Top 6 Người cao nhất Việt Nam

Có nhiều nguyên nhân khiến một người tăng chiều cao bất thường, trong đó thường gặp nhất là u tuyến yên. Chiều cao bất thường cũng khiến họ gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống lẫn những nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe. Dưới đây là thống kê những người cao nhất Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Chính

Là con trai duy nhất trong một gia đình thuần nông, tuổi thơ của ông Nguyễn Văn Chính (SN 1955, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) cũng bình thường như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Năm 1972, thay vì đi bộ đội thì ông được gia đình cho đi học cơ điện 3 năm ở thành phố Đồng Hới. Từ năm 20 tuổi, chiều cao và cân nặng tăng vù vù lên đến hơn 2m khiến ông Chính vô cùng hoảng hốt. Khi đi xin việc, ông liên tục bị từ chối vì thân hình cao lớn khác thường của mình. Ông Chính chia sẻ trên tờ Zing: "Một lần tôi có việc cần ra khỏi nhà vào ban đêm, đám thanh niên tưởng tôi là con vật gì to lớn nên ném đá tới tấp rồi bỏ chạy, dù tôi không đuổi đánh hay dọa nạt họ".


Xin việc không được, ông về làm chân gánh gạch ở gần nhà. Lò gạch giải thể, ông làm mấy sào ruộng của ba mẹ để sinh sống. Vì cái thân hình cao lớn của mình, đi đâu ông cũng bị mọi người trêu chọc, thậm chí có người còn mang gậy theo đuổi đánh.


Năm 25 tuổi, có người quen đã giới thiệu cho ông gặp Hạnh, một cô gái làng bên. Mặc dù đã được người quen giới thiệu nhưng cô gái vẫn bất ngờ khi gặp ông. Nhưng qua những lần tiếp xúc, bà càng thấy thương ông nên đã đồng ý về làm vợ. Tình yêu của đôi vợ chồng một thời làm xôn xao cả vùng quê nghèo, nhưng dần dần, sự chân thành, mộc mạc của ông bà đã xóa tan dư luận.

Ông bà không có con, năm 1987 vợ chồng ông nhận một người con gái về nuôi để nương nhờ lúc tuổi già. Thân hình to lớn khác thường là thế nhưng ông không được mạnh khỏe gì, gần đây, ông bị căn bệnh thần kinh toạ làm cho xương sống bị cong, bao nhiêu sức lực cũng mất hết.

Dù lưng còng nhưng ông Chính vẫn cao 2m.
Dù lưng còng nhưng ông Chính vẫn cao 2m.

Anh Hồ Văn Trung

Anh Hồ Văn Trung (34 tuổi, ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) khi sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường. Đến năm 18 tuổi, anh Trung mắc bệnh sốt cao trong thời gian dài, nên gia đình đưa đi các phòng khám tư nhân gần nhà để thăm khám và uống thuốc.


Sau khi hết sốt, khoảng một năm sau, cơ thể của anh Trung bỗng dưng phát triển bất thường khi ngày càng cao và nặng ký thêm. Qua kiểm tra sức khỏe cách đây khoảng 5 năm, anh Trung có chiều cao đến trên 2,35m, cân nặng hơn 110 ký. Với thân hình cao hơn 2,3m, khi mọi người bàn về việc đề nghị Tổ chức Guiness công nhận anh Hồ Văn Trung là người cao nhất Việt Nam thì anh Trung tâm sự: "Tôi chỉ mong mình có tiền để được trị bệnh thận, trị lành cho 2 cái chân để đi đứng, sinh hoạt bình thường, không làm phiền người thân".


Do gia đình có miếng đất nhỏ ở xã Viên An Đông (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) nên gia đình đưa anh Trung về “ở ẩn” tại đó. Ban đầu, người dân ở đây thấy Trung là mọi người lại ngước mắt lên nhìn với ánh mắt đầy tò mò. Cơ thể anh Trung cao lớn nhưng sức khỏe lại không được tốt. Thấy vậy, gia đình cũng không bắt anh làm những việc nặng, chỉ làm công việc nhẹ trong gia đình.


Tháng 11 năm 2019, anh Hồ Văn Trung đã qua đời sau một thời gian điều trị bệnh thận và một số bệnh mãn tính khác.


Anh Hồ Văn Trung với chiều cao 2 mét 35
Anh Hồ Văn Trung với chiều cao 2 mét 35

Ông Trần Thành Phố

Ông Trần Thành Phố (SN 1947, quê Bắc Giang) cao 2,28m thương binh hạng 2/4, từng giữ kỷ lục người cao nhất Việt Nam nhưng ông đã qua đời năm 2010. Được biết, chiều cao và cân nặng của ông Trần Thành Phố tăng khá nhanh. Khi đã đạt chiều cao 1,68m, nặng 68kg, ông Phố tiếp tục cao đến hơn 2,3m, nặng 115kg. Các bác sĩ kết luận, cơ thể ông bị cường tuyến yên.


Chuyện của người đàn ông kỳ lạ đó đã diễn ra 27 năm nay. Năm 1965 khi tròn 18 tuổi, cũng như những thanh niên ngày đó, Trần Quang (tên thật của Trần Thành Phố) vào quân ngũ. Trong những năm tháng chiến tranh, anh đã tham gia chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị. Trong một trận chiến năm 1972, do sập hầm nên Trần Quang bị thương nặng phải vào viện điều trị. Theo lời kể của “người khổng lồ” thì 2 năm điều trị ở bệnh viện ông gần như mất trí nhớ, chiều cao và cân nặng cứ tăng vùn vụt. Từ người cao 1,68m, nặng 68kg, Trần Quang cao lên tới hơn 2,28 m, nặng 115kg. Các bác sĩ ra kết luận: cơ thể anh bị cường tuyến yên. Y học đã phải can thiệp bằng hóa chất và chiếu tia xạ để kìm hãm sự tăng trưởng.

Đến năm 1974, khi bình phục thì Trần Quang mới nhận ra rằng mình đã trở thành “người khổng lồ”. Nhiều đêm anh suy nghĩ “mình đã khác người thế này thì cũng nên đổi cái tên cho thật đặc biệt”. Vậy là anh tự đổi tên Trần Quang mà cha mẹ đặt cho thành Trần Thành Phố.


Dù được bác sĩ chẩn đoán chỉ sống được 1 năm, nhưng “người khổng lồ” Trần Thành Phố vẫn kéo dài được sự sống của mình, lấy vợ rồi có tới 4 đứa con lớn lên bình thường. Sống với một thân hình khác biệt nhưng ông không bao giờ bi quan, ngược lại cách trò chuyện hài hước của ông làm cho những người xung quanh luôn vui vẻ.


Ông chia sẻ bằng đôi mắt lại ánh lên niềm vui: “Tuổi trẻ tôi dành sức lực cho cách mạng, hòa bình lập lại thì thì dành chút sức khỏe còn sót lại để làm việc nuôi con. Những việc lớn xong rồi nên tôi coi cuộc sống hiện tại là “lãi”. Giờ đây mỗi lần về thăm nhà ở thành phố Bắc Giang, nhìn các con cháu ngồi đến 3 mâm cơm, người đàn ông ấy thấy hài lòng...


Ảnh ông Trần Thành Phố.
Ảnh ông Trần Thành Phố.

Anh Dương Tiến Đạt

Anh Dương Tiến Đạt (ngụ xã Bảo Quang, Long Khánh, Đồng Nai) cao 2,03m vào năm 21 tuổi. Mặc dù cao 2,03m nhưng Đạt chỉ nặng 75kg. Qua kết quả các xét nghiệm, các BS đã chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh khổng lồ, nguyên nhân là do khối u của tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng trước tuổi dậy thì ở trẻ (ở nam là dưới 11 tuổi). Bệnh nhân mang khối u não và chính khối u tuyến yên trên đã làm cho bệnh nhân có chiều cao đột biến. Cuối cùng, sau hơn một năm kể từ khi phẫu thuật, Đạt đã dừng chiều cao lại ở mức 2,03m. Tuy nhiên, theo các BS, trường hợp của Đạt cũng phải tiếp tục theo dõi để có phương án điều trị nhằm khống chế những rối loạn phức tạp bất thường trong cơ thể.


“Mẹ tôi bảo lúc sinh tôi nặng 3,9kg. Từ cấp 1, tôi phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa. Có chăng chỉ cao hơn chút đỉnh. Tuy nhiên, đến năm học cấp 2 tại Trường THCS Hồi Hương ở Long Khánh, tôi bắt đầu trội lên hẳn và cao hơn các bạn cả cái đầu. Tôi ăn vào bao nhiêu thì cơ thể cứ tăng chiều cao chứ chẳng chịu nở bề ngang. Năm 19 tuổi tôi đã cao gần 1,9m và tiếp tục cao cho đến bây giờ. Chẳng biết chiều cao có chịu dừng lại hay không. Cứ cao đều đều như kiểu này thì khó khăn cho tôi quá”, Đạt tâm sự.


Lúc đi học, bạn bè cùng trang lứa đặt cho Đạt biệt danh theo tên của chàng cầu thủ người Anh cao nhất thế giới là “Peter Crouch”. Chàng cầu thủ này với chiều cao 2,01m nhưng so với Đạt vẫn còn kém 2cm. Vật dụng phục vụ sinh hoạt cho Đạt cũng phải hơn người khác về kích thước.

Toàn bộ hệ thống cửa trong nhà đều được nâng lên mức 2,5m. Nằm ngủ trên giường dài 2m nên lúc nào Đạt cũng phải nằm xéo. Riêng giày dép, quần áo mỗi khi mua sắm là một cực hình. Bàn chân của Đạt dài 30cm. Riêng chiều dài quần đối người bình thường chỉ may khoảng 1 – 1,1m nhưng với Đạt thì quần phải may 1,5m.

Anh Dương Tiến Đạt.
Anh Dương Tiến Đạt.

Đoàn Nhựt Nam

Sáng 5/7/2014, tại hội đồng thi trường THPT Tam Phú (Q.Thủ Đức), sau khi kết thúc bài thi môn Hóa, hình ảnh Đoàn Nhựt Nam (18 tuổi, quê H.Gò Công Đông, Tiền Giang) rời khỏi trường đã thu hút nhiều ánh mắt nhìn bởi chiều cao lên đến 2m của Nam.


Đoàn Nhựt Nam, quê Gò Công Đông (Tiền Giang) có chiều cao khiến nhiều người ngưỡng mộ vì Nam cao tới…2m. Cô Bùi Thu Hà, mẹ Nam cho biết: “Nam bị bệnh về tuyến yên, đã qua phẫu thuật 2 lần nên thân hình cháu bất thường như vậy”. Với chiều cao khá đặc biệt và có phần hơi vướng víu nhưng Nam không cảm thấy tự ti, mặc cảm. Suốt 12 năm học, Nam đều nỗ lực học tốt và cố gắng nhiều cho kỳ thi đại học quan trọng.

Đoàn Nhựt Nam
Đoàn Nhựt Nam

Chị Lê Thị Ánh Hồng

Chị Lê Thị Ánh Hồng trú tại xã vĩnh hậu A, huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu). Sinh ra trong gia đình có 5/10 người được gọi là người khổng lồ vì chiều cao khủng của mình. Chị mang gene cao của mẹ là bà Trần Thị Láng (64 tuổi) cao 1,96m nên chị có chiều cao là 2,1m. So với chồng, chị có chiều cao vượt trội hơn hẳn.


Khi sinh ra , thấy chị Lê Thị Ánh Hồng có gương mặt và chân tay dài bất thường, bà mụ vườn phán đứa bé phải đem cho. Thêm phần vì cuộc sống quá khó khăn, sợ không nuôi nổi con nên mẹ chị đành đem chị cho một người quen. Học hết lớp 3, chị Hồng tìm về cha mẹ ruột rồi lớn lên lấy chồng thấp hơn mình 40 cm. Hai người như đôi đũa lệch nhưng cuộc sống đầm ấm và cũng như mẹ, chị Hồng ít khi cùng chồng hay một mình ra đường mà chỉ loanh quanh ngoài bìa rừng, mé biển để mưu sinh vì ngại tiếp xúc với mọi người do mặc cảm thân hình khổng lồ.

Ảnh chị Hồng và chồng chị.
Ảnh chị Hồng và chồng chị.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?