Top 10 Lý do phổ biến khiến bạn cảm thấy chóng mặt và khi nào nên đi khám

Chóng mặt và choáng váng không giống nhau, thậm chí rất nhiều người nhầm lẫn chúng khi mô tả các triệu chứng của họ cho thầy thuốc. Tình trạng chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp chóng mặt chỉ là do căng thẳng kéo dài nhưng một số khác lại do bệnh lý. Hôm nay Toplist muốn nâng cao nhận thức về một số triệu chứng đơn giản có thể giúp bạn hiểu những gì đang xảy ra với cơ thể mình.

Lượng đường trong máu thấp

Nếu bạn bỏ bữa thường xuyên hoặc nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn có thể không có đủ lượng đường trong máu. Khi đó, cơ thể bạn sử dụng nguồn dự trữ và não của bạn nhận ít năng lượng hơn, điều này có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng, vì năng lượng còn lại được phân phối cho tất cả các cơ quan cần thiết. Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra các vấn đề về tai trong, dẫn đến choáng váng.


Cách khắc phục: Uống nước cam, ăn hoặc điều chỉnh insulin của bạn tốt hơn.


Khi nào nên đi khám: Nếu sau khi ăn các triệu chứng của bạn vẫn còn, bạn có thể cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Depositphotos.com
Depositphotos.com
Lượng đường trong máu thấp
Lượng đường trong máu thấp

Sợ hãi

Cảm giác chóng mặt là một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự sợ hãi, đó cũng là lí do tại sao những cơn chóng mặt thường có mối liên hệ mật thiết tới stress. Những người không thể kiềm chế nỗi sợ của sẽ bắt đầu thở gấp, sự gia tăng các adrenaline sẽ gây áp lực lên hệ thần kinh khiến cho họ cảm thấy choáng, thỉnh thoảng chúng còn gây ra những cơn hoảng loạn. Ví dụ: Có một số biểu hiện như: choáng váng, chóng mặt, tim đập nhanh khi đi thang máy là do cơ thể bị rối loạn trong việc giữ thăng bằng ở không gian.


Khi nào nên đi khám: Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, tốt hơn hết là bạn nên đi kiểm tra khám bác sĩ tâm lý thường xuyên để khắc phục chứng sợ hãi.

Sợ hãi
Sợ hãi
Sợ hãi
Sợ hãi

Do tuổi già

Chóng mặt chỉ là triệu chứng của nhiều bệnh lý, trong đó có cả những bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân hay gặp nhất trong chứng chóng mặt ở người cao tuổi là do thiếu máu não, tiền đình.


Tiền đình là vùng nằm sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng khi đi đứng và duy trì tư thế, phản xạ các cơ... Vì vậy, khi tiền đình bị ảnh hưởng do bất kỳ một nguyên nhân nào cũng có thể sẽ gây rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn... Ngoài ra, chóng mặt cũng báo hiệu cơ thể người già đang gặp các rối loạn như: Thiếu máu, rối loạn điện giải, suy chức năng tuyến giáp, tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim… Thậm chí hạ huyết áp tư thế cũng gây chóng mặt.


Cách khắc phục: Cố gắng đứng dậy từ từ sau khi ngồi lâu.

Khi nào nên đi khám: Nếu cảm giác này vẫn còn sau vài phút hoặc nếu nó xảy ra thường xuyên thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Do tuổi già
Do tuổi già
Do tuổi già
Do tuổi già

Rối loạn tiền đình

Theo ước tính, đa số những người trên thế giới đã trải qua một vài loại rối loạn tiền đình. Tai trong của bạn có các bộ phận thần kinh chịu trách nhiệm giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi có những thay đổi bất thường hoặc cụ thể là những tổn thương tại bộ phận này, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy chóng mặt.


May mắn thay, tình trạng này có thể cải thiện nếu bạn tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ. Nếu nghi ngờ bản thân mắc chứng rối loạn tiền đình, hãy thử đến gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên hiệu quả nhất.


Khi nào nên đi khám: Khi bạn cảm thấy chóng mặt một cách đột ngột, nhức đầu dữ dội

Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình

Rối loạn nhịp tim

Cơ thể chúng ta cần có oxy để tồn tại và cách duy nhất để oxy vận chuyển lên não là nhờ vào sợ co bóp nhịp nhàng, ổn định của tim cung cấp các thế bào máu lên não. Những người có nhịp tim bất thường sẽ thường gặp các cơn choáng váng bởi sự thay đổi các dòng chảy của máu lên não. Tình trạng này sẽ cực kì nguy hiểm nếu không được theo dõi thường xuyên và có thể dẫn đến tim ngừng đập.


Khi nào nên đi khám: Khi bạn cảm thấy chóng mặt một cách đột ngột, nhức đầu dữ dội. Nhịp tim nhanh hoặc không đều

Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim

Do huyết áp thấp

Huyết áp là trị số để chỉ áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Còn tim đảm nhận nhiệm vụ co bóp để truyền các tế bào máu đi khắp cơ thể. Nếu như bạn bị huyết áp thấp thì máu sẽ không được cung cấp đầy đủ đến các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.


Não bộ của con người rất nhạy cảm, khi thiếu hụt lượng máu cần thiết , não bộ lập tức nhận ra lượng oxy không đủ, sẽ gây ra tình trạng rối loạn hoạt động ở não. Sự suy giảm trong hệ thống thần kinh điều chỉnh huyết áp của chúng ta có thể làm giảm đột ngột, do đó có thể gây ra choáng váng.


Khi nào nên đi khám: Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, tốt hơn hết là bạn nên đi kiểm tra nó thường xuyên. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc cho bạn để ngăn ngừa căn bệnh này.

Do huyết áp thấp
Do huyết áp thấp
Do huyết áp thấp
Do huyết áp thấp

Viêm tai

Như đã được nhắc đến trước đó, chỉ cần một sự mất cân bằng nhỏ trong bộ phận thần kinh ở ống tai của bạn, ngay lập tức, nó sẽ gây cho bạn những cơn chóng mặt bất thường. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt đồng thời bị đau ở bên trong của lỗ tai, rất có thể bạn đã bị mắc chứng viêm tai. Hãy đến gặp bác sĩ để họ có thể kê một vài đơn thuốc kháng sinh cho bạn. Đừng lo, cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất và trả lại cho bạn cuộc sống thoải mái.


Cách khắc phục: điều trị dứt điểm ù tai, viêm tai, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.


Khi nào nên đi khám: Khi điều trị thuốc mà không giảm ù tai hay các cơn chóng mặt tăng dần khi dùng thuốc

Viêm tai
Viêm tai
Viêm tai
Viêm tai

Cơ thể mất nước

75% cơ thể con người là nước, như vậy, nước là một phần quan trọng không thể thiếu để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Lúc này, nếu ta uống quá ít nước sẽ không cung cấp đủ lượng nước để cơ thể tản nhiệt khiến thân nhiệt bị rối loạn, từ đó dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. Đôi khi giải pháp cho những vấn đề lớn nhất chỉ là một cốc nước. Mất nước hoặc quá nóng có thể làm giảm lượng máu của bạn. Điều này làm cho tuần hoàn khó khăn hơn, có nghĩa là não của bạn nhận được ít oxy hơn.


Cách khắc phục: Uống đủ nước, đặc biệt khi bạn bị ốm thì cần cung cấp nước gấp nhiều lần.


Khi nào nên đi khám: Nếu bạn đã uống khoảng 2 lít nước mà vẫn cảm thấy chóng mặt thì có thể bạn đang mắc một bệnh lý tiềm ẩn cần phải đến phòng khám ngay lập tức.

Cơ thể mất nước
Cơ thể mất nước
Cơ thể mất nước
Cơ thể mất nước

Do dị ứng

Chóng mặt hoa mắt được xem như là một chứng rối loạn nhẹ, nó thực sự có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Một trong số nhiều nguyên nhân gây chóng mặt là dị ứng đến từ các loại thực phẩm nhất định như: phấn hoa, lông vật nuôi,… Khi dị ứng liên quan đến tắc nghẽn xoang có thể dẫn đến chóng mặt hoặc nặng hơn sẽ gây ra chóng mặt hoa mắt.


Cách khắc phục: Cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống nếu bạn bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc tránh một số loại hoa và động vật nếu bạn chưa được điều trị.


Khi nào nên đi khám: Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được điều trị và tìm hiểu xem bạn có mắc thêm bệnh dị ứng mới nào không.

Do dị ứng
Do dị ứng
Do dị ứng
Do dị ứng

Do tác dụng phụ của thuốc

Mỗi loại thuốc đều có một số loại tác dụng phụ, choáng váng thường được nhắc đến như một trong số đó. Thuốc lợi tiểu thường gây ra điều này. Hiện nay việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh khi không có sự chỉ định của bác sỹ vẫn rất hay xảy ra, họ chỉ biết dùng mà không nghĩ đến những tác dụng không mong muốn của thuốc đối với cơ thể. Một số loại thuốc ảnh hưởng gây chứng ù tai chóng mặt như Doxycyclin, Gentamycin, Steptomycin…tuy nhiên nếu muốn làm mất tình trạng này thì bạn phải ngưng dùng thuốc.


Cách khắc phục: Đọc tờ thông tin về thuốc, uống đủ nước và ăn uống đầy đủ trong thời gian điều trị.


Khi nào nên đi khám: Bạn cần theo dõi sau khi uống thuốc xong có các triệu chứng gì và cho bác sĩ biết, họ có thể cần điều chỉnh liều lượng của bạn.

Do tác dụng phụ của thuốc
Do tác dụng phụ của thuốc
Do tác dụng phụ của thuốc
Do tác dụng phụ của thuốc

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?