Sinh con ra bố mẹ nào cũng đều muốn con cái mình khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Tiêm phòng là một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ cho sức khỏe của con. Vì thế, các bậc bố mẹ hãy tham khảo những mũi tiêm phòng quan trọng sau để tiêm cho con vào thời điểm thích hợp nhé!
Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)
Haemophilus influenzae loại B (Hib) là một bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, trong đó trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất. Sau 2 tuổi, trẻ bắt đầu có miễn dịch thông qua việc tiếp xúc tự nhiên với bệnh. Có thể mất từ 2 đến 4 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Tùy theo vị trí trong cơ thể bị vi khuẩn tấn công mà bệnh gây ra các thể bệnh khác nhau: Trẻ bị viêm màng não sẽ biểu hiện các triệu chứng cứng cổ, sợ ánh sáng, lơ mơ ngủ gà, ăn uống kém, sốt cao và dễ bị kích thích. Trẻ bị viêm phổi có thể bị sốt cao, khó thở, suy hô hấp... Trẻ bị viêm nắp thanh môn có thể biểu hiện triệu chứng khó thở, sốt cao, chảy nước dãi và bứt rứt. Nếu như không được điều trị, viêm phổi, viêm nắp thanh môn và viêm màng não có thể dẫn đến tử vong. Việc tiêm phòng vắc xin Haemophilus influenzae týp B (Hib) được khuyến cáo thường quy trong chương trình tiêm chủng ở trẻ nhỏ.
Haemophilus cúm B (Hib) là loại vi khuẩn gây ra viêm màng não ở trẻ. Nếu trẻ dưới 5 tuổi mà bị viêm quanh màng não và tủy sống thì đặc biệt nguy hiểm. Liệu trình tiêm vắc xin Hib bao gồm 3 liều cơ bản vào lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và 1 liều nhắc lại lúc trẻ 18 tháng tuổi. Vắc xin Hib có thể được dùng dưới dạng vắc xin phối hợp nhằm phòng thêm các bệnh khác trong cùng 1 mũi tiêm, nhằm giảm số mũi tiêm và giảm đau cho trẻ. Điều quan trọng là trẻ cần phải hoàn thành toàn bộ liệu trình tiêm vắc xin Hib theo khuyến cáo để giúp bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm bệnh. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ về tình huống cá nhân và gia đình của bạn. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin, như sốt cao,co giật bạn hãy cho trẻ đến cơ quan y tế gần nhất để được thăm khám.
Viêm gan B
Viêm gan B là bệnh gây viêm, hoại tử tế bào gan cấp và mãn tính. Bệnh do virus viêm gan B gây ra nên rất dễ lây nhiễm. Việt Nam là quốc gia có số người mắc bệnh viêm gan B cao trên thế giới, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai. Vì thế, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đưa vắc xin viêm gan B vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Theo đó, trẻ sơ sinh trong 24h đầu tiên cần được tiêm vắc xin viêm gan B để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các bệnh lây truyền bởi virus viêm gan B. Hiện nay, số người mắc phải virus viêm gan B đang ở mức báo động. Mặc dù bệnh này không nguy hiểm như ung thư nhưng về lâu về dài nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con bạn. Vì vậy, bố mẹ không nên bỏ qua mũi tiêm này cho con nhé. Loại vắc xin phòng chống viêm gan B nên được tiêm cho con ngay khi sinh 24h, và tiêm nhắc lại một liều tương tự khi con 1- 2 tháng tuổi. Đồng thời tiêm thêm một phần ba liều khi trẻ được 6- 18 tháng tuổi. Loại vắc xin này giúp con bạn chống lại sự lây truyền của virus viêm gan B qua đường máu, dịch tiết cơ thể... Sau khi tiêm, con bạn có thể bị sốt nhẹ, đau ở chỗ tiêm, đây là các phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện bất thường cần đưa ngay đến bệnh viện.
Mỗi năm trên thế giới có ít nhất 1 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến gan. Gần 1⁄3 dân số thế giới bị nhiễm virus viêm gan B, trong đó có khoảng 350- 400 triệu người mắc bệnh gan mãn tính. Tại Việt Nam tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B từ 10- 20%, trong đó phần lớn là phụ nữ có thai (10- 16%) và trẻ nhỏ (2- 6%). Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con, từ dịch hoặc máu của các vết thương. Trẻ con rất hiếu động, thường chạy nhảy chơi đùa, dễ ngã và chảy máu, từ đó lây truyền virus viêm gam B cho nhau. Trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B có nguy cơ mắc bệnh mãn tính như xơ gan, ung thư gan... lên tới 90%. Trong số đó tỉ lệ tử vong rất cao, chiếm khoảng 25%. Trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt. Nếu tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh, khả năng trẻ miễn dịch với virus viêm gan B lây truyền từ mẹ là khoảng 85- 90%. Nếu tiêm muộn hơn, mức độ miễn dịch sẽ giảm dần theo từng ngày. Đến ngày thứ 7 thì gần như không còn tác dụng. Việc tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh không chỉ giúp trẻ phòng tránh nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ mà còn bảo vệ trẻ khỏi virus viêm gan B từ môi trường xung quanh. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với viêm gan B. Vì thế tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ là cách phòng bệnh và ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả nhất.
Phế cầu liên hợp
Vacxin phế cầu liên hợp còn được gọi là PCV13, giúp con bạn bảo vệ khỏi 13 loại vi khuẩn gây ra các vấn đề về sức khỏe như: Viêm màng não, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu... Vắc xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV13) bao gồm các polysacarit dạng nang của phế cầu được liên kết cộng hóa trị (cộng hợp) với protein. Các công thức của PCV13 có chứa một số loại nang khác nhau kết hợp với protein không độc gần giống với độc tố bạch hầu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phản ứng với các kháng nguyên polysacarit, nhưng liên kết với protein này cho phép hệ thống miễn dịch đang phát triển nhận biết và xử lý các kháng nguyên polysacarit dẫn đến sản xuất kháng thể. Bệnh phế cầu khuẩn do vi khuẩn có khả năng lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần. Bệnh này có thể gây nhiễm trùng tai và cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn đối với: Phổi (viêm phổi), máu (nhiễm trùng huyết), màng não và tủy sống (viêm màng não). Viêm phổi do phế cầu khuẩn phổ biến nhất ở người lớn. Viêm màng não do phế cầu khuẩn có thể gây điếc và tổn thương não, và cứ 10 trẻ em mắc phải bệnh này thì có khoảng 1 trẻ tử vong.
Bất cứ ai đều có thể bị bệnh phế cầu khuẩn, tuy nhiên trẻ .em dưới 2 tuổi là có nguy cơ mắc cao nhất. Vì vậy mà loại vắc xin này cần được tiêm đầy đủ 4 mũi. Mũi thứ nhất khi bé được 2 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi bé được 4 tháng tuổi, mũi thứ 3 khi bé được 6 tháng tuổi. Và mũi cuối cùng khi bé từ 12- 15 tháng tuổi. Khi bé được tiêm loại vắc xin này có thể gặp một số tác dụng phụ. Những vấn đề dưới đây được báo cáo về PCV13 có sự khác nhau tùy theo độ tuổi và liều trong loạt chủng ngừa. Cácvấn đề thường gặp nhất được báo cáo ở trẻ em là: Khoảng một nửa số trẻ trở nên buồn ngủ sau khi tiêm, tạm thời mất cảm giác ngon miệng, hoặc bị đỏ hoặc đau ở vị trí tiêm. Nếu có những triệu trứng bất thường các bạn đưa trẻ đến trung tâm y tế để được kiểm tra, thăm khám nhé.
Rota tiêu chảy
Virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Theo một khảo sát được thực hiện năm 1998- 2003, mỗi năm ước tính có khoảng 500- 600 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do nhiễm vi rút rota ở Việt Nam, chiếm gần 11% tổng số tử vong ở nhóm tuổi này. Ngay cả ở các quốc gia tiên tiến như Mỹ thì khi chưa có vắc xin ngừa vi rút rota. Hàng năm hơn 400.000 trẻ nhỏ điều trị tiêu chảy do vi rút rota, hơn 200.000 trẻ đã phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Virus có thể sống rất lâu ngoài môi trường và rất dễ lây lan qua tiếp xúc tay với phân của trẻ bị nhiễm bệnh hoặc thông qua việc sờ/ chạm vào các vật dụng, ăn phải đồ ăn, nước uống đã bị nhiễm vi rút. Ở lứa tuổi nhỏ thì trẻ rất hiếu động, thích khám phá thế giới bên ngoài thông qua việc cầm nắm và cho vào miệng vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm virus. Sau khi bị nhiễm vi rút rota, bệnh có thể khởi phát đột ngột với triệu chứng nôn mửa từ 1 đến 3 ngày, tiếp theo sau đó là tiêu chảy. Các triệu chứng có thể thay đổi từ tiêu chảy phân nước đến tiêu chảy mất nước kèm với nôn mửa, sốt và sốc. Nhiễm vi rút rota thường nặng nề hơn so với các nguyên nhân thường gặp khác gây ra tiêu chảy và có khả năng cao dẫn đến mất nước và nhập viện ở trẻ nhỏ.
Vắc xin ngừa vi rút rota cần được cho trẻ uống sớm trong thời điểm “vàng” bắt đầu từ 6 tuần tuổi để cơ thể sinh ra kháng thể chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh nhất. Phác đồ uống vắc xin ngừa bệnh tiêu chảy cấp do vi rút rota có thể gồm 2 liều hoặc 3 liều tùy theo loại vắc xin. Vắc xin ngừa vi rút rota là dạng uống nên việc cho trẻ phòng ngừa bệnh rất dễ dàng. Thời gian tối thiểu cho liều vắc xin rota đầu tiên là 6 tuần và thời gian tối đa cho liều cuối cùng là 8 tháng, vì sau thời gian đó, hầu hết trẻ đã bị nhiễm vi rút rota tự nhiên. Do dó bà mẹ nên cho con đí tiêm chủng đúng lịch dể bảo vệ sớm cho trẻ khỏi bị tiêu chảy do vi rút rota tự nhiên và bị bệnh tiêu chảy trong những tháng đầu đời. Virus Rota gây nên bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ rất nguy hiểm. Vậy bố mẹ đừng bỏ qua loại vắc xin này nhé. Khác với các loại vắc xin trên loại này dùng cho bé uống, lần lượt cho bé uống khi bé từ 2- 4 tháng tuổi. Liều uống đầu tiên mẹ nhất định phải cho con uống chậm nhất là trước 14 tuần tuổi, chỉ cần bước sang tuần thứ 15 thôi là loại vắc xin này sẽ không còn tác dụng nữa mẹ nhé.
Viêm gan A
Viêm gan virus A là một bệnh lý nặng của gan do virus viêm gan A gây ra. Trẻ em nhiễm virus viêm gan A thường không biểu hiện triệu chứng và cũng chính vì vậy mà virus có thể lây truyền dễ dàng mà không bị đề phòng. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ... nếu chưa có miễn dịch sẽ có thể bị nhiễm virus và mắc viêm gan virus A. Virus viêm gan A là một trong các loại virus gây viêm gan ở người, thuộc họ Picornaviridae được phân lập thành công năm 1973. Con người được biết là nguồn chứa duy nhất của virus viêm gan A. Viêm gan virus A thường là bệnh cấp tính (bệnh chỉ biểu hiện trong một thời gian nhất định) không diễn tiến thành mãn tính. Suy gan cấp có thể bị xảy ra, nhưng tỉ lệ chỉ dưới 1% tổng số ca bệnh. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân có được miễn dịch bền vững suốt đời (hoặc có thể chủ động tạo miễn dịch để phòng tránh bệnh thông qua việc sử dụng vắc xin ngừa viêm gan virus A. Trẻ em dưới 6 tuổi thường sẽ không có triệu chứng gì. Trẻ lớn hơn và người trưởng thành sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Các triệu chứng thường biểu hiện sau từ 2 tới 6 tuần kể từ khi bị nhiễm virus. Các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm: Sốt, cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt. Trẻ lớn, trẻ vị thành niên và người trưởng thành thường cảm thấy mệt mỏi rất nhiều, và các triệu chứng có thể kéo dài lên tới 6 tháng. Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho viêm gan virus A.
Virus viêm gan A được tìm thấy trong phân của người nhiễm virus và con đường lây truyền của virus là qua đường phân, miệng (virus dễ dàng lây nhiễm khi có tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Do tiêu thụ thức ăn và nước uống bị ô nhiễm, ngay cả thức ăn đã nấu chín vẫn có thể lây truyền virus viêm gan A nếu nhiệt độ sử dụng trong quá trình chế biến không đủ cao để giết virus, hoặc thức ăn sau khi nấu chín lại bị nhiễm virus). Các vật dụng dù trông có thể sạch sẽ, nhưng rất có thể chúng có mang virus và sẽ dễ dàng làm lan truyền virus sang cho nhiều người. Virus viêm gan A chưa được ghi nhận lây truyền từ thai phụ sang thai nhi. Virus viêm gan A xâm nhập vào bé qua đồ ăn, thức uống bị ô nhiễm. Bệnh này gây tổn hại đến gan của bé, gây ra các triệu chứng như: Vàng da, chán ăn, mệt mỏi... Vì vậy, bố mẹ nên tiêm phòng viêm gan A cho con. Mũi thứ nhất khi con được 12- 23 tháng tuổi. Mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất sau 6 tháng nhé.
Thủy đậu
Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 14- 16 ngày (một số người có thể phát bệnh sớm hơn-khoảng 10 ngày, hoặc muộn hơn - khoảng trên 20 ngày). Bệnh thủy đậu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi…) khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như quần áo, khăn, ga trải giường… Thời gian đầu nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trong khoảng 12- 24 giờ. Những nốt rạ sẽ dần tiến triển thành các mụn nước có chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể, trung bình từ 100- 500 nốt. Trong trường hợp bình thường, bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 5- 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo.
Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Cho đến nay, cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là tiêm ngừa bằng vắc xin. Bệnh có thể lây lan rất nhanh và để lại những hậu quả và biến chứng nghiêm trọng cho bé. Do vậy bố mẹ cần tiêm phòng thủy đậu cho con. Mũi tiêm thứ nhất khi bé được 12- 15 tháng tuổi. Mũi thứ hai khi bé được 4- 6 tuổi nhé. Bố mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đúng lịch trình và đầy đủ mũi tiêm để bảo vệ sức khỏe của con. Không tiêm phòng thủy đậu cho những trẻ dị ứng với vắc xin hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bất thường về máu, ung thư, nhiễm HIV, đang hoá trị liệu, bệnh lao… Vì thế, khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin thủy đậu, phụ huynh nên nói rõ cho cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng cũng như bệnh của con mình. Nên hoãn tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ nếu trẻ đang trong tình trạng sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bị viêm da có mủ, mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển (như lao phổi, viêm thận…) hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời kỳ hồi sức.
Uốn ván, bạch hầu, ho gà
Đầu tiên, bệnh bạch hầu được đánh giá là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong đó ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Nếu như chất độc của vi khuẩn lan tỏa khắp cơ thể, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến phức tạp. Không ít bệnh nhân trải qua các biến chứng cực kỳ nghiêm trọng như: Tổn thương tim, thận… Từ khi vắc xin bạch hầu xuất hiện, lượng người mắc bệnh giảm hẳn. Bệnh bạch hầu là 1 loại bệnh do vi khuẩn gây nên, khiến cổ họng bé chuyển thành màu xám, đen. Bệnh uốn ván hình thành do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Nha bào uốn ván có ở nhiều nơi trong đất cát, bụi... tấn công vào cơ thể con người qua những vết thương hở. Vi khuẩn có gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh. Những triệu chứng ban đầu của bệnh uốn ván đó là cứng cơ hàm. Ở người lớn là đau mỏi cơ hàm, khó há miệng. Ở trẻ sơ sinh có biểu hiện miệng mím chặt, chúm lại mỗi khi khóc không bú được. Khi bệnh phát triển, các triệu chứng tiếp theo là co cứng (người ưỡn cong như chiếc đòn gánh) và co giật các cơ, cứng cổ, khó nuốt, vã mồ hôi, sốt. Bệnh nhân mắc uốn ván có nguy cơ tử vong rất cao. Ngoài ra, con người cũng hay mắc phải bệnh ho gà. Ho gà là bệnh truyền nhiễm với tốc độ nhanh chóng, biểu hiện thường gặp ở người bệnh đó là ho kéo dài. Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Trẻ có biểu hiện ho, ho càng ngày càng nặng, cơn dài và dày hơn . Trẻ có thể bị ngừng thở tím tái do thiếu oxy trong cơn ho. Mắt đỏ, nôn và kiệt sức thường đi kèm theo sau các cơn ho.
Nhìn chung, đây đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và khiến nhiều người phải tử vong. Cho đến khi vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván xuất hiện, tình trạng mắc bệnh giảm mạnh và được kiểm soát tốt hơn. Tiêm vắc xin cho những loại bệnh này còn được được gộp chung trong một mũi tổng hợp. Một liệu trình gồm tổng cộng 5 mũi tiêm, lần lượt khi bé được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, từ 15- 18 tháng tuổi và mũi cuối cùng là từ 4- 6 tuổi. Nếu bạn đợi đến lúc bé 4 tuổi mới tiêm thì liều thứ 5 sẽ không có tác dụng. Vì vậy, bố mẹ nhớ lịch trình tiêm phòng của con nhé để đảm bảo sức khỏe cho con tốt nhất. Sau khi tiêm, chúng ta có thể gặp một số tác dụng phụ ví dụ như: Sốt nhẹ, bị đau hoặc sưng đỏ ở vết tiêm. Đó là những tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván mà bạn không cần quá lo lắng. Nếu như bạn thấy triệu chứng bất thường như sốt cao, dị ứng nghiêm trọng thì hãy đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Sởi, quai bị
Vắc xin phòng sởi- quai bị- rubella có thể tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi, quai bị và rubella với khả năng phòng bệnh cao lên đến 95% và số mũi tiêm ít. Bệnh sởi do virus sởi gây ra, bệnh lây lan qua đường hô hấp, nước mũi, nước bọt của người mang mầm bệnh. Bệnh sởi nguy hiểm vì có thể gây viêm tai giữa , viêm thanh quản, viêm phế quản- phổi, viêm màng não... Khi phát bệnh, người bệnh sẽ bị sốt, phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan ra toàn thân, có thể kèm theo chảy mũi, ho và đỏ mắt, chảy nước mắt. Bệnh quai bị là bệnh do virus quai bị gây ra, bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, có thể tạo thành dịch trong cộng đồng. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, kèm theo sốt, sưng và đau hạch góc hàm. Biến chứng đáng lo của bệnh gây ra là khiến 20- 35% nam giới sau tuổi dậy thì mắc quai bị bị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn- nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì dễ gây vô sinh ở nam giới. Bệnh rubella là bệnh do virus rubella gây ra. Bệnh có những biểu hiện giống như bệnh sởi nhưng thường nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai bệnh đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây dị tật nặng nề cho thai nhi như: Đục thủy tinh thể, điếc, khuyết tật tim bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, thậm chí có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.
Sởi, quai bị và rubella đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường hô hấp. Nó có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nặng nề, đặc biệt với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Do vậy mọi người cần có phương pháp để phòng bệnh hữu hiệu. Hiện có nhiều loại vắc xin để phòng bệnh sởi, bệnh quai bị và rubella, trong đó vắc xin kết hợp (vắc-xin 3 trong 1) được nhiều người tin tưởng lựa chọn, vì giúp giảm số lần tiêm xuống chỉ còn 1 lần. Vắc xin sởi, quai bị, rubella được điều chế từ vi rút sởi chủng Edmonston- Zagreb, vi rút quai bị chủng L- Zagreb (L- Z) và vi rút rubella chủng Wistar RA . Vi rút sởi và rubella được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người (HDC), virus quai bị được nuôi cấy trên nguyên bào sợi từ trứng gà sạch SPF. Vắc xin đạt được các tiêu chuẩn của WHO khi kiểm tra bằng các phương pháp theo hướng dẫn trong tạp chí WHO TRS 840 (1994). Sởi, quai bị là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, các bố mẹ hãy tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và quai bị cho trẻ khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và được nhắc lại khi trẻ được từ 2 đến 4 tuổi nhé.
Human papillomavirus (HPV)
Human papillomavirus là loại vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung. Vắc xin này được khuyến kích tiêm cho các bé gái ở độ tuổi 9- 26 tuổi. Loại vắc xin này cần được tiêm 3 liều trong thời gian 6 tháng, để bảo vệ con bạn khỏi hai loại virus lây truyền qua đường tình dục, gây ung thư cổ tử cung. Human papillomavirus (HPV) là một nhóm gồm hơn 200 virus liên quan, một phần trong số đó lan truyền qua đường tình dục. Cũng giống như các loại virus khác, virus HPV xâm nhập vào tế bào và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Một khi đã nhập bào, HPV sẽ tấn công tế bào và lây lan sang các tế bào xung quanh. Có hơn 150 loại HPV, trong đó khoảng hơn 40 loại gây ra các bệnh vùng sinh dục của cả nam và nữ, lây nhiễm da với da thông qua việc quan hệ, bao gồm cả quan hệ bằng miệng. Thậm chí, nhiễm trùng HPV sinh dục có thể xảy ra ngay cả với người không có quan hệ tình dục. HPV là bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất tại Hoa Kỳ, khi hầu hết những người có sinh hoạt tình dục đều có mắc HPV ít nhất một lần trong đời.
Nếu không được điều trị kịp thời, virus HPV có thể là nguyên nhân gây ra những bệnh sau: Mụn cóc sinh dục. Có khoảng 12 loại virus HPV được xếp vào nhóm “nguy cơ thấp” gây ra mụn cóc sinh dục. Hầu hết bệnh nhân mắc mụn cóc sinh dục do hai loại HPV nguy cơ thấp: Loại 6 và loại 11. Mụn cóc sinh dục mọc và phát triển ở trong hoặc ngoài âm đạo hay dương vật và có thể lan sang vùng da xung quanh. Ngoài ra, mụn còn có thể xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung hoặc quanh hậu môn. Mặt khác, virus này còn gây ung thư: Có ít nhất 13 loại virus HPV được xếp vào nhóm “nguy cơ cao”, có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo hoặc dương vật, ung thư miệng và vòm họng. Hầu hết các trường hợp ung thư do nguyên nhân liên quan tới virus HPV đều gây ra bởi hai loại nguy cơ cao: Loại 16 và 18. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ sùi mào gà ở trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu rõ nhưng với ước tính trung bình thì trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi hoặc 5 đến 6 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cao nhất. Theo những nghiên cứu trên thế giới thì virus HPV là một loại virus DNA sợi kép và có hơn 130 type của loại virus này đã được tìm ra. Nếu như sùi mào gà ở người lớn do virus HPV type 6 và 11 gây nên thì bệnh sùi mào gà ở trẻ em do virus HPV type 1 và 4 gây nên. Vì vậy các bạn chú ý đưa con đi tiêm đúng thời điểm nhé.
Bại liệt
Đây là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Khi trẻ mắc phải bệnh bại liệt có thể bị tê liệt cơ thể, nguy cơ tử vong rất cao. Tiêm phòng bại liệt hoàn toàn giúp loại bỏ virus bại liệt ra khỏi cơ thể. Virus bại liệt xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa, đi vào hệ thần kinh trung ương gây nên tổn thương ở các tế bào thần kinh vận động. Virus có khả năng lây truyền cao nên có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm virus bại liệt là những người chưa được tiêm phòng vắc xin bại liệt. Phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh. Bệnh bại liệt không chữa được sẽ để lại nhiều di chứng sau bại liệt. Việc điều trị chỉ nhằm giúp bệnh nhân giảm nhẹ các tác hại của bệnh, có thể kết hợp vật lý trị liệu và các máy thở cầm tay để giúp hỗ trợ thở cho bệnh nhân. Biện pháp duy nhất để phòng và ngăn chặn bệnh bại liệt đó chính là chủ động tạo miễn dịch bằng cách uống hoặc tiêm phòng vắc xin bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đây cũng chính là một trong những vắc xin quan trọng được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ y tế từ năm 2010.
Vào năm 1952, vắc xin bại liệt được đưa vào sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. 10 năm sau đó, vắc xin bại liệt đường uống đã được sản xuất thành công tại Việt Nam. Việc sử dụng rộng rãi loại vắc xin này đã làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bại liệt, tiêu diệt được các ổ dịch, đồng thời giúp Việt Nam được ghi nhận là quốc gia thanh toán thành công căn bệnh nguy hiểm này vào năm 2000. Hiện nay tại Việt Nam vắc xin bại liệt có 2 dạng. Dạng vắc uống (OPV): Chứa vi rút bại liệt sống đã được làm suy yếu, có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch. Miễn dịch này giúp cho cơ thể phòng vệ không cho vi rút xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin bất hoạt dạng tiêm (IPV), chứa vi rút bại liệt chết (sau khi xử lý) có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch phòng bệnh. IPV được khuyến cáo sử dụng vì có tính an toàn cao hơn so với OPV. Hiện nay vắc xin bại liệt dạng tiêm thường được sản xuất dưới dạng vắc xin phối hợp với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Việc sử dụng vắc xin bại liệt dạng phối hợp mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Đối với trẻ, vắc xin này được tiêm được tiêm khi trẻ 2 tháng, 4 tháng, 6- 18 tháng và tiêm mũi nhắc lại khi bé ở độ tuổi 4- 6 tuổi. Bố mẹ cần lưu ý để tiêm cho bé nhé.