Top 16 Mẹo trị nhiệt miệng hiệu quả nhất tại nhà

Có lẽ ai trong cuộc sống này cũng đã từng trải qua cảm giác khó chịu của các cơn đau do chứng nhiệt miệng gây ra. Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý thường hay gặp phải ở nhiều người nhất là vào mùa hè. Nhiều người đã lựa chọn cho mình giải pháp trị nhiệt miệng bằng thuốc tây.Tuy nhiên, không cần mất tiền mua thuốc tây bạn vẫn có thể chữa nhiệt miệng bằng một số bài thuốc trong dân gian tại nhà rất hiệu quả. Vậy Toplist xin đưa ra cho các bạn các mẹo trị nhiệt miệng "thần tốc" ngay tại nhà để các bạn có cho mình những lựa chọn đúng đắn nhất.

Bôi mật ong

Bôi mật ong cũng là một phương pháp hữu ích mà bạn nên sử dụng khi bị nhiệt miệng. Mật ong có tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời mật ong có chứa nhiều nước giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.


Cách thực hiện:

  • Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi lên vùng bị nhiệt miệng và để vậy khoảng vài giờ thì súc miệng lại.
  • Tuyệt đối không dùng mật ong pha uống nhé vì mật ong nếu dùng đường uống thì rất nóng có thể cho tác dụng ngược lại đó nhé.
Bôi mật ong trị nhiệt miệng
Bôi mật ong trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Nước ép cơm dừa

Ngoài mẹo trị nhiệt miệng thần tốc tại nhà bằng nước muối loãng thì sử dụng nước ép cơm dừa trong việc trị nhiệt miệng tại nhà cũng luôn được các chị em nội trợ dùng làm bí quyết chăm sóc các thành viên gia đình. Chỉ bằng nguyên liệu tự nhiên, cách làm đơn giản và hiệu quả nhanh chắc chắn sẽ làm hài lòng người sử dụng. Nước ép cơm dừa có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch miệng, làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt miệng gây ra.


Cách thực hiện:

  • Chọn 1 quả dừa còn non, gọt sạch vỏ.
  • Sử dụng cơm dừa ép lấy nước.
  • Súc miệng ngày 2-3 lần sẽ nhanh chóng lành các vết lở trong miệng đem lại cho bạn có cảm giác thoải mái hơn.
Nước ép cơm dừa trị nhiệt miệng
Nước ép cơm dừa trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Baking soda và muối

Bột baking soda còn có tên gọi khác là thuốc muối. Nó là loại bột mịn, màu trắng, hút ẩm, tan tốt trong nước, có tác dụng giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày. Đây là một chất kiềm làm trung hòa axit gây kích thích vết loét – thủ phạm gây ra chứng đau nhức. Nó cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm để giúp vết loét nhanh chóng lành lại.


Cách thực hiện:

Pha hỗn hợp gồm 1 thìa bột baking soda + 1/2 thìa muối +100ml nước. Dùng để làm nước súc miệng, sau đó súc lại sạch với nước sạch. Dùng 4 – 5 lần/ngày khi vừa mới phát sẽ có hiệu quả.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Giấm táo

Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn cao đồng thời gia tăng lợi khẩn, có vai trò như vị thuốc kháng sinh.


Cách thực hiện:

Pha nước ấm và giấm táo có tỷ lệ giống nhau. Dung dịch được tạo ra sẽ là nước súc miệng.

Đây là cách chữa nhiệt miệng vô cùng hiệu quả cho bạn nếu sử dụng đều đặn mỗi ngày.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Sữa chua

Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt, và cái mịn, mát của sữa chua giúp giảm đau hiệu quả.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Nước ép cà chua

Cà chua là thực phẩm quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Ngoài công dụng là thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe con người thì nước ép cà chua còn có tác dụng trị nhiệt miệng rất hiệu quả mà ít ai để ý đến.

Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.


Cách thực hiện:

  • Chọn cà chua chín rửa sạch, thái lát mỏng và ăn trực tiếp, nhai cà chua sống cũng là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này.
  • Bạn cũng có thể dùng cà chua ép lấy nước để uống.
  • Mỗi ngày uống khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt trong việc trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà.
Nước ép cà chua trị nhiệt miệng
Nước ép cà chua trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Nước muối loãng

Từ xa xưa đến nay, muối được biết đến không chỉ là thứ gia vị thiết yếu không thể thiếu trong món ăn của con người hay trong y học mà muối còn có rất nhiều tác dụng khác nhau trong đời sống con người. Một trong số đó ta phải kể đến công dụng của muối trong điều trị nhiệt miệng cho con người vô cùng tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả mang lại rất cao và được nhiều người áp dụng.


Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại. Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc điều trị nhiệt miệng tại nhà. Hơn nữa việc sử dụng nguyên liệu tại nhà sẽ giúp giảm thiểu chi phí, đơn giản và dễ dàng thực hiện.


Cách thực hiện:

  • Dùng 1 thìa muối tinh hoà tan cùng 250ml nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Để nước muối pha loãng vào một chai thủy tinh sạch.
  • Mỗi ngày súc miệng 3-4 lần vừa nhanh khỏi nhiệt miệng vừa có tác dụng làm sạch răng miệng, hết mùi hôi.
Nước muối loãng có tác dụng trị nhiệt miệng
Nước muối loãng có tác dụng trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Nước củ cải

Bên cạnh, các mẹo trị nhiệt miệng bằng nước muối loãng, nước ép cơm dừa hay nước hạt rau mùi ta cũng không nên bỏ qua bài thuốc trị nhiệt miệng bằng nước củ cải ngay tại nhà. Củ cải đã quá quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, củ cải thường được biết đến là thực phẩm chế biến các món ăn, nhưng sử dụng nước củ cải để trị nhiệt miệng lại ít ai biết và để ý tới.


Cách thực hiện:

  • Bạn chỉ cần chuẩn bị 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng một ít nước đun sôi để nguội như vậy bạn đã có hỗn hợp nước củ cải trị nhiệt miệng đang theo bám bạn rồi.
  • Sử dụng ngậm 2-3 lần trong ngày để cảm nhận hiệu quả ngay nhé.
Nước củ cải trị nhiệt miệng
Nước củ cải trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Rau diếp cá

Rau diếp cá hay còn gọi là rau dấp tanh, là loại rau phổ biến ở làng quê Việt Nam. Rau diếp cá được biết đến như một loại rau gia vị ăn cùng các loại rau sống khác. Rau diếp cá có tính hàn, có tác dụng làm mát, thanh lọc cơ thể. Rau diếp cá còn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên được mọi người ưa dùng nhất là vào mùa hè, rau diếp cá còn có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả.


Cách thực hiện:

  • Rau diếp cá rửa sạch, nhạt bỏ rễ và lá vàng.
  • Cho một nắm rau diếp cá vào cối xay, xay nhuyễn, cho tiếp 250ml nước lọc vào và lọc lấy nước.
  • Uống nước rau diếp cá ngày 1-2 cốc sẽ nhanh chóng khỏi nhiệt miệng.
Rau diếp cá trị nhiệt miệng
Rau diếp cá trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Rau má

Cây rau má là vị thuốc quá quen thuộc và không thể thiếu trong các bài thuốc dân gian Việt Nam. Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress. Do đó, rau má có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nhiệt miệng, làm lành các vết thương, vết lở loét rất nhanh.


Cách thực hiện:

  • Rau má nhặt sạch rễ già, lá vàng, đem rửa sạch dưới vòi nước.
  • Cho rau má và cối xay, xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước để uống hàng ngày.
  • Bạn nên uống 1-2 cốc nước rau má mỗi ngày, uống đều đặn hàng ngày nhiệt miệng sẽ giảm rõ rệt.
Uống nước rau má trị nhiệt miệng
Uống nước rau má trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Bôi nước lá rau ngót

Một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất là dùng nước ép rau ngót pha thêm một ít mật ong. Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót đang là phương pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Theo y học cổ truyền, rau ngót là loại cây có tính năng làm mát trong cơ thể, giúp tuần hoàn máu tốt hơn vì vậy bôi nước lá rau ngót là phương pháp vô cùng hữu hiệu khi bị nhiệt miệng.


Cách thực hiện:

  • Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá rau ngót, đem đi giã nát lấy nước hòa thêm một chút mật ong là bạn đã có một hỗn hợp nước rau ngót rồi.
  • Sử dụng nước lá rau ngót bôi 2-3 lần trong ngày sẽ giúp các vết thương do nhiệt miệng gây ra sẽ nhanh khỏi hơn.
Bôi nước lá rau ngót trị nhiệt miệng
Bôi nước lá rau ngót trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Trứng vịt luộc

Hẳn trong chúng ta không ai còn xa lạ với quả trứng vịt. Tuy nhiên, đa số mọi người đều biết đến trứng vịt như một loại thực phẩm dùng để chế biến món ăn hàng ngày chứ ít biết đến cộng dụng trị nhiệt miệng của trứng vịt.

Trứng vịt có giá trị dinh dưỡng cao, mỗi quả trứng vịt cung cấp khoảng 130 đơn vị calo, trứng vịt chứa protein, chất béo triglyceride,chứa một hàm lượng canxi và kali. Do đó, trứng vịt rất cần có trong bếp mỗi nhà. Nếu không may bị nhiệt miệng, bạn cũng có thể chữa trị bằng trứng vịt nhé.


Cách thực hiện:

  • Trứng vịt rửa sạch, luộc chín.
  • Ăn trứng vịt luộc cùng chút muối (nếu cần) ngày 2-3 quả sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi nhiệt miệng và cơ thể khỏe mạnh.
Trứng vịt luộc có tác dụng trị nhiệt miệng
Trứng vịt luộc có tác dụng trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Bột nước sắn dây

Bột sắn dây có tính mát, giải nhiệt tốt. Là cách chữa nhiệt miệng vô cùng công hiệu và đơn giản.


Cách thực hiện:

  • Đổ 2 phần nước sôi, 1 phần nước ở nhiệt độ phòng vào ly.
  • Đổ bột sắn dây vào ly rồi khuấy đều. Bạn có thể điều chỉnh độ sệt của nước bằng cách gia giảm lượng bột sắn dây mình bỏ vào. Bạn bỏ càng nhiều bột thì nước càng sệt.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Ngậm nước khế chua

Việc sử dụng khế chua để chữa nhiệt miệng không còn xa lạ đối với nhiều người. Theo y học quả khế có vị chua ngọt, tính lạnh không độc, giải độc, tri phong nhiệt. Vì vậy, dù trên thị trường bày bán rất nhiều các loại trái cây phong phú nhưng quả khế chua vẫn được người dân ưa chuộng và lựa chọn là nguyên liệu cần thiết trong nhà.


Cách thực hiện:

  • Cho 3 quả khế chua đã rửa sạch, thái lát mỏng vào máy xay, xay nhuyễn sau đó cho nước sôi để nguội vào và lọc lấy nước.
  • Bạn nên ngậm nước khế chua nhiều lần trong ngày.
  • Áp dụng liên tục vài ngày thì các vết lở sẽ không còn sưng nữa, bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn.
Nước khế chua trị nhiệt miệng
Nước khế chua trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Nước hạt rau mùi

Ngậm nước rau mùi cũng là một mẹo trị nhiệt miệng thần tốc tại nhà được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả. Nước hạt rau mùi sẽ làm giảm nhanh và hiệu quả các cơn đau do nhiệt miệng gây ra một cách nhanh chóng với cách làm cực kì đơn giản bạn nhé.


Cách thực hiện:

  • Cho một muỗng canh hạt rau mùi vào một ly nước đã đun sôi. Ngâm trong vài phút sau đó lọc sạch hạt.
  • Sử dụng nước hạt rau mùi ngậm ngày 2-3 lần bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.
Nước hạt rau mùi trị nhiệt miệng
Nước hạt rau mùi trị nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Nước cam chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra trong đó có nhiệt miệng.
Bạn có thể uống một ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày để bổ sung cho cơ thể những vitamin cần thiết giúp ngăn ngừa chứng nhiệt miệng. Việc cung cấp cho cơ thể những thiết yếu cần thiết cũng là một trong các mẹo ngừa nhiệt miệng tại nhà vô cùng hiệu quả đó.


Cách thực hiện:

  • Chọn cam chín mọng hoặc chanh đã già, rửa sạch sau đó vắt lấy nước, nước cam, chanh có thể bỏ thêm đường.
  • Bạn hãy uống nước cam, chanh đều đặn hàng ngày nhé để mau lành vết nhiệt miệng và có một cơ thể khỏe mạnh bạn nhé.
Nước cam, chanh giúp làm lành vết nhiệt miệng
Nước cam, chanh giúp làm lành vết nhiệt miệng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?