Ngôn ngữ huýt sáo, ngôn ngữ chỉ được dùng để nhà vua Thái Lan nói chuyện,... Đó là một trong những nét độc đáo nhất của những ngôn ngữ được coi là có một không hai trên thế giới!
Khi đi điền dã tại vùng đất Nebraska, một số nhà ngôn ngữ học phát hiện ra ở đây có một ngôn ngữ nghe rất lạ tai. Sau khi thu thập và đem phân tích, họ phát hiện ra Pawnee chỉ có 9 phụ âm và 8 nguyên âm. Thế nhưng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, hiếm khi nào các nhà khoa học phát hiện có từ nào dưới 8 âm tiết, các biệt có trường hợp một từ dài tới 30 âm tiết. Khi những thổ dân Mỹ này nói chuyện với nhau, nghe như những điệu hát kéo dài.
Ở Thái Lan, vua và những người có nguồn gốc xuất thân từ hoàng tộc rất được yêu kính. Để bày tỏ lòng ngưỡng mộ này, có hẳn một ngôn ngữ riêng ra đời để phục cho việc giao tiếp hay nói đến các vấn đề liên quan đến hoàng gia. Cho đến nay, Rachasap đã ra đời gần 700 năm và trở thành một phần văn hóa phi vật thể của người dân Thái Lan. Bạn có thể bắt gặp sự hiện diện của thứ ngôn ngữ này trong các cung điện, đài phát thanh, truyền hình của đất nước chùa vàng này.
Đây là một trong những ngôn ngữ có số lượng trợ động từ nhiều nhất thế giới. Tuyuca được sử dụng bởi một bộ lạc sống ở ven rừng Amazon, Colombia và Brazil. Tuy nhiên, do dung chứa quá nhiều trợ động từ, Tuyuca lại gây khó khăn cho chính người sử dụng vì những kí hiệu quá khó nhớ và dễ bị nhầm lẫn trong ngữ pháp. Hiện tại, chỉ còn một bộ phận nhỏ những người già ở đây có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tuyuca.
Avatar là bộ phim khoa học viễn tưởng xuất sắc của đạo diễn James Cameron, ra đời năm 2009 và quy tụ dàn diễn viên tên tuổi. Bên cạnh những thành công của bộ phim, Avatar còn ẩn chứa một bí mật về ngôn ngữ mà ít ai biết đến. Trong tác phẩm của mình, để mang lại hình tượng hoàn hảo cho các avatar, đạo diễn bộ phim đã mời hẳn tiến sĩ Paul Frommer – giáo sư danh dự về Quản lý truyền thông ở đại học Southern California, để sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ riêng cho cư dân Na’vi. Ban đầu khi mới ra đời, ngôn ngữ Na’vi chưa hề có một quy tắc ngữ pháp nào và chỉ vỏn vẹn 1000 từ vựng, thế nhưng cho đến nay, vốn từ đã tăng lên gấp đôi và các quy tắc ngữ pháp cũng đang được tiến sĩ Paul Frommer dần chỉnh sửa và hoàn thiện.
Hiện tại, Ayapaneco chỉ còn 2 người có thể sử dụng được nó. Các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đang cố gắng đưa ra những giải pháp để bảo tồn, lưu giữ nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Được biệt, trước đây ngôn ngữ này từng được sử dụng khá thịnh hành ở Mexico, thế nhưng sau khi chịu sự xâm lược, đói khát, Ayapaneco dần rơi vào nguy cơ bị biến mất.
Nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên khi được chứng kiến màn giao tiếp bằng cách huýt sao của các cư dân quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Sau khi các nhà ngôn ngữ học vào cuộc nghiên cứu, họ cho biết, đây là thứ ngôn ngữ có tên là Silbo Gomero, bảng chữ cái của ngôn ngữ này chỉ có vỏn vẹn 4 phụ âm và 2 nguyên âm. Với những âm trầm bổng, dường như nó được ghép nối bằng nhiều kiểu huýt sao khác nhau.