Top 8 Mẫu chuột gaming xịn nhất hiện nay dành cho các game thủ

Hiện tại những chú chuột gaming đỉnh cấp có giá thành khá cao lên tới vài triệu đồng, tất nhiên chúng chỉ dành cho các game thủ... ví dày và sở hữu những công nghệ cao cực chuẩn chỉnh cho việc phiêu lưu trong thế giới ảo. Tuy nhiên những chú chuột gaming này “đắt xắt ra miếng” bởi nó mang lại độ chính xác và trải nghiệm chơi game cực kỳ đỉnh cao cho các game thủ. Cùng Toplist đến với những mẫu chuột gaming xịn nhất hiện nay dành cho các game thủ đam mê nhé!

Razer DeathAdder Elite

  • Giá: 1,6 triệu đồng

Về mặt thiết kế, Razer vẫn giữ nguyên dáng vẻ công thái học dành cho người thuận tay phải của dòng chuột DeathAdder huyền thoại từ năm 2011. Với việc cả chú chuột được tạo dáng nửa hình tháp với phần bên trái cao hơn và thấp dần về bên phải. Vì thế, thiết kế này giúp người dùng bấm chuột trái dễ dàng hơn cũng như việc thân chuột sẽ nằm vừa khít vào lòng bàn tay. Ngoài ra, khác với các chú chuột DA trước, phiên bản Elite được thêm vào hai nút tuỳ chỉnh DPI nằm dưới cuộn điều hướng ngoài hai nút nằm bên cạnh trái, giúp nâng tổng số nút macro lên 4, cao hơn DeathAdder Chroma nhưng ít hơn Naga Hex v2 ( 7 nút).


Tuy nhiên, hai miếng cao su ở hai bên cạnh tạo chỗ nghỉ cho ngón tay cái cùng với việc giúp người dùng cầm chắc chắn hơn ở các phiên bản trước vẫn được giữ nguyên ở DeathAdder Elite. Nhưng cuộn điều hướng lại được thiết kế lại một chút với việc thêm các hàng ngang ba cạnh gai, giúp tạo cảm giác chạm vào rõ ràng hơn khi bạn sử dụng. Đặc biệt là Razer cũng nói rằng họ rất quan tâm đến độ chính xác của cuộn điều hướng này để tránh việc người dùng muốn sử dụng thanh cuộn lại bị nhầm thành bấm nút giữa.


Razer đã trang bị cho DeathAdder Elite một bộ cảm biến hoàn toàn mới và hứa hẹn sẽ mang lại độ chính xác lên tới 95% cùng với Inches Per Second (IPS) đạt 450, gia tốc chuột được tăng lên 50g. Tuy nhiên, hiện tại thì con người mới đạt tới mức gia tốc cao nhất là 46.5 vậy nên có vẻ bạn sẽ không cần phải dùng tới tính năng này nhiều lắm. Và tất nhiên thời gian phản hồi của DA Elite không thua kém các chú chuột khác khi đạt tới 1000Hz, 1m/s. Ngoài ra, chú chuột này cũng cho phép bạn thay đổi và thêm các macro lên tận 8 khu vực bấm khác nhau.


Nhưng có lẽ điểm nhấn đặc biệt nhất ở phần tính năng, cũng chính là lý do bạn nên mua DeathAdder Elite chính là việc Razer kết hợp với Omron sản xuất là phím bấm cơ cho chú chuột này. Với hứa hẹn độ bền đạt 50 triệu lần bấm, có lẽ những nhận xét về lỗi double click hay hư hỏng switch sẽ ít đi rất nhiều so với các sản phẩm trước của dòng chuột huyền thoại này. Hơn nữa, đây cũng sẽ là một chú chuột phải có với đa số các game thủ CSGO khi đây là “truyền nhân” tốt nhất ở thời điểm hiện tại của chú chuột được mệnh danh là “Chú chuột được yêu thích nhất với các game thủ CSGO” là Razer DeathAdder Chroma/2013.

Razer DeathAdder Elite
Razer DeathAdder Elite

Logitech G903 LIGHTSPEED

  • Giá: 3,8 triệu đồng

Với phân khúc chuột không dây chơi game cao cấp thì Logitech cũng đã cho ra đời mẫu G900 được mọi người cho rằng là “vua” của chuột chơi game không dây ngay khi nó được giới thiệu vào năm vào năm 2016. Để kế thừa vinh quang của người tiền nhiệm thì Logitech đã giới thiệu mẫu chuột không dây đình đám nhất của mình vào thời điểm hiện tại là Chuột Logitech G903 LIGHTSPEED. Được kế thừa gần như là mọi thứ của người tiền nhiệm G900 thì G903 thì thiết kế Ambidextrous lại một lần nữa được ứng dụng vào sản phẩm lần này. Với khả năng thay thế được cụm phím bấm thì G903 cho khả năng tùy biến tốt dành cho cả người dùng tay trái lẫn tay phải một cách dễ dàng.


Chuột Logitech G903 Lightspeed được trang bị cảm biến PMW3366 , một trong những cảm biến chính xác nhất trên thế giới vào thời điểm hiện tại. Độ nhạy DPI rất lớn lên từ 200 lên tới 12000 cho phép bạn thoải khi sử dụng chuột vào cả mục đích chơi game lẫn công việc của mình. Sở hữu một trọng lượng vô cùng ấn tượng chỉ 110G nên đối với nhiều game thủ thì có phần hơi nhẹ kí nên hãng Logitech đã không quên thêm vào đó một quả tạ 10G để giúp cho phần sau của chuột cầm sẽ “đầm” hơn.


Do là một trong những mẫu chuột chơi game tốt nhất và đắt nhất vào thời điểm hiện tại nên việc G903 được trang bị hệ thống đèn LED RGB ở bên mình là điều không phải bàn cãi. Hệ thống đèn led RGB này có thể tinh chỉnh một cách dễ dàng thông qua Logitech Software cho phép người sử dụng có thể tùy biến những hiệu ứng ánh sáng cũng như lập trình cho những nút có ở trên chuột , đồng thời bạn vẫn có thể chỉnh được những thông số cơ bản như DPI ...


Một điểm vô cùng nổi bật nữa ở trên Chuột Logitech G903 Lightspeed là được trang bị công nghệ POWERPLAY cho phép bạn có thể sử dụng chuột không dây mà không cần sạc pin bao giờ thông qua một bàn di chuột được bán rời. Tất nhiên nếu như bạn không sử dụng bàn di thì hãng Logitech vẫn rất hào phóng khi tặng cho bạn một sợi cáp để có thể sạc được cho chú chuột thân yêu của mình. Với một mức đầu tư khá lớn thì Chuột Logitech G903 Lightspeed sở hữu tất cả những gì tinh túy nhất của thế giới Gaming mouse tính tới thời điểm như kết nối không dây thời thượng, một thiết kế đẳng cấp, khả năng sạc không dây cho phép bạn có thể chơi một cách thoải mái nhất mà không bao giờ phải lo về pin thông qua Pad chuột. Đây chắc chắn sẽ là một trong những vũ khí lợi hại mà mọi game thủ luôn ao ước được sở hữu.

Logitech G903 LIGHTSPEED
Logitech G903 LIGHTSPEED

Steelseries Sensei 310

  • Giá: 1,4 triệu đồng

Chuột Chơi Game Có Dây SteelSeries Sensei 310 12000DPI RGB 8 Phím được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, đối xứng hai bên, giúp các game thủ có cảm giác cầm thoải mái đồng thời tăng khả năng kiểm soát chuột dễ dàng. Và với trọng lượng siêu nhẹ của mình, Sensei 310 giúp các game thủ FPS có được lợi thế kiểm soát với tốc độ chớp nhoáng mà không gây mỏi tay.


Chuột được trang bị mắt cảm biến độc quyền, cho độ chính xác hoàn hảo và độ trễ tín hiệu cực kì thấp. Thiết kế tracking 1:1 với 12000DPI và tần số quét 350IPS, Sensei 310 cho khả năng tracking loại bỏ gia tốc hiệu quả, đem lại sự ổn định tuyệt đối khi chơi game đặc biệt là game FPS. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được làm giảm tối đa hiện tượng chuột di chuyển zic zac khi sử dụng mức DPI/CPI cao. Cảm biến True Move 3 được phát triển bởi Steelseries, tỉ lệ track 1:1 cho độ chính xác tuyệt đối.- Tuỳ chỉnh từ 100-12000 DPI (bước nhảy 100 DPI). Lưu và chỉnh nhanh được 2 mức DPI trên chuột.- Thiết kế đối xứng dành cho cả 2 tay (Ambidextrous), phù hợp tốt nhất với kiểu cầm claw grip.- Vỏ 2 nút bấm chính được tách khối với khớp nối chất lượng cao, cho cảm giác đàn hồi mềm và bền bỉ hơn các chuột thế hệ cũ.- Bề mặt nhựa nhám chống trượt, cùng 2 lớp cao su hai bên hông tạo cảm giác mềm khi cầm nắm, chống mỏi khớp ngón tay.- 8 nút bấm có thể lập trình chức năng thông qua phần mềm Steelseries Engine 3.- Có bộ nhớ trong (memory-onboard) lưu giữ mọi thiết lập trên chuột.- Sử dụng switch Omron tuổi thọ lên tới 50 triệu lần bấm.- Led RGB tuỳ chỉnh ở 2 khu vực scroll và logo.


Chuột có thiết kế lớp vỏ tách rời ở phần nút bấm Omron cao cấp, giúp nút bấm được mềm mại và này hơn rất nhiều và có tuổi thọ là 50 triệu lượt nhấn, tích hợp hệ thống LED RGB Prism, với 16.8 triệu màu có thể tùy chỉnh qua driver Steelseries Engine 3, Rival 110 cho bạn khả năng làm đẹp chú chuột ngay khi cắm vào máy tính với hiệu ứng ánh sáng bắt mắt, độc đáo. Đặc biệt chuột SteelSeries Sensei 310 có khả năng đồng bộ LED với bàn di chuột Steelseries Qck Prism. Và được tích hợp bộ nhớ Onboard Memory, chuột sẽ lưu lại toàn bộ thiết lập của bạn như CPI, LED RGB và các Macro để dễ dàng đem tới các giải đấu LAN mà không cần phải cài đặt lại.

Steelseries Sensei 310
Steelseries Sensei 310

Razer Naga Trinity

  • Giá: 2,5 triệu đồng

Razer Naga Trinity được thiết kế với kiểu dáng Công Thái Học, tối ưu cho các game thủ thuận tay phải. Và được trang bị 1 lớp cao su bên hông giúp tăng ma sát. Chất lượng của 1 miếng cao su này tốt tương đương với phiên bản Razer Deathadder Elite đã ra mắt. 3 kết cấu vỏ dành cho nhu cầu sử dụng và làm việc khác nhau cũng như chơi các tựa game khác nhau một cách tự do và phù hợp nhất với nhu cầu của từng game thủ. Trong khi 2 lớp vỏ nhiều nút sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu chơi game nhập vai RPG, thì lớp vỏ chỉ với 2 nút phụ lại đáp ứng cho những game thủ yêu thích thiết kế của Naga nhưng muốn tối giản nút bấm đến mức tối đa.


Được nâng cấp và sản xuất độc quyền cho Razer từ mắt cảm biến Pixart PMW3360, mắt cảm biến S3389 có 16,000 DPI và lên tới 450IPS, cùng với khả năng triệt tiêu hoàn toàn gia tốc khi chơi game chường độ cao. Đây là mắt cảm biến chơi game cao cấp nhất của Razer và trên Toàn Thế Giới thời điểm hiện tại.


Với phần mềm Razer Synapse 3, Razer Naga Trinty có thể tùy chỉnh tối đa là 19 nút bấm một cách không giới hạn. Những nút bấm này sẽ phù hợp với các tựa game nhập vai MMORPG để các game thủ dễ dàng thi triển phép thuật. Razer Deathadder Naga Trinity cũng được trang bị hệ thống led RGB 16,8 triệu màu. Độ sáng được cải tiến rõ rệt so với phiên bản Deathadder Chroma. Sự kết hợp của Razer và Omron đã tạo ra một loại nút bấm mới với cảm giác nhấn mềm mại, hành trình ngắn và độ nảy rất tốt. Đặc biệt là tuổi thọ 50 triệu lượt nhấn sẽ tăng độ bền của chuột lên rất cao.

Razer Naga Trinity
Razer Naga Trinity

Mouse Razer Mamba Hyperflux Wireless + Mousepad Razer Fireflies Hyperflux

  • Giá: 6 triệu đồng

Razer Hyperflux là bộ đôi gồm chuột không dây Mamba Hyperflux và pad sạc không dây Firefly Hyperflux. Đây là đòn đáp trả của Razer đối với Logitech PowerPlay cũng như một số giải pháp tương tự đến từ Corsair. Hiện tại bộ đôi này có giá bán trên 6 triệu đồng cho cả bộ chuột và pad.


Thiết kế của Mamba Hyperflux không còn giống dòng Mamba trước mà giờ hao hao DeathAdder Elite với form ergonomic cho người thuận tay phải, hợp với kiểu cầm palm và claw. Thiết kế 2 phím chuột chính của Mamba Hyperflux rất giống DA Elite nhưng cảm giác bấm rất khác biệt, lực nhấn nhẹ, tốc độ phản hồi rất cao và hầu như không có pretravel. Razer cho biết họ đã nâng cấp toàn bộ các phím chuột từ phím chính đến phím phụ, 2 phím DPI trên Mamba Hyperflux với công nghệ Hyperesponse, switch cũng là loại mới với hành trình và lực nhấn tối ưu hơn cho game thủ do Razer hợp tác cùng Omron phát triển. Với cảm giác nhấn nhẹ và nhạy như vậy thì mình nghĩ Mamba Hyperflux sẽ phù hợp với các tựa game đòi hỏi spam phím nhiều như MOBA, MMO hay MMORPG. Tuy nhiên, 2 phím chuột chính vẫn liền khối với lưng chuột, vẫn trên cùng một miếng nhựa. Trong khi các hãng đang hướng đến thiết kế 2 phím chuột rời để tăng tuổi thọ cũng như duy trì cảm giác bấm qua thời gian sử dụng thì Razer chỉ mới áp dụng thiết kế này trên dòng Basilisk chuyên game FPS. 2 phím phụ có thiết kế tương tự DA Elite nhưng nhô cao hơn và cảm giác nhấn tốt hơn, nó không còn giống Mamba Wireless nữa. Thêm vào đó là thiết kế 2 dải su 2 bên chuột cũng theo phong cách mới với các rãnh chạy ngang, dễ bám bụi hơn nhưng đổi lại trải nghiệm cầm nắm tốt hơn nhiều so với kiểu thiết kế vân tổ ong như các thế hệ chuột trước. Ngoài ra Mamba Hyperflux cũng có nút chuyển profile lưu trên bộ nhớ chuột (chỗ có đèn trắng), vị trí này dễ tiếp cận hơn so với vị trí dưới đáy chuột trên các dòng Lancehead và Basilisk.


Hệ thống đèn Chroma trên Mamba Hyperflux đã đơn giản hơn, ngoài đèn trên con lăn thì chỉ có đèn trong logo Razer trên lưng chuột, phần đèn viền bao quanh nổi tiếng của dòng Mamba Wireless đã không còn. Ngoài ra Mamba Hyperflux còn có một phần đèn báo trạng tháo kết nối ở đuôi chuột, một dải đèn xanh và có thể tùy biến màu được. Khi đặt trên tấm pad Firefly Hyperflux, đèn báo trạng thái trên pad và chuột sẽ đồng màu khi kết nối và tắt khi mất kết nối.


Về mặt cảm biến, những gì anh em từng ghét trên Mamba Wireless đã biến mất bởi giờ đây Mamba Hyperflux đã được trang bị cảm biến quang học 5G 16000 DPI với tốc độ đến 450 IPS. Đây là cảm biến PWM3389 - một biến thể của PWM3360 dành cho Razer, tương tự như PWM3366 trên các dòng chuột cao cấp của Logitech. Cảm biến này cho chất lượng tracking và độ chính xác cao, phù hợp để chơi game FPS nhờ IPS cao cũng như có gia tốc cực thấp. Những mẫu chuột được trang bị cảm biến này có thể kể đến Lancehead TE, Basilisk, DeathAdder Elite. Cảm biến có DPI tối đa 16000 - DPI vẫn là yếu tố để quảng cáo nhiều hơn bởi chúng ta ít khi nào sử dụng đến mức DPI lớn đến vậy. Yếu tố cần quan tâm nhất là IPS (inches per second) hay tốc độ mà chuột có thể duy trì khả năng tracking tối đa và với Mamba Hyperflux, IPS của nó là 450. Polling rate của chuột tối đa 1000 Hz.


Sử dụng chuột không dây mang lại sự "tự do" cho đôi tay, các hãng như Logitech, Razer vẫn đang cải tiến công nghệ kết nối qua thời gian để mang lại hiệu năng tương đương chuột có dây truyền thống. Trên cả G903 lẫn Mamba Hyperflux, công nghệ kết nối một lần nữa được chứng minh và anh em có thể yên tâm sử dụng để chơi game hardcore. Dù vậy, vẫn có một điểm trừ trên combo Mamba Hyperflux, cũng xoay quanh chuyện pin Li-ion hay tụ điện. Razer chọn tụ điện để giảm trọng lượng nhưng điều này khiến Mamba Hyperflux trở nên kém linh hoạt hơn xét về tình huống sử dụng. Nó bắt buộc phải có pad Firefly Hyperflux để hoạt động không dây, nếu anh em muốn dùng các loại pad thông thường thì không có giải pháp nào, chỉ có cách gắn dây vào dùng như chuột thường bởi tụ điện không cấp đủ điện năng để duy trì hoạt động của chuột trong thời gian dài.

Mouse Razer Mamba Hyperflux Wireless + Mousepad Razer Fireflies Hyperflux
Mouse Razer Mamba Hyperflux Wireless + Mousepad Razer Fireflies Hyperflux

Zowie BenQ EC1-B Professional Gaming

  • Giá: 2 triệu đồng

Zowie là thương hiệu con của BenQ, chuyên phát triển phụ kiện dành cho game thủ chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà bạn sẽ thấy rằng các sản phẩm của Zowie không chạy theo những trào lưu về ngoại hình, thay vào đó là ngôn ngữ thiết kế tối giản đặt hiệu năng lên mức cao nhất. Và dĩ nhiên, hàng cho game thủ chuyên nghiệp thì chẳng bao giờ rẻ, Zowie cũng không ngoại lệ. Zowie EC1-B là chú chuột tập trung tất cả về hiệu năng, không cầu kỳ không đèn đóm RGB. Triết lý của Zowie là họ không làm ra những sản phẩm đẹp nhất, thay vào đó là sản phẩm phù hợp nhất đối với game thủ. Đó là lý do mà mỗi kiểu chuột của Zowie thường có ít nhất là 2 phiên bản kích thước để người chơi lựa chọn. Một khi bạn chọn đúng kích thước cho mình, cảm giác cầm vào rất ư là chắc tay và đem lại cảm giác tự tin khi vào game.


Dòng B sẽ là 1 bước thay đổi đáng kể của Zowie, nó sẽ thay thế hoàn toàn dòng A trước đây, tuy rất giống với dòng A nhưng dòng B lại được trang bị cảm biến 3360, cảm biến đang được các game thủ tin dùng nhất hiện tại. BenQ zowie B cũng được tích hợp switch của Huano. Mặc dù EC-B được thiết kế gần như giống hoàn toàn phiên bản trước, tuy nhiên điểm thay đổi nhỏ nhưng lại thật sự khác biệt đến từ nút cuộn và 2 nút cạnh bên mang lại trải nghiệm nhấp chuột thật sự tốt hơn và nhẹ nhàng hơn rất rất nhiều.


Sensor trên mẫu B mới của Zowie sử dụng mẫu cảm biến quang học tốt nhất trên thế giới hiện nay là pixart 3360, với 4 mức DPI tuỳ chỉnh từ 400, 800, 1600, 3200. Mức DPI này hoàn toàn khá tốt với 1 chú chuột chơi game ở mức trung bình khá. Điều thuận lợi chính là việc bạn có thể thay đổi mức DPI này với nút cứng ngay dưới chuột mà không cần bất kỳ phần mềm nào đi kèm, tuy nhiên với việc này bạn sẽ bị khoá ở 4 mức DPI mặc định này mà không thể thay đổi sang các mức độ DPI cụ thể khác.


Nếu bạn biết đến mẫu switch Omron thì chắc chắn bạn sẽ biết đến hiệu năng, chất liệu và độ bền của switch này. Zowie dùng switch Huano trên mọi nút bấm của mình, switch này nếu so với Omron thì cũng k hề kém cạnh. Có độ cứng cũng như độ bền không khác Omron là mấy, việc sử dụng các nút của bạn sẽ không gặp 1 khó khăn nào cả. Trọng lượng của EC1-B khá là nhẹ, chỉ 90 gram, đây là trọng lượng thích hợp cho hầu hết các game thủ. Và theo nhận định khi nhìn các hình ảnh của dòng B này sẽ không có tuỳ chỉnh trọng lượng chuột.

Zowie BenQ EC1-B Professional Gaming
Zowie BenQ EC1-B Professional Gaming

Logitech G703

  • Giá: 2 triệu đồng

Do là phiên bản nâng cấp của sản phẩm chuột chơi game Logitech G403 đã từng rất thành công trong quá khứ, nên về mặt ngoại hình thì G703 có thể nói là giống y hệt G403. Vẫn là thiết kế công thái học phù hợp cho những người thuận tay phải, cùng với kích thước phù hợp với cỡ tay phổ thông của cộng đồng game thủ nói chung. Cũng giống như G403, G703 sử dụng cảm biến quang học PMW3366 do Pixart sản xuất. Đây được đánh giá là một trong những cảm biến tốt nhất trên thị trường gaming gear hiện tại. Do đó mà chất lượng cảm biến của G703 là điều không thể bàn cãi, và chú chuột này thể hiện đặc biệt xuất sắc trong các tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất như CSGO hay Overwatch.


Vậy G703 khác với người tiền nhiệm G403 ở chỗ nào? Khác biệt đầu tiên có thể kể đến là việc G703 sử dụng switch Omron thế hệ mới với tuổi thọ 50 triệu lần click, gấp 2,5 lần so với switch được sử dụng trong G403. Thế nhưng, điều khiến cho G703 "ăn đứt" phiên bản không dây của G403 chính là việc, đây là một trong số ít những sản phẩm chuột chơi game của Logitech hỗ trợ công nghệ sạc không dây PowerPlay, giúp xóa đi nỗi lo hết pin giữa chừng khi đang chinh chiến. Đương nhiên, để sử dụng PowerPlay, bạn cần phải có pad chuột Logitech G PowerPlay, và thay thế tấm PowerCore vào vị trí lắp tạ trên chuột.


Thời lượng Pin của chuột rơi vào khoảng 20 tiếng sử dụng liên tục sau khi sạc đầy nếu bật đèn LED. Nhìn chung, một lần sạc pin có thể đáp ứng được khoảng 2-3 ngày chơi game của game thủ. Với mức giá gần 2 triệu đồng, Logitech G703 được coi là một phiên bản nâng cấp hoàn hảo hơn và đắt tiền hơn của G403 đã từng rất thành công trong quá khứ. Nếu bạn là một game thủ đang tìm kiếm một sản phẩm chuột không dây chất lượng cao, hay đang có ý định nâng cấp lên bộ sản phẩm không dây PowerPlay của Logitech, thì G703 thực sự là một lựa chọn "chất đến từng đồng".

Logitech G703
Logitech G703

SteelSeries Rival 650 Wireless

  • Giá: 2,8 triệu đồng

Thêm một sản phẩm mới nữa đến từ Steelseries. Lần này là một chú chuột chơi game không dây - Rival 650. Hơi muộn khi gần như tất cả các đối thủ lớn trên thị trường hiện nay đều có những chú chuột chơi game không dây cho riêng mình rồi. Lý do cho sự chậm trễ này chính vì Steelseries muốn đem đến cho người dùng một trải nghiệm hoàn hảo nhất về một chú chuột chơi game không dây.


Mặt trước là cổng micro USB, vừa để sạc vừa để sử dụng Rival 650 như một chú chuột có dây bình thường. Đây là cổng sạc nhanh với khả năng sạc đầy chuột trong 15 phút, cho thời lượng sử dụng đến hơn 10h (theo những gì nhà sản xuất công bố). 2 bên mặt hông vẫn là dạn nắp để tháo ra lắp tạ cho chuột. Ta cũng có thể thấy được dải LED RGB bên hông Rival 650. Toàn bộ phụ kiện chuột bao gồm 1 dây cáp micro USB, 1 bộ tạ 8 quả x 4g, 1 receiver để kết nối không dây với máy tính và một adapter micro USB ra USB type A (Dùng để gắn receiver với cáp nối dài, tiện lợi hơn cho việc sử dụng).

Sự ra đời của hệ thống cảm biến kép SteelSeries TrueMove3+ là một cột mốc quan trọng trong công nghệ cảm biến chơi game. Hệ thống cảm biến kép TrueMove3+ có tính năng của cảm biến SteelSeries TrueMove3, nhưng được trang bị một cảm biến quang học thứ hai chỉ dùng theo dõi lift-off distance (khoảng cách nhấc chuột). TrueMove3 là một cảm biến quang 12.000 CPI, 350 IPS mà SteelSeries xây dựng độc quyền cùng với nhà lãnh đạo ngành công nghiệp cảm biến, PixArt. TrueMove3 lần đầu tiên được giới thiệu cùng với các con chuột chơi game Rival 310 và Sensei 310. TrueMove3 SROM được thiết kế riêng cho cảm biến này làm giảm đáng kể thời gian phản hồi và tăng đáng kể độ chính xác. Độ trễ cực nhanh, theo dõi phản ứng thần tốc của nó mang lại chuyển động chuột một cách tự nhiên và chính xác nhất, đảm bảo hiệu suất cấp độ eSports thực sự.


Cảm biến thứ hai cho phép game thủ điều chỉnh khoảng cách nhấc chuột để tùy chỉnh khi cảm biến dừng lại và bắt đầu theo dõi khi chuột được nhấc khỏi mặt phẳng. Điều này giúp loại bỏ chuyển động thêm khi các game thủ nhấc chuột lên xuống. Cảm biến thứ hai cũng có tính năng phát hiện quang tuyến tính để nhận biết về chiều sâu, cho việc phát hiện khoảng cách nhấc chuột chính xác mức 0.5mm.


Rival 650 Wireless sử dụng cùng công nghệ đột phá này, nhưng bây giờ mức độ chính xác cao này lần đầu tiên trải nghiệm cùng công nghệ không dây. Rival 650 Wireless sử dụng hệ thống không dây Quantum Wireless 2.4GHz với tần số 1.000Hz (1ms) cho độ trễ cực kỳ thấp và đảm bảo kết nối không dây mạnh mẽ, nhất quán nhất. Rival 650 Wireless cũng là chuột chơi game không dây đầu tiên trên thế giới có tính năng sạc nhanh. Khi được kết nối với cổng USB hỗ trợ sạc nhanh (và tùy thuộc vào cấu hình ánh sáng RGB của chuột), với 5 phút sạc sẽ cung cấp hơn 3 giờ sử dụng, và 15 phút sạc sẽ sử dụng được hơn 10 giờ.


Ngoài khả năng không dây mạnh mẽ và công nghệ cảm biến chính xác, Rival 650 cũng có hệ thống cân bằng sáng tạo từ Rival 600. Có 8 khối tạ 4g, cho phép người dùng điều chỉnh các trọng tâm với 256 lựa chọn khác nhau, mang lại sự cân bằng hoàn hảo cho bất kỳ kiểu cầm chuột hoặc phong cách sử dụng nào. Rival 650 cũng sẽ tương thích với phần mềm SteelSeries Engine, mở ra một kho công cụ ấn tượng của các ứng dụng Engine giúp tùy biến ánh sáng RGB 8 vùng dễ dàng và trực quan. Ứng dụng Discord và GameSense Engine cho phép trò chuyện, các sự kiện trong trò chơi và nhiều chức năng khác.

SteelSeries Rival 650 Wireless
SteelSeries Rival 650 Wireless

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?