: Chất xơ hòa tan và không hòa tan. Trong số đó chất xơ không hòa tan góp phần ổn định hàm lượng canxi trong cơ thể, tránh nguy cơ hình thành sỏi canxi. Không chỉ vậy, chất xơ không hòa tan làm tăng chuyển động của các tạp chất ra khỏi cơ thể. Nó giúp tránh tình trạng tích tụ cặn bẩn trong cơ thể, đặc biệt là ở hệ bài tiết.
Bạn có thể tìm thấy nguồn chất xơ không hòa tan trong các loại ngũ cốc như: Lúa mì, lúa mạch, lúa gạo. Chế biến các món ăn từ nguồn dưỡng chất này khéo léo để sớm đẩy lùi bệnh sỏi thận bạn nhé!
Quan tâm đến các thực phẩm giàu canxi
Trong thực tế những người có xu hướng phát triển sỏi oxalat canxi nên bổ sung canxi qua chế độ ăn uống và ăn nhạt đi. Sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu canxi. Theo Ủy ban thực phẩm và dinh dưỡng viện y học Mỹ, lượng canxi cần thiết cho một người trưởng thành trong khoảng 1000- 1300 mg mỗi ngày. Đối với những người không dung nạp lactose thì nên thay thế bằng cách bổ sung canxi từ các nguồn thực phẩm khác và ngũ cốc. Nếu không bổ sung đủ lượng canxi cơ thể sẽ hấp thu oxalat nhiều hơn, bệnh sỏi thận sẽ nghiêm trọng hơn vì oxalat sẽ kích thích hình thành các viên sỏi mới.
Bạn có thể tìm thấy nguồn canxi lành mạnh từ các thực phẩm như: Trứng, sữa, câc loại đậu, rau xanh sẫm. Lượng canxi lý tưởng cho những bệnh nhân sỏi thận là 400mg/ ngày, tương đương với 1,5 ly sữa. Bạn hãy chú ý và bổ sung đều đặn mỗi ngày nhé.
Nên tránh các loại thịt
Người bệnh cần giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá. Vì chúng là những thực phẩm rất giàu protein. Protein là chất có khả năng xúc tác tạo ra oxalate trong quá trình trao đổi chất. Sỏi oxalate là một trong những loại sỏi phổ biến nhất và dễ hình thành nên bệnh nhân trong quá trình điều trị sỏi thận cần giảm bớt lượng protein mỗi ngày.
Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi. Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh: Protein sẽ kích thích hình thành oxalate- nguyên nhân gây ra sỏi thận. Vì thế những ai đang đối mặt với tình trạng này nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé.
Bổ sung vitamin A
Vitamin và khoáng chất là những thành phần vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Trong đó có vitamin A là loại vitamin rất tốt cho phòng chống bệnh thận. Vitamin A có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột. Không những vậy nó còn cải thiện thị lực và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Vitamin A được biết đến là loại dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của thận. Vì nó hạn chế sự hình thành sỏi thận và giúp lợi tiểu. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng cân bằng vitamin A mỗi ngày sẽ giúp bạn sớm đẩy lùi các triệu chứng mà bệnh sỏi thận gây ra.
Bạn có thể tìm thấy vitamin A dồi dào trong các thực phẩm như: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ và bông cải xanh ,củ quả màu vàng, đỏ hoặc các loại rau ngót, rau dền… Qua các thực phẩm từ động vật như: Thịt, trứng, bơ, sữa. Đây hoàn toàn là nguồn vitamin A tự nhiên, nguyên chất và cực lành mạnh nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Uống nhiều nước
Chức năng của thận là lọc và loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nhiều chất độc không thể hòa tan vào nước tiểu đã lắng đọng lại ở thận và hình thành sỏi thận. Tùy từng vị trí, mức độ lắng đọng và thời gian hình thành sỏi mà kích thước sỏi thận ở mỗi người, mỗi thời điểm là khác nhau. Uống nhiều nước là lời khuyên đầu tiên để sớm đẩy lùi bệnh sỏi thận. Sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 5mm có thể thoát ra ngoài cùng với nước tiểu. Do đó, người bệnh nên uống thật nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi ra ngoài và ngăn ngừa sỏi phát triển. Mặt khác nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó giúp đẩy lùi cặn bã, tạp chất ra khỏi cơ thể, làm sạch đường ruột và hệ bài tiết. Giúp thận thực hiện tốt chức năng bài tiết của mình và làm các viên sỏi dần được hòa tan.
Bạn nên uống 6 - 8 ly nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 - 3 lít nước để cơ thể được thanh lọc. Không nên sử dụng các đồ uống có chứa cồn, caffein hay chất kích thích khi bị sỏi thận. Vì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm trầm trọng thêm tình trạng sỏi thận hiện tại của bạn.
Tránh xa trà, cà phê
Uống trà, cà phê mỗi ngày là thói quen của rất nhiều người hiện nay, không thể phủ nhận là trà có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trà và cà phê có chất chống oxy hóa, giảm stress, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư, giảm viêm khớp…Tuy nhiên đối với người bị sỏi thận thì trà và cà phê lại là loại thức uống đặc biệt không tốt. Vì trà chứa nồng độ cao oxalat, thành phần chính gây nên sỏi thận - tiết niệu. Chính oxalat kết hợp với canxi hình thành sỏi canxi oxalate, loại sỏi này chiếm đến 80% tổng số bệnh nhân mắc sỏi thận.
Người bệnh sỏi thận được chỉ định tuyệt đối tránh xa trà đặc và cà phê. Vì ngăn ngừa sự hấp thu canxi trong cơ thể, khiến canxi phải bài tiết qua đường nước tiểu dẫn đến tăng khả năng tạo sỏi canxi trong thận. Các loại trà chứa nhiều thành phần oxalat rất có hại với bệnh sỏi thận. Đặc biệt ở Việt Nam, nhiều người cao tuổi bị bệnh sỏi thận kiêng ăn gì đi nữa vẫn có thói quen uống trà đặc hàng ngày. Điều này không tốt cho sức khỏe chút nào.
Người bị sỏi thận nên ăn dứa chín
Nếu bạn chưa biết sỏi thận nên ăn gì tốt thì dứa chính là thực phẩm không nên bỏ qua. Qủa dứa hay còn gọi là quả thơm, có mùi thơm dễ chịu và được nhiều người yêu thích. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra quả dứa có chứa rất nhiều chất bromelain- đây là một chất có khả năng làm giảm đông máu, giúp cải thiện tiêu hóa, làm phá vỡ protein và đặc biệt giúp bào mòn sỏi hiệu quả. Đồng thời khi ăn dứa còn giảm nhanh được các triệu chứng đau nhức do sỏi thận gây ra, giúp làm giãn cơ để sỏi có thể đẩy ra ngoài dễ hơn.
Chính vì thế để hỗ trợ quá trình điều trị sỏi thận bạn có thể ăn dứa hàng ngày. Hoặc dùng dứa ép lấy nước cốt uống đều được, vừa bổ dưỡng mà còn hỗ trợ trị bệnh tốt.