Như mọi người đã biết, hiện nay rau củ bị nhiễm chất hóa học, thuốc trừ sâu trở nên phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Việc lựa chọn những loại rau quả an toàn là rất quan trọng. Dưới đây là một số mẹo nhận diện rau quả bị nhiễm hóa chất các bạn có thể tham khảo.
Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô)
Từ xưa đến nay rau bí là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Trong các loại rau xanh thì rau bí vẫn là món ăn yêu thích của người Việt trong bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên, rau này lại được xếp vào loại bị tắm nhiều hóa chất, thuốc kích thích. Tuy nhiên do lợi nhuận mà nhiều người trồng rau đã sử dụng nhiều phân bón và phun thuốc để rau tốt nhanh. Loại rau thừa đạm, phun nhiều phân bó và chưa đủ thời gian cách ly bạn có thể nhận biết dễ dàng là: Ngọn dài và non, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, lá màu xanh đen, ngọn bí màu xanh nhạt. Với loại rau này, các đốt rau rất dài, phần cuống lá cũng rất dài, mềm và dễ bị dập nát, phần tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen hoặc xanh nhạt không tự nhiên. Đây chính là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly. Loại rau bí này do ăn nhiều đạm và chất kích thích nên tốt cực nhanh. Do đó phần vỏ ngoài giữa các đốt, cuống và gân lá rất mỏng. Vì thế rất khó tước, thậm chí là không tước được.
Còn loại rau bí sạch thường chỉ có 3 đến 4 lá, thân rắn chắc, nhiều lồng tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên, phần tay cuốn thường gầy và dài. Nếu đoạn rau dài, phần gần gốc sẽ thường bị già, nhiều xơ chứ không non từ gốc đến ngọn như loại rau bí kia dùng phân đạm nhiều. Ngoài việc nhìn bề ngoài của rau, xem độ dài ngắn, màu sắc như thế nào thì khi chế biến chị em cũng cần để ý. Loại rau có nhiều thuốc kích thích, lân, đạm, khi rửa rau rất dễ bị nát, không cần vò mạnh phần lá cũng bị nát vụn ra, phần cuống và phần thân dễ bị gãy, dập. Khi xào nấu, rau dễ bị nhũn, nát, ăn thấy nhớt, bột bột, không có mùi thơm tự nhiên và vị ngọt đậm đà của rau bí sạch. Để lâu, nước rau sẽ chuyển sang màu xanh đen rất đáng sợ. Còn rau bí sạch, thường có lớp vỏ dày, phần gân lá cũng dày nên tước dễ. Lá rau rất ráp nên khi vò khó nát, phần thân với phần cuống lá không bị dập nát. Khi nấu dù đảo nhiều rau bí cũng không bí nát, nấu lâu mềm hơn loại rau bí nhiều thuốc. Rau bí sạch, ăn sẽ thấy vị ngọt đậm đà và vị bùi của rau bí tự nhiên.
Rau cải
Rau cải là loại rau mọng nước, có nhiều chất dinh dưỡng nên thu hút rất nhiều sâu bọ cắn phá. Vì vậy mà người ta thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu và phân đạm trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì nó dư thừa lượng phân bón, thuốc trừ sâu quá nhiều và không có đủ thời gian để phân hủy. Rau cải cũng là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu liên tục cho rau.
Một mớ rau cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập đều tăm tắp thì chắc chắn là có dư lượng thuốc trừ sâu ở ngưỡng bạn không thể tưởng tượng được. Cùng với đó là hàm nitrat cũng nằm ở mức vượt ngưỡng là chắc chắn. Vì vậy, bạn không nên sử dụng loại rau cải này, đặc biệt là ăn sống có thể dẫn tới ngộ độc nhé.
Mướp đắng
Như mọi người đã biết, mướp đắng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng mướp đắng nhiễm hóa chất sẽ mang lại nhiều mầm bệnh khác cho cơ thể. Mướp đắng cũng là một trong những loại rau hay bị phun hóa chất nhất hiện nay.
Để mướp lên to, đều, mã đẹp thì người trồng rau không chỉ phun thuốc trừ sâu mà còn phun thuốc kích thích đậu hoa đậu quả, nhằm làm tăng năng suất cây trồng. Mướp đắng bón nhiều đạm, sử dụng chất kích thích sinh trưởng quả thường rất to, có màu xanh đậm, thân phình to và gân quả quá căng bóng. Khi chọn mướp đắng, chị em cần ưu tiên cho những quả mướp có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn hơn. Những quả màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn.
Vì vậy, bạn nên chọn những quả mướp đắng có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng hơn. Khi nấu mướp đắng sạch bao giờ cũng dậy mùi thơm, xào không bị nát và ăn có vị ngăm ngăm đắng. Đây là cách nhận diện khá hữu ích cho các bà nội trợ đảm đang.
Ớt chuông
Có thể rất ít chị em nội trợ biết rằng ớt chuông luôn được người đầu bếp chia ra 2 loại. Không phải họ chia về màu sắc mà họ chia ra về giống đực và cái. Nếu không phải là người sành về các loại ớt chắc chắn khá nhiều chị em nội trợ cảm thấy hoang mang với việc lựa chọn. Theo các đầu bếp chuyên nghiệp họ phân loại ớt chuông là do chúng khác nhau ở mùi vị. Với ớt chuông cái khi chế biến ớt sẽ mềm và ngọt hơn so với ớt chuông đực. Ớt cái phù hợp với các món ăn sống như salad còn ớt đực sẽ phù hợp với các món xào nấu. Để lựa chọn đúng bạn hãy lật ngược quả ớt lên trên, nếu là ớt đực ở phần đuôi sẽ có 3 múi và 4 muối ở những quả ớt cái.
Ớt chuông là loại quả dễ thu hút côn trùng, chúng gây ra nhiều vết cắn nhỏ trên vỏ ớt mà bạn có thể không nhận ra. Nếu mua loại quả này bạn chỉ cần để ý. Những quả ớt bóng đẹp, không một vết cắn của côn trùng, sâu bọ thì đích thị đây là những loại thực phẩm chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu bạn nhé.
Rau cần
Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn. Nhưng trước thực trạng thực phẩm bẩn bủa vây bữa cơm người Việt, chưa bao giờ công cuộc tìm rau sạch lại gian nan như hiện nay. Thực tế, trong số gần 5.000 ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm, phần lớn là do ăn phải rau, củ tồn dư lượng hóa chất vượt mức cho phép. Chủ yếu là thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Trường hợp nhẹ sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nặng có thể ảnh hưởng đến hô hấp, gây đột biến và phát sinh ung thư. Trong đó Rau cần phun nhiều thuốc sâu và phân bón qua lá. Các mẹ nên cẩn thận với những mớ rau cần thân to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, khi héo thân khô tóp đi nhăn nheo, khi nấu rau xanh bỗng biến thành màu xanh đen. Đây là rau cần đã được phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón lá. Khi mua, mọi người nên tránh xa các loại rau này. Vì rau đã được tưới phân, phun thuốc trừ sâu, sử dụng chất kích thích quá mức cho phép. Hay những mớ rau cần đã sậm màu, cọng không đều và có nhiều rễ cũng nên tránh.
Rau cần ngon thì phải tươi, lá có màu xanh sáng, cọng rau non trắng, cuống và cả lá rau phải dày, cọng rau tròn và đều nhau, mớ rau có ít rễ. Rau cần là loại có rất nhiều sán, nếu không rửa cẩn thận rất dễ đưa những vi khuẩn gây bệnh vào trong cơ thể. Để loại bỏ sán trên rau cách tốt nhất là mọi người ngâm nước muối nhẹ tầm 3 phút, sau đó rửa rau trực tiếp dưới vòi nước để loại bỏ những loại vi khuẩn, sán gây bệnh. Muốn tránh nhiễm kí sinh trùng, an toàn nhất là phải rửa rau sạch trước khi chế biến, đun nấu chín và không nên ăn rau sống, gỏi sống bạn nhé.
Sầu riêng
Sầu riêng là một loại trái cây tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nó còn có mùi vị đặc trưng nên rất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng nếu người tiêu dùng mua phải những loại sầu riêng có nhúng hóa chất nhằm khiến sầu riêng mau chín thì tác hại của nó cũng rất lớn. Thông thường dung dịch dùng để nhúng chín sầu riêng được pha chế từ bột nghệ và hóa chất kích thích. Đây là một loại phân bón lá mang nhãn hiệu HPC- 97HXN. Loại này nằm trong danh mục cấm dùng trong nông sản và bảo vệ thực phẩm. Những quả sầu riêng bị ngâm vào những chất này có thể dẫn đến ung thư và vô sinh.
Mặt khác, bạn không mua những quả sầu riêng có cuống quả héo, gai bầm dập, màu sạm cũ. Những quả sầu riêng này có thể đã bị cắt cây khi còn non và ngâm hoặc tiêm thuốc kích thích quả chín. Nên chọn những quả sầu riêng chín cây có cuống và gai tươi mới, xách lên thấy còn nặng và ngửi có hương thơm lừng tự nhiên.
Chú ý vẻ bề ngoài là phần cuống và gai, nếu trường hợp cuống và gai còn tươi, xanh là sầu riêng chín cây còn bầm dập là sầu riêng chín ép. Ngoài ra, múi sầu riêng chín cây rất dễ tách ra còn sầu riêng bị nhúng hóa chất khó tách. Sầu riêng ngâm hóa chất bổ ra ít mùi thơm và vỏ có nhiều gai nhỏ. Đối với những loại này bạn cần tránh ăn để rước họa vào thân.
Các loại quả đậu
Các loại quả đậu phải kể đến là: Đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván... Loại đậu này có rất nhiều sâu bệnh nên việc phun thuốc trừ sâu là điều không thể tránh khỏi. Nếu là đậu sạch và không bị bón quá nhiều đạm thì sẽ có cuống màu xanh tươi, thân mềm, quả vừa phải, không quá dài, không quá lớn hay quá nhỏ. Qủa không có nhiều lông tơ và không bóng láng, đặc biệt nhiều quả còn có vết sâu. Đậu co ve rất dễ bị sâu đục thân, hại quả thế nên người trồng đậu thường phun thuốc trừ sâu nhiều lần trong một mùa. Bên cạnh đó, người trồng còn phun nhiều loại chất kích thích để cây sai quả, quả to, bóng đẹp. Những quả đậu cô-ve bóng, ít lông tơ, dài, đẹp mã chính là kết quả của việc người trồng lạm dụng phân bón lá. Đậu không có vết sâu đục cũn chắc chắn là loại rau đã bị phun nhiều thuốc trừ sâu.
Bạn nên chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ để đảm bảo chất lượng cho cả gia đình. Khi xào đậu sạch cho bạn mùi thơm nhẹ, màu sắc xanh tự nhiên. Vậy nên những bà nội trợ hãy bỏ túi các kinh nghiệm trên để có món đậu thơm ngon, an toàn nhé.
Cà chua
Cà chua từ lâu đã là một thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên ít người biết đến cà chua cũng là một vị thuốc quý. Đây là dạng cây thảo hằng năm, có khi sống dai, cao 1m hay hơn. Thân mọng nước, có lông mềm, dính. Lá có cuống, mọc so le, mép có răng. Hoa thành chùm ở nách lá, tràng hoa màu vàng cam, dài 10- 15mm. Quả mọng màu đỏ hay vàng, có kích thước và hình dạng thay đổi, trong chứa chất dịch chua ngọt và nhiều hạt dẹt. Khi chọn cà chua bạn nên chú ý, những quả cà chua sạch thường có màu không đồng đều, chỗ vàng, chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, chín chậm. Bạn để ý trong đống cà chua có những quả xanh hơn những quả khác, cuống cà chua sạch thường cứng hơn do không qua quá trình dấm. Cà chua sạch có màu không đồng đều. Nguyên nhân là do cùng một quả cà chua nhưng có chỗ hấp thụ ánh nắng nhiều, chỗ ở trong bóng râm nên chính không đều. Cho nên khi chọn chúng ta nên chọn những quả cà chua màu sắc đậm nhạt khác nhau, cũng như kiểm tra cuống cà chua. Với những quả không qua ngâm hóa chất thì phần cuống vẫn cứng. Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả căng mọng và nếu để ý kỹ có thể nhìn thấy nhũ lấm tấm ở thịt quả qua vỏ. Khi sờ vào những trái cà chua chín cây thường có cảm giác hơi mềm. Khi bổ quả cà chua ra thấy hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột cũng chín đỏ, chín mềm và có bột.
Mặt khác, cà chua giấm bằng thuốc hóa học thường cứng, không thơm và không đỏ mọng. Khi nấu, quả cà chua chín giấm thường rất lâu nhừ hoặc khi nhừ thì chỉ có ít bột và màu đỏ nhợt nhạt. Cà chua có chất độc hại thì quả bao giờ cũng to, bóng đều, không cuống vì sử dụng chất bảo quản rất lâu. Nếu cà chua sạch bình thường chỉ bảo quản được nhiều nhất là 1 tuần trong tủ lạnh, còn đối với cà chua có hóa chất có thể để cả tháng trời mà không bị héo hay thối.
Rau muống
Rau muống là loại rau mùa hè dễ ăn, dễ trồng. Tuy nhiên, đây cũng là 1 trong số các loại rau dễ “ngậm” hóa chất nhất. Theo các chuyên gia, rau muống là loại rau hay bị lạm dụng quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá. Chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng có thể dễ dàng nhận biết rau muống sạch hay rau muống ngậm hóa chất. Nếu như rau muống bị nhiễm chì rau thường có thân to, lá cứng hơn so với rau muống sạch. Lá của loại rau muống bị nhiễm chì thường có màu xanh đen, thân cây cũng giòn hơn bình thường. Cọng rau muống thông thường chỉ to bằng đầu đũa. Nếu cọng rau muống to, mập hơn mức bình thường chắc chắn có chứa hóa chất mà điển hình là chì. Phun thuốc kích thích, thuốc trừ các bệnh thường gặp ở rau muống thì những cây rau thường xanh mướt. Bạn nhìn những bó rau muống này thấy lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm, thân to, nhìn non và bóng nước. Rau muống chứa nhiều chất kích thích thường dễ dập nát do thân giòn, mềm. Dù non mơn mởn nhưng vẫn mất nhiều thời gian để luộc chín. Ngoài ra, khi bẻ thân rau muống không có nhiều nhựa chảy ra, khi hái không có nhựa dính tay. Những loại rau muống được tiêm chất kích thích trông xanh tươi, non mơn mởn nhưng bị úa vàng nhanh, thậm chí thối nát, không thể ăn được nữa chỉ trong thời gian để từ sáng đến chiều. Bạn cũng có thể nhận biết rau muống sạch qua mùi vị cũng khá đơn giản.
Rau muống nhiễm chì khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc. Trong khi đó rau muống thường có vị ngọt mát, dễ ăn. Với những người tinh ý, điều này rất dễ nhận biết. Khi luộc hay xào, rau muống nhiễm chì sẽ có nước màu xanh nhạt nhưng sau khi để nguội nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có vẩn đen. Còn nếu là rau muống sạch nước tiết ra sẽ có màu xanh trong, không có màu sắc gì bất thường. Sau khi vắt thêm chanh nước rau cũng không chuyển màu trong xanh.
Con người nếu ăn phải rau muống nhiễm chì hay các hóa chất độc hại khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu… gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Trong thời gian lâu dài có thể làm suy nhược thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, thiếu máu. Tác động tệ hơn là có thể khiến trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến trí não và khả năng nhận thức của trẻ cũng như hạn chế sự phát triển về thể chất. Vì vậy, bạn lưu ý khi mua rau muống nên chọn những mớ rau có ngọn nhỏ, rau sạch để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Giá đỗ
Giá đỗ giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals)- những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là các chất bổ dưỡng cho người. Theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E. Ăn giá hay mầm ngũ cốc cũng là một cách để tăng giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các loại đậu và ngũ cốc. Vì thế, chúng được coi là rau sạch có lợi cho sức khỏe và đặc biệt giúp kéo dài tuổi thọ. Để đảm bảo việc không mua phải giá đỗ ngâm tẩm hóa chất, người mua cần phải có cách nhận biết, phân biệt. Đầu tiên, bạn cần quan sát kỹ càng hình dáng của giá. Thông thường, các loại giá đỗ được tẩm hóa chất thường sẽ có hình dạng mập mạp hơn nhưng giòn và dễ bị đứt đoạn. Trong khi đó, giá đỗ sạch thường gầy hơn, thân giá khó gãy hơn, nhiều rễ và nhìn thường không bắt mắt.
Loại giá đỗ sạch sử dụng nguyên liệu trong nước và không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá dùng nguyên liệu và ngâm hóa chất nhập từ Trung Quốc. Hãy chọn những loại giá đỗ vừa ngắn vừa mảnh để có thể chắc chắn rằng đây là giá đỗ sạch. Giá đỗ sạch vì phải hút nước nên có rễ dài. Trong khi đó, loại giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn. Nguyên nhân là do người bán hàng ngâm giá ở trong nước có chứa thuốc làm tất cả các bộ phận của giá đều hút nước, dẫn đến rễ giá ít phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát màu sắc của giá để nhận biết giá đỗ hóa chất và giá đỗ sạch. Nếu bạn thấy giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt, đẹp mắt, nhìn rất kích thích. Còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa. Bởi vì, để làm được giá đỗ như thế khi nảy mầm người ta dùng phân bón lá trộn đều với thuốc trừ sâu, pha loãng rồi tưới lên mầm, ủ kín lại để giá đỗ phát triển nhanh. Khi được ủ kiểu này 1 mẻ giá chỉ cần ủ trong vòng 1 ngày 1 đêm là thành sản phẩm. Loại giá này khi làm nộm hoặc xào tái có màu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa. Giá đỗ sạch sẽ cho vị thanh, mát và ngọt, sợi giá giòn, đặc và nhiều nước. Trong khi, giá ngâm hóa chất, thân hay bị xốp, khô hơn, ăn không thơm và không ngọt bằng. Khi xào nấu giá chứa hóa chất thường ra nước nhiều và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu.