Top 10 Nghề phù hợp nhất cho cử nhân Luật

Bạn học luật và đã ra trường? Bạn đang lo lắng không biết mình có lựa chọn nào cho con đường sắp tới? Hay bạn đang có mong ước được đào tạo trở thành cử nhân luật nhưng còn băn khoăn không biết mai này sẽ hoạt động trong nghề gì? Đừng lo lắng, hãy xem hết toplist này nhé!

Thừa phát lại

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:
- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
- Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.


Điều kiện trở thành Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại:

– Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
– Không có tiền án;
– Có bằng cử nhân luật;
– Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
– Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
– Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Thừa phát lại
Thừa phát lại

Trợ lý luật sư

Trợ lý, giúp việc cho luật sư là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên mong muốn trở thành luật sư. Khi là trợ lý luật sư, bạn có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tham gia các vụ kiện, tụng, soạn thảo hợp đồng... Và tất nhiên là nó tạo ra một khoản thu nhập kha khá để tự nuôi sống bản thân và phục vụ học tập.
Trợ lý luật sư
Trợ lý luật sư

Luật sư

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.


Điều kiện cơ bản để trở thành luật sư:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Luật sư
Luật sư

Thi công chức, hoạt động trong bộ máy nhà nước

Chưa nói đến ngành Tòa Án hay Viện Kiểm sát, vì nếu muốn làm ở ngành này, bạn phải trải qua thêm thời gian đào tạo để được bổ nhiệm. Một số lĩnh vực như tư pháp, văn phòng thì trình độ cử nhân luật cũng hoàn toàn có thể đảm nhiệm. Nếu bạn muốn làm trong nhà nước, hãy tham gia kỳ thi công chức để tạo thêm cơ hội xem sao!
Công chức
Công chức

Trợ giúp viên pháp lý

Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh,… là những người không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được luật sư hoặc tư vấn pháp luật.


Điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý:

Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
– Có bằng cử nhân luật;
– Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
– Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên;
– Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý

Pháp chế cho ngân hàng, doanh nghiệp

Hiện nay, các ngân hàng và doanh nghiệp đang tuyển các pháp chế viên rất nhiều, hầu như họ không đòi hỏi người làm pháp chế phải có các văn bằng cao hơn cử nhân luật. Vì thế, sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đi làm ngay. Môi trường làm việc cho doanh nghiệp cũng được tiếp xúc với nhiều hoạt động liên quan chặt chẽ với pháp luật, đặc biệt về lĩnh vực luật tài chính, đây cũng là môi trường thu hút nhiều sinh viên luật đấy!
Pháp chế
Pháp chế

Quản tài viên

Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.


Điều kiện để trở thành Quản tài viên:

1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

a) Luật sư;

b) Kiểm toán viên;

c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Quản tài viên
Quản tài viên

Công chứng viên

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.


Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
– Có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Công chứng viên
Công chứng viên

Giảng viên (Trợ giảng)

Nếu bạn là sinh viên xuất sắc, có nguyện vọng thì bạn rất có khả năng được giữ lại trường làm giảng viên đấy. Để trở thành giảng viên thì bạn phải trải qua quá trình học tập và thời gian trợ giảng trước, bạn cũng có thể trau dồi thêm kiến thức lý luận khi lựa chọn con đường này bằng cách học lên cao học,...
Giảng viên Luật
Giảng viên Luật

Hoạt động báo chí

Làm cử nhân Luật, bạn hoàn toàn có thể hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Nghề báo cũng rất hấp dẫn cho những ai thích phiêu lưu mạo hiểm đó nhé, không chỉ là ngồi viết bài. Muốn có tư liệu thì phải tìm hiểu, và nói đến lĩnh vực luật pháp, để làm nên những bài viết về vụ án nghìn tỷ hay tham nhũng, nhà báo cũng là người điều tra nữa đấy, am hiểu pháp luật là điều vô cùng cần thiết.


Trong điều kiện báo chí hiện nay, các thông tin đưa lên đều phải chính xác, đúng thuật ngữ, pháp luật, vì vậy cử nhân luật có thể làm việc tại vị trí biên tập viên, phóng viên hay thư ký tòa soạn.

Báo chí
Báo chí

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?