Top 6 Lưu ý trong ăn uống cho trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn đến viêm nhiễm, điếc. Ngay cả trong cách ăn uống hằng ngày, cha mẹ cũng cần có những lưu ý nhỏ khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa.

Những đồ ăn có thể gây dị ứng

Lúa mì, sữa, ngũ cốc, trứng, các loại đậu, hải sản... đều là những đồ ăn thức uống có khả năng gây dị ứng cao. Với các bệnh nhân viêm tai giữa, bạn nên thận trọng khi cho con ăn chúng. Bởi những bé bị viêm tai giữa thường dễ bị dị ứng thực phẩm hơn người bình thường. Khi bị dị ứng, khả năng đề kháng của bé sẽ kém hơn và đó là điều kiện để các vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh hơn. Nếu muốn con nhanh khỏi bệnh, bạn hãy học cách loại bỏ top đồ ăn này nhé.
Hải sản là món đồ ăn dễ gây dị ứng và không hề tốt cho trẻ bị viêm tai giữa.
Hải sản là món đồ ăn dễ gây dị ứng và không hề tốt cho trẻ bị viêm tai giữa.

Những đồ ăn làm tăng khả năng sưng, viêm

Khi trẻ bị viêm tai giữa, tai bé thường bị chảy mủ, đau nhức và rất khó chịu. Phần dịch mủ sẽ chảy nhiều hơn nếu trong chế độ ăn uống cha mẹ cho con ăn các món gây sưng, viêm. Vậy nên, bạn cần tuyệt đối tránh những món ăn như đồ nếp, tôm, cua, hải sản...để không làm tình trạng bệnh của bé trầm trọng hơn.
Trẻ bị viêm tai giữa cần kiêng đồ nếp.
Trẻ bị viêm tai giữa cần kiêng đồ nếp.

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường

Đồ ăn chứa nhiều đường không hề tốt cho trẻ đang bị viêm tai giữa. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, những món ăn chứa nhiều đường thường làm ức chế hệ thống miễn dịch, từ đó làm giảm khả năng kháng lại vi khuẩn của cơ thể. Vì vậy, trong khi điều trị viêm tai giữa, bạn hãy hạn chế cho bé ăn đồ ngọt. Cha mẹ hãy loại ngay danh sách những đồ ăn chứa nhiều đường (bánh ngọt, kẹo, kem...) ra khỏi thực đơn ăn uống của trẻ.
Hãy loại ngay danh sách những đồ ăn chứa nhiều đường ra khỏi thực đơn của trẻ.
Hãy loại ngay danh sách những đồ ăn chứa nhiều đường ra khỏi thực đơn của trẻ.

Những đồ ăn khô, cứng

Khi bạn cho bé ăn những đồ ăn khô, cứng, phần hàm của bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Trong lúc bé nhai, cơ xương hàm sẽ phải hoạt động liên tục khiến quá trình phục hồi tai diễn ra lâu hơn. Không những vậy, nếu bạn cho bé ăn đồ ăn khô, cứng thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và dễ chuyển thành viêm tai giữa mãn tính.
Đồ ăn khô cứng không tốt cho trẻ bị viêm tai giữa.
Đồ ăn khô cứng không tốt cho trẻ bị viêm tai giữa.

Những đồ ăn cay nóng

Khi nấu ăn cho bé đang bị viêm tai giữa, bạn cần đặc biệt lưu ý các loại thực phẩm cay nóng (tiêu, ớt, gừng, mù tạt...). Tuyệt đối không để trẻ ăn đồ cay nóng bởi chúng có thể khiến tai bé bị ù, không nghe rõ. Tốt nhất bạn nên cho bé ăn đồ ăn nhạt khi bé đang bị bệnh.
Không cho bé bị viêm tai giữa ăn đồ ăn cay nóng.
Không cho bé bị viêm tai giữa ăn đồ ăn cay nóng.

Những đồ ăn chiên rán, đồ ăn đóng hộp

Không chỉ làm tăng lượng colesteron trong máu và gây chứng béo phì, những đồ ăn chiên rán- đồ đóng hộp sẵn cũng nằm trong danh sách thực phẩm không nên ăn với trẻ đang điều trị viêm tai giữa. Top đồ ăn này chỉ khiến cho tai bé đau hơn và khả năng phục hồi chậm dần.
Đồ ăn chiên rán không tốt cho trẻ.
Đồ ăn chiên rán không tốt cho trẻ.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?