Bệnh đau dạ dày đang làm bạn cảm thấy khó chịu? Bạn đã tốn rất nhiều tiền để chữa trị bệnh này nhưng không hiệu quả? Sau đây, Toplist sẽ cho bạn một số lời khuyên hữu ích để giảm thiểu cảm giác khó chịu do đau dạ dày gây ra.
Bạn có một lịch ăn uống khoa học giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa, ổn định điều tiết. Mỗi ngày, bạn hãy ăn đủ 3 bữa, bữa sáng có thể ăn no, nhưng bữa tối bạn hãy ăn nhẹ nhàng, không ăn quá no. Duy trì thói quen đơn giản này sẽ giúp dạ dày bạn ổn định hơn, có thời gian nghỉ ngơi.
Nhiều người thường có thói quen ăn khuya để bổ sung cho ban ngày không có thời gian ăn uống. Điều này rất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt còn tạo nhiều áp lực cho dạ dày. Khi tiếp nhận thức ăn, dạ dày buộc phải tiết axit hydrochloric quá nhiều gây ra tình trạng viêm loét. Chưa kể, ăn khuya rất dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ do đầy bụng và khiến bạn khó kiểm soát được cân nặng của mình.
Khi bạn ăn quá nhanh, thức ăn sẽ chưa kịp nghiền nhỏ, dạ dày phải làm việc nặng nhọc để cố tiêu hóa, từ đó làm tăng gánh nặng cho dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Thói quen này những người đau dạ dày cần đặc biệt lưu ý. Trong khi ăn, bạn hãy cố gắng ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày có thể làm việc nhẹ nhàng nhất.
Đặc trưng của bệnh đau dạ dày là chức năng tiêu hóa của dạ dày trở nên kém hơn. Trong khi đó, ăn lạnh dễ gây kích thích đường tiêu hóa và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa làm tình trạng bệnh xấu đi. Sau khi ăn, các thức ăn vẫn còn trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ lạnh sẽ làm dạ dày mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường. Điều đó sẽ làm bệnh càng nặng hơn.
Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ, bạn có thể xoa tay bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này sẽ giúp dạ dày của bạn luôn ở trạng thái ổn định, từ đó dạ dày sẽ làm việc tốt hơn.
Các thực phẩm như bia rượu, cà phê, đồ ăn đóng hộp, nhiều dầu mỡ... đều là những thực phẩm không tốt cho dạ dày. Vì thế, bạn nên tránh xa chúng. Thay vào đó hãy ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày như chuối, gừng, táo, đu đủ, sữa chua... với một lượng vừa phải. Điều đó sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, giảm triệu chứng đầy hơi, khó chịu.
Khi ăn quá nhiều, quá no, dạ dày bạn sẽ bị kích thích liên tục để có thể tiêu hóa đống thức ăn mà bạn vừa nạp vào. Tiêu hóa một lượng thức ăn quá lớn làm khiến thành dạ dày bị giãn căng. Hậu quả của việc ăn quá nhiều, quá no đó là người bệnh đau bụng âm ỷ, bụng căng chướng khó chịu. Một gợi ý cho bạn đó là chia thức ăn thành nhiều phần và dùng hết trong các bữa ăn nhỏ.
Các thực phẩm như cam, quýt, cà chua... là những thực phẩm chứa nhiều axit. Chúng sẽ gây tình trạng trào ngược axit, rất nguy hiểm cho những người bị đau dạ dày. Bạn hãy tránh xa chúng. Nếu bạn muốn bổ sung vitamin, bạn nên chọn các loại nước ép tốt cho dạ dày như nước ép chuối, táo, đu đủ...
Sau khi ăn, dạ dày của bạn đang cần làm việc để tiêu hóa thức ăn. Bạn tập thể dục vào thời điểm ngay sau bữa ăn sẽ làm co cơ bụng, dạ dày bị xóc gây nên các cơn đau dạ dày. Vì thế, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn để dạ dày tập trung làm việc. Nếu muốn, bạn có thể đi bộ 30 phút sau khi ăn.
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
Món ăn cay nóng sẽ khiến niêm mạc dạ dày dễ bị kích ứng. Vị cay, nóng của món ăn làm cho khả năng tiết axit tiêu hóa tăng lên. Do đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị rát dạ dày. Ợ hơi, ợ chua là biểu hiện thường thấy khi người bị đau dạ dày ăn những món ăn này.
Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.
Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Đặc biệt, với các thức ăn nhiều gia vị như các món chiên, hun khói hay đồ nướng sẽ làm bạn cảm thấy đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy, bạn hãy tránh xa chúng. Như thế sẽ giúp bảo vệ dạ dày của bạn một cách tốt nhất.